18/06/2018, 16:20

Đại Lược Về Quan Chế (bài 2)

PHẨM PHỤC – NGHI VỆ Hoàng đế tôn thân chi bảo thời Minh Mạng Nguyễn Thị Chân Quỳnh I – TRUNG QUỐC 1- Thời Thượng cổ – Ý nghĩa của triều phục đã có từ Nghiêu (2357-2257), Thuấn (2256-2208) : Triều đình là chỗ lễ nhạc, áo mặc là văn vẻ của thân thể, phô vẻ đẹp khiến ...

PHẨM PHỤC – NGHI VỆ

vhxh3BaoAnh2012012122214602

Hoàng đế tôn thân chi bảo thời Minh Mạng

Nguyễn Thị Chân Quỳnh

I – TRUNG QUỐC

1- Thời Thượng cổ – Ý nghĩa của triều phục đã có từ Nghiêu (2357-2257), Thuấn (2256-2208) : Triều đình là chỗ lễ nhạc, áo mặc là văn vẻ của thân thể, phô vẻ đẹp khiến danh phận khác nhau rõ ràng, không được lấn vượt.

Hoa văn :Thời Ngu Thuấn, áo trào ngũ sắc của vua quan đều có vẽ hình nhật nguyệt, tinh tú, hoa, điểu… gọi là “chương”. Thiên tử dùng 12 chương (6 chương vẽ trên áo, 6 vẽ trên xiêm), bầy tôi thì 5, 7 hay 9 chương, tùy phẩm trật.

Áo vua có hai con rồng, một con bay lên, một con bay xuống, áo Thượng Công chỉ có một con rồng bay xuống, đầu rồng cuốn lại nên gọi là “cổn y”. “Cổn y tú” có vẽ 9 hình : 5 hình trên áo (rồng, núi, chim trĩ, lúa, chén thờ vẽ con khỉ hay con hổ), 4 hình trên xiêm (rong biển, hột gạo, phủ, phất) (1).

Mầu sắc : Lã Thị Xuân Thu chép rằng thời xưa, “hành” nào đang thắng thì theo đó mà thay mầu quần áo, xe cộ. Ðời Hoàng đế hành Thổ thắng cho nên dùng mầu vàng (mầu của hành Thổ), đời Hạ Vũ, hành Mộc thắng nên đùng mầu xanh cũa hành Mộc (2).

2- Nhà Chu – Các lối y phục chế ra từ đời Hoàng đế (2698-2597) đến đời Chu (1134/22-247/2) mới hoàn bị, phân biệt kẻ quý người tiện rất phân minh : trên mặc áo, dưới mặc xiêm, có nhuộm mầu.

Tước Công có “cổn miện” (áo thêu rồng và mũ) thêu 5 thứ trên áo, 4 thứ trên xiêm.

Hầu, Bá có “tệ miện” (áo thêu chim trĩ và mũ) 3 thứ thêu trên áo, 4 thứ trên xiêm.

Tử, Nam có “xuế miện” (áo thêu cọp, khỉ, và mũ miện) 3 thứ thêu ở áo, 2 thứ thêu ở xiêm là “phủ” và “phất”.

Công Khanh có “si miện” (áo gai mịn và mũ) 2 thứ thêu trên áo (phấn mễ = phấn, gạo), xiêm thêu “phủ, phất.”

Ðại phu có “huyền miện”, áo đen, xiêm thêu “phất”.

“Huyền cổn” là áo bào đen thêu con rồng uốn khúc, và thêu búa mầu đen có lưỡi mầu sáng trắng (3).

* Chu Vũ Ðế (1134-1116) chế “bộc đầu quan”, loại mũ có bốn góc và hai cánh chuồn (4).

Lễ phục của thiên tử vẽ mặt trời, trăng, sao, núi, rồng, hoa kèm theo mũ, hia.

Áo – Ý nghĩa những hình vẽ, thêu, hay dệt trên áo vua quan :

mặt trời, mặt trăng, sao, lấy nghĩa soi sáng
núi = vững vàng

rồng = biến hóa

chim trĩ = văn hoa.

Xiêm :
tôn ri = một loài thú rất có hiếu
rau tảo = sạch sẽ

lửa = sáng tỏ

gạo trắng = nuôi người

phủ (búa) = quyết đoán

phất = cân nhắc, so sánh (5).

3- Nhà Tần (255-207) : Từ thiên tử đến nhân dân đều mặc đồ trắng, sư mặc áo thâm, đạo sĩ mặc áo vàng (6).

4- Nhà Tùy (589-618): Tùy Văn Ðế (581-604) mặc áo vàng (lấy hành Thổ sắc vàng tượng trưng cho đức của vua) từ đấy sắc vàng mới là mầu áo của vua và mầu vàng, để kính vua, không ai được mặc.

Thiên tử mặc sắc vàng, quý phái mặc sắc tía, bình dân mặc trắng (7).

