18/06/2018, 15:39

Đằng sau vụ giết người tại Woolwich

nghi phạm tấn công nói với một phụ nữ (ảnh BBC) “Chúng tôi phải chống lại họ vì họ chống chúng tôi. Nợ máu phải trả bằng máu. Tôi xin lỗi là phụ nữ phải chứng kiến cảnh này hôm nay, nhưng ở đất nước của chúng tôi phụ nữ của chúng tôi phải chứng kiến điều tương tự.” ...

130523004704_1

nghi phạm tấn công nói với một phụ nữ (ảnh BBC)

“Chúng tôi phải chống lại họ vì họ chống chúng tôi. Nợ máu phải trả bằng máu. Tôi xin lỗi là phụ nữ phải chứng kiến cảnh này hôm nay, nhưng ở đất nước của chúng tôi phụ nữ của chúng tôi phải chứng kiến điều tương tự.”

Rõ ràng 2 nghi phạm tấn công lính Anh rất có ý thức về hành vi và động cơ hành động, Họ cũng không chạy trốn cảnh sát.

Trước đó tại Mỹ vụ khủng bố Boston do anh em nhà Tsarnaev thực hiện, đến nay FBI vẫn chưa công bố chính thức động cơ hoặc ý nguyện thực sự của nghi phạm. Báo chí phương Tây cho rằng họ đã chuyển hướng sang hồi giáo cực đoan sau khi tiếp nhận các thông điệp sai lệch về thánh chiến Hồi giáo. 

Tuy nhiên rõ ràng động cơ của một số người khác không phải như vậy .

Bilal Abdulla là một bác sĩ Iraq, người đã tìm cách đánh bom London và sân bay Glasgow năm 2007.Tại phiên tòa, ông nói khá rõ ràng và mạch lạc về lý do ông trở nên cực đoan, đó là vì ông nhìn nhận người Anh và người Mỹ đã giết người nước ông chứ không phải là đã giải phóng đất nước ông khỏi tay một nhà độc tài.

Tư duy của các chiến binh thánh chiến dùng bạo lực bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau – nhưng một yếu tố phổ biến trong số những người đã có hành vi bạo lực vì động cơ chính trị là nguyên lý cơ bản rằng họ phản đối sự hiện diện của phương Tây tại thế giới Hồi giáo. Thỉnh thoảng khi những người Hồi giáo chính trị thuần túy nói tới sự hiện diện này, họ ý muốn nói tới ô nhiễm văn hóa – sự xuất hiện của những ảnh hưởng mà họ đặc biệt không muốn thấy. Nhưng đối với các chiến binh thánh chiến, sự hiện diện của binh lính mới là thực tế- và toàn bộ niềm tin đó nhắm vào việc nhìn nhận quân nhân, bất kể vai trò của họ là gì theo luật quốc tế, là kẻ thù của Hồi giáo.

Lập luận đó thường được hậu thuẫn bằng các hình ảnh rất cụ thể trên mạng cho thấy nỗi thống khổ của phụ nữ và trẻ em bình thường.

Tất cả những điều đó được tung ra để khơi dậy cảm giác giận dữ và thực tế bất công cháy bỏng – dạng bất công khiến người ta có thể được thuyết phục rằng cần phải làm một cái gì đó.

Nay, hầu hết những người cảm thấy bất công rõ ràng là sẽ chống lại nó qua các hình thức hòa bình. Vấn đề của khủng bố là cảm giác bất công trở thành bàn đạp cho những đảo lộn tinh thần trong tâm trí của một người vẫn cho rằng bạo lực vô tội vạ có thể tạo ra công lý. (BBC)

Những vụ việc phản ứng của phong trào hồi giáo cực đoan trong lòng phương tây đã và đang tiếp tục xảy ra mà ko có dấu hiệu hoặc bất kì giải pháp khả thi nào có thể xoa diệu. Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 với những hận thù Tôn giáo âm ỉ vẫn bục phát liên tục hàng ngày và tại mọi nơi trên thế giới không khác gì thời đại Thập tự Chinh cách nay hơn 10 thế kỷ.

Điều đó dấy lên câu hỏi làm thế nào để tránh Những cuộc thập tự chinh tôn giáo trong tương lai?

(tổng hợp từ BBC)

0