24/06/2018, 17:11

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 2 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 02 (Đề thi HSG lớp 12, Đắk Lắk, năm 2010 -2011) Câu 1 (3,0 điểm) Tóm tắt diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự hình thành Nhà nước Xô viết (từ tháng 2/1917 đến cuối năm 1920). Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng đó? Câu 2 (4,0 điểm) Có người đã nói rằng Thăng Long ...

ĐỀ SỐ 02

(Đề thi HSG lớp 12, Đắk Lắk, năm 2010 -2011)

Câu 1 (3,0 điểm)

Tóm tắt diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và sự hình thành Nhà nước Xô viết (từ tháng 2/1917 đến cuối năm 1920). Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng đó?

Câu 2 (4,0 điểm)

Có người đã nói rằng Thăng Long phi chiến địa, qua lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội theo em đúng hay sai? Vi sao?

Câu 3 (3,0 điểm)

Truyền thống yêu nước của Việt Nam được hình thành trên cơ sở nào? Nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến?

Câu 4 (4,0 điểm)

Việt Nam là một quốc gia địa dân tộc. Trong thời dựng nước và phát triển đất nước dưới chế độ phong kiến, mặc dù mỗi dân tộc thường sống trên những vùng đất khác nhau, nhưng sớm có ý thức đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của Tổ quốc
(SGK Lịch sử lớp 10 -Nâng cao, trang 219)
Em hãy trình bày những đóng góp của các dân tộc ít người về kinh tế – văn hóa và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Câu 5 (3,0 điểm)

Tại sao phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở nước ta đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản? Nội động cơ bản của khuynh hướng đó? Do tầng lớp nào khởi xướng? Vì sao?

Câu 6 (3,0 điểm)

Bản chất của toàn cầu hóa? Tại sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Tóm tắt diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga..,

– Giai đoạn 1 (từ tháng 2 – 8/1917):
+ Sự tồn tại song song hai chính quyền, chính quyền lâm thời tư sản và các Xô viết đại biểu công nông binh.
+ Lênin về nước. Luận cương tháng 4/1917.
+ Sự đàn áp của chính phủ lâm thời tư sản và kết thúc giai đoạn 2 chính quyền song song (4/7/1917).
– Giai đoạn 2 (từ tháng 7 – 11/1917):
+ Đảng Bônsêvích chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
+ Đầu tháng 10/1917, Lênin từ Phần Lan về nước, trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa.
+ Cuộc khởi nghĩa và tấn công Cung điện Mùa đông ở Pêtơrôgrát thành công vào ngày 7 — 11-1917, được coi là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười.

– Sự hình thành Nhà nước Xô Viết:
+ Đêm 7/11/1917, Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 11 tuyên bố chính quyền về tay nhân dân, thông qua sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất.
+ Đầu năm 1918, thành lập Hồng quân, Hiến pháp Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga được công bố, thủ đô chuyển về Mátxcơva.
+ Từ tháng 3/1918 đến cuối năm 1920, nước Nga Xô Viết đánh bại cuộc tấn công can thiệp của 14 nước đế quốc và bọn phản động trong nước, giữ vững nền độc lập của chế độ Xô Viết non trẻ.

* Ý nghĩa:
– Cách mạng tháng Mười đập tan ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, trên đất nước rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
– Cách mạng tháng Mười đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng và để quốc Nga, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Động và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây gắn bó mật thiết với nhau.
– Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa quốc tế trọng đại đối với sự phát triển của tình hình thế giới, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với phong trào công nhân và ảnh hưởng lớn lao đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Câu 2. Có người đã nói rằng Thăng Long phi chiến địa, qua lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội theo em đúng hay sai? Vì sao?

* Đây là câu nói không đúng với lịch sử của Thăng Long – Hà Nội:
Năm 1010, Lý Công uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La đặt tên gọi là Thăng Long. Từ đó đến nay trải qua 1000 năm Thăng Long — Hà Nội đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc đó là:
+ Thời kì nhà Trần với kế sách thanh dã, Thăng Long hai lần quân Nguyên – Mông vào nhưng chỉ vườn không nhà trồng(1258. 1285).
+ Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi gìành lại độc lập cho dân tộc một lần nữa Thăng Long Động Quan trở thành chiến địa chống gìặc ngoại xâm.
+ Tết Kỉ Dậu 1789, Thăng Long chứng kiện trận đánh thần tốc, táo bạo, bấtt ngờ của vụa Quang Trung quét sạch quân Thanh khởi bịờ cõi.
+ Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Hà Nội hai lần thất thủ trước họng súng của kẻ thùngày(1873, 1882).ngày . ngày.ngày{■• I ; ú
+ Năm 1946, Chủ tich Hồ Chí Minh đã kếu gọi toàn quốc kháng chiến, Hà Nội trải tìm của cả nước trở thành nơi Quyết tử cho tố quốc quyết sinh.
+ Năm 1972, để quốc Mĩ với âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt đã tiến hành ném bịom rái thâm Hà Nội 12 ngày đêm nhằm xoay chuyền cuộc chiến tranh. Quân và dân Hà Nội đã làm nên trận Điện Bịên Phủ trên không, buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán rút quân về nước.
==> Như vậy, câu nói Thăng Long phi chiến địa là không đúng, không phù hợp. Tuy nhiện đó là ước muốn của người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung không muốn có chiến tranh đô máu, mất mát, địau thương để xây dựng một Hà Nội, một Việt Nam hoà bình tươi đẹp.