5- Nhà Ðường (618-907) : Phẩm phục các quan văn võ :

tam phẩm trở lên áo trào vàng, tía ; đai ngọc

tứ phẩm áo đỏ sẫm ; đai vàng

ngũ phẩm áo hồng ; đai vàng

lục phẩm áo lục sẫm ; đai bạc

thất phẩm áo lục nhạt ; đai bạc

bát, cửu phẩm áo xanh (lam) sẫm ; đai đồng điếu

thường dân áo trắng ; dây lưng nạm đồng, sắt (8).

6- Nhà Tống (960-1279) : Buổi đầu theo nhà Ðường : ai làm quan mặc áo thâm, không làm quan mặc áo trắng.

Mũ – Triều phục có 3 thứ mũ : tiến hiền, điêu thiền, giải trãi.

Áo -Tam phẩm trở lên mặc sắc tía

ngũ phẩm trở lên mặc sắc đỏ
thất phẩm trở lên mặc sắc lục

cửu phẩm trở lên mặc sắc xanh (lam).

Cổ áo bẻ, tay rộng, dưới có đường lan can ngang.

Ðai, Hia bằng da đen.
Túi : Khi mặc phẩm phục đeo vào đai cái “túi ngư đại” thêu hình con cá bằng vàng (áo mầu tía), cá bạc (áo mầu đỏ) để phân biệt cao thấp (9).

7- Nhà Minh (1368-1644) :

a- Bổ tử quan văn :

nhất, nhị phẩm tiên hạc (ông tiên và con hạc) và chim trĩ

tam, tứ phẩm công, vân nhạn (nhạn bay trên mây)

ngũ phẩm nhạn trắng (bạch nhạn)

lục, thất phẩm cò và uyên ương, chim kê thốc

bát, cửu phẩm chim liêu, chim thuần, chim thước, hoàng ly

Ngự sử (giữ phép tắc) giải trãi (một giống thú rừng có một sừng thẳng ở giữa trán. Ðời cổ dùng nó húc người gian tà vì nó có linh tính phân biệt được người ngay kẻ gian).

b- Bổ tử quan võ :

Công, Hầu, Bá, Phò mã kỳ lân, bạch trạch

nhất, nhị phẩm sư tử

tam, tứ phẩm hổ, báo

ngũ phẫm con hùng (gấu), con bi

lục, thất phẩm con bưu (báo)

bát, cửu phẩm hải mã (10).

II – Việt Nam

A- Trước thời Nguyễn

Từ Lý, Trần về trước mũ áo vua quan thế nào không khảo cứu được.

1- Ngô Quyền : Sử chép : “Năm 959 Ngô Quyền xưng vương, đặt trăm quan, định phẩm phục, triều nghi” nhưng không ghi các chi tiết.

2- Nhà Ðinh : Sử chép :”Năm 975 Ðinh Tiên Hoàng định phẩm phục” nhưng cũng không có chi tiết.

3- Nhà Tiền Lê : Lê Ðại Hành lên ngôi, mặc “áo long cổn” dùng vóc đỏ, về sau áo mặc phần nhiều dùng vóc đỏ, mũ sức trân châu (11).

Năm 1006, Lê Long Ðĩnh, làm Giao-chỉ quận vương, xin vua Tống cho được dát vàng cả mũ áo, vua Tống y cho.

Ðặt lại quan chế, triều phục theo nhà Tống :

Áo :

Công khanh trở lên áo tía
ngũ phẩm trở lên áo đỏ

thất phẩm trở lên áo lục

cửu phẩm trở lên áo xanh.

Mũ :
nhất, nhị phẩm mũ tiến hiền
tam phẩm mũ điêu thiền

tứ, lục phẩm mũ giải trãi (12).

4- Nhà Lý : Buổi đầu đại khái nhà Lý noi theo chế độ nhà Tiền Lê.
Lý Thái Tông mới chế “mũ bát giác tiêu dao” bằng vàng (chưa rõ hình dáng).

1029 Vua Thái Tông định quy chế phẩm phục cho công, hầu, văn, võ : đi hia / giầy da vào chầu. Các quan phần nhiều trang sức, đeo cái túi hình con cá bằng lụa đỏ hay bằng vàng, như nhà Tống (13).

1045 Vua Thái Tông chế “xe Thái bình” dát vàng vào bồng la ngà (mui bành voi trên lưng voi) cho voi kéo.

1058 Vua Thánh Tông ngự điện Thủy-tinh, sai các quan đội “mũ phốc đầu” và đi hia mới cho vào chầu. Nghi lễ vào chầu có đủ cả mũ, hia bắt đầu từ đấy.

1124 chế lọng che mưa cán cong.

* Phẩm phục đời Lý, Trần, Lê, phần nhiều theo nhà Tống, mầu tía quý nhất(cho các quan).

Từ Lý Cao Tổ trở đi mới cấm dân không được mặc sắc vàng là mầu dành riêng cho thiên tử dùng.

Ðời Thái Tông, cung nữ dệt được gấm vóc, bèn đem hết gấm của nhà Tống trong Nội phủ bán cho quần thần may áo, quan từ ngũ phẩm trở lên được mặc áo gấm, từ cửu phẩm trở lên được mặc áo vóc, để tỏ vua không dùng riêng.