Câu 3. Truyền thống yêu nước của Việt Nam được hình thành…

– Cơ sở hình thành:
+ Bắt nguồn từ tình cảm của con người đối với gia đình, cộng đồng.
+ Bắt nguồn từ quá trình lao động gian khổ để dựng nước.
+ Trải qua quá trình giao lưu trao đổi thường xuyên, lâu dài trên đất nước.
+ Bắt nguồn từ quá trình đấu tranh để giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc.
– Nét đặc trưng nhất:
+ Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc được xem là nét đặc trưng nổi bật nhất.
+ Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta thường xuyên phải đối mặt với giặc ngoại xâm.
+ Nhân dân ta đã đoàn kết, vượt qua gian khổ, hi sinh chiến đấu vì sự sống còn của dân tộc, vì độc lập tự do của Tổ quốc.
+ Từ trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, lòng yêu nước phát triển đến mức cao nhất.

Câu 4. a) Những đóng góp của các dân tộc ít người về kinh tế – văn hóa:

■ Kinh tế: Sớm tạo dựng một nền kinh tế nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi, làm nghề thủ công và lâm nghiệp:
+ Đồng bào đã sáng tạo ra nghề trồng lúa ở nương rẫy, biết dùng guồng chuyên nước vào ruộng, làm xe đạp nước, đắp đập giữ nước. Đất đai được khai phá, làng bản được thành lập, con người có điều kiện định cư lâu dài. Chăn nuôi gia súc phát
triển. Ở một số vùng, người ta đã biết chăn nuôi theo đàn. Nhiều lâm sản quý được khai thác. ( •
+ Các nghề thủ công cũng rất phong phú, địa dạng biết trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa, dệt thổ cẩm… Các nghề rèn, đúc kim loại, làm đồ gốm cũng đã đáp ứng được ít nhiều cho nhu cầu của người dân, phục vụ săn bắt, chiến đấu.
– Văn hóa: Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng. Tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán địa dạng, phong phú. Mỗi tộc người đều có những lễ hội riêng, đặc sắc.
+ Thơ ca dân gian rất phát triển xuất hiện nhiều sử thi. truyện thơ, dân ca vừa phản ánh các sự tích lịch sử, vừa ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người như hiếu thảo, thủy chung, nhân nghĩa, dũng cảm. Nghệ thuật ca múa phong phú với hàng loạt điệu múa, bài ca, có nhiều nhạc cụ độc đáo như đàn đá, đàn trưng, nh, sáo, khèn, cồng chiêng… Nhiều công trình nghệ thuật quý giá được xây dựng có giá trị lịch sử – văn hóa cao.
– Những thành tựu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên một Việt Nam giàu bản sắc văn hóa, địa dạng trong thống nhất.

b) Những đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc:

– Từ thời Văn Lang – Âu Lạc, các tộc người mạn Bắc đã chung lưng đấu cật trong kháng chiến chống quân xâm lược Tần, bảo vệ quê hương. Tinh thần đó được kế tục trong những cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc.
– Trong cuộc kháng chiến chống Tổng thời Lý, nhân dân các dân tộc thiểu số phía bắc Đại Việt đã góp phần quan trọng hoàn thành thắngngày lợi chiến lược tiến phát chế nhân và đánh bại quân Tổng ở chiến tuyến Như Nguyệt.
– Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần, nhân dân các dân tộc thiêu số đã cùng cả nước đánh gìặc, làm nên bịết báo sự tích anh hùng trên đường tiến quân hay rút lui của gìặc.
– Thế kỉ XV, khi quân Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân các tộc người thiêu số đã quyết không đội trịời chung cùng quân gìặcngày, tự động tồ chức cuộc chiến đấu, góp phần xứng đáng vào thắng lợi huy hoàng của khởi nghĩa Lam Sơn.
– Ba trăm năm sau, khi đất nước đã trải dài xuống phía nam, một lần nữa, các dân tộc ít người, đặc bịệt là các dân tộc ở Tây Nguyên và nam Trung BỘ, đã đi theo người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung, không chỉ đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị mà còn chiến đấu quyết liệt đánh tan quân xâm lược Thanh vào cuối thế kỉ XVIII, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc.

Câu 5. * Đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản vì:

– Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm làm cho đất nước bị suy yếu rồi mất độc lập. Đồng thời, những trào lưu mới từ bên ngoài vào, trào lưu tư tưởng tư sản đã hướng cho cách mạng Việt Nam đi theo khuynh hướng đó.
* Nội dung:
– Yêu nước gắn liền với thương dân, cứu nước gắn liền với duy tân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
– Thiết lập xã hội dân chủ, dân quyền theo thể chế dân chủ tư sản.
Phương pháp bạo động, cải cách; đấu tranh trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; lực lượng báo gồm các tầng lớp nhân dân.
* Khuynh hướng này do các sĩ phu yêu nước khởi xướng vì:
– Chế độ phong kiến đã thối nát, nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến thất bại…
– Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản…).
– Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX xuất hiện các giai tầng mới, là cơ sở xã hội tiếp nhận tư tưởng mới nhưng tầng lớp tư sản, tiểu tư sản còn nhỏ bé, yếu ớt, giai cấp công nhân số lượng còn ít, còn mang tính tự phát.
– Các sĩ phu yêu nước tiến bộ chuyển biến tư tưởng, nhận thức thấy muốn cứu nước, cứu dân phải gắn liền với duy tân và thay đổi xã hội, họ khởi xướng khuynh hướng cứu nước mới.

Câu 6. – Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

– Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức vì;
– Toàn cầu hóa thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
– Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu — nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn (kinh tế, tài chính, đến kém an toàn về chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia…
Như vậy, toàn cầu hóa vừa là thời cơ nhưng đồng thời là thách thức cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0