5- Nhà Trần : Năm 1301 vua Anh Tông định : quan văn võ đều đội mũ kiểu mới là “mũ chữ đinh” mầu đen (mũ nhà Minh, coi rất thô), thuộc quan thì “mũ toàn hoa” mầu xanh như cũ (có hai vòng vàng đính hai bên). Áo xiêm lấy kích thước làm chuẩn, quan không được mặc áo tay rộng, thuộc quan không được mặc xiêm.

1302 Cho các quan văn võ, nha lại, quân lính đều đội “mũ chữ đinh” sắc đen, thêm miếng lụa mầu tía xen biếc buộc chân tóc, bỏ thừa về đằng sau để phân biệt (14).

1304 Vương hầu tóc dài đội “mũ triều thiên”, tóc ngắn đội mũ trùm đầu.

1395/96 Ðịnh áo, mũ các quan :

Áo :

nhất phẩm mầu tía
nhị phẩm mầu đại hồng (đỏ sẫm)

tam phẩm mầu hoa đào

tứ phẩm mầu lục

ngũ phẩm đến thất phẩm mầu biếc

bát phẩm đến cửu phẩm mầu xanh

thường dân, người hầu, không phẩm hàm : mầu trắng.

* Cấm các quan không được dùng lối tay áo rộng, chỉ được dùng kiểu hẹp.
Nội thị không dùng xiêm, phải dùng váy mở / quần hai ống.

Phẩm phục nhà Trần không có túi thêu hình cá mà có hốt (15).

Mũ :

Vương, hầu đội mũ viễn du, tôn thất đội “mũ phương thắng” mầu đen.
Văn quan từ lục phẩm trở lên, tụng quan, đội “mũ cao sơn”, chánh phẩm dùng mũ sắc đen, tùng phẩm sắc xanh.

Ngự sử đài đội “mũ khước phi”.

Võ quan từ lục phẩm trở lên đội “mũ chiết xung”

thất phẩm dùng “mũ thái cổ”, tùng thất phẩm “mũ toàn hoa” (16).

* Theo An Nam Chí Lược :

a- Phẩm phục

– Mũ Áo :

Quốc chủ đội mũ “Bình thiên”, “Quyển vân” hay “Phù dung”, mặc “áo cổn y”, đeo “đai Kim long”, cổ áo đính là trắng hay bông trắng kết lại, khăn kết tua vàng và ngọc châu, phủ tấm vuông, tràng áo cong, tay cầm ngọc khuê.

Mũ của tước Vương chia ba bậc, mũ tước Hầu chia hai bậc, Minh tự một bậc, gọi là “mão Củng thần”, trên có đính con ong, con bướm bằng vàng, lớn nhỏ, nhặt thưa, tùy cấp bậc.

Thân vương mặc áo tía thêu kim tuyến, tước Hầu và Minh tự thêu chim phượng, cá.

Từ đại liêu ban trở xuống : “áo cổn”, “mũ miễn” đều có cấp bậc, Văn ban thêm con cá vàng.

Viên ngoại lang, Lang tướng : mũ miễn vàng bạc xen nhau.

Lệnh thư xá đến Văn hiệu thư lang : mũ miễn bằng bạc.

Các nội quan hầu cận : Thượng phẩm đội “mũ dương thường / dương đường” đính ong, bướm vàng, mặc phẩm phục ; Trung phẩm áo mũ sắc chế hơi giảm ; Hạ phẩm đội “mũ dương thường” tía, áo tía, không cầm hốt. Khăn của Thượng phẩm thường dùng nhung mầu tía xen biếc, làm 6 tua kết sau khăn, đai thắt ngang để tỏ vẻ quan quý ; Trung phẩm kết tua tía ; Hạ phẩm tua đen, khảm quanh bằng ngọc, vàng và đồi mồi, làm cho ra vẻ lạ.

* Từ vương hầu đến thứ dân thường mặc xiêm mầu huyền, cổ tròn, quần lụa trắng, thích đi giầy da.

Vương hầu lúc vào yết kiến quốc chủ không bịt khăn tỏ ý thân quý.

Bọn chức quan, tá chức đội khăn, áo tía, thắt đai xéo, không cầm hốt, chắp tay lạy quốc chủ.

Bình thường ở nhà đội khăn tầu, thường phục chuộng mầu trắng, người trong nước mặc đồ trắng cho là tiếm chế, duy phụ nữ thì không cấm về trang sức.

– Ðai lưng bằng da tê hay vàng tùy phẩm trật.

– Hốt bằng ngà voi (17).

b- Nghi vệ (1254 )

Từ tôn thất đến ngũ phẩm đều được đi kiệu (đầu đòn chạm phượng, sơn son), đi ngựa, đi cáng, võng ;

Tướng quốc đi kiệu đầu đòn chạm anh vũ, sơn then, lọng tía ;

Tam phẩm trở lên dùng kiệu đầu đòn chạm mây, lọng xanh vẽ mây ;

Tứ đến lục phẩm đi kiệu bình đính (mui bằng, đòn bằng đầu) ;

Ngũ phẩm trở lên dùng lọng xanh ;

Lục đến thất phẩm dùng lọng giấy đen ;

Người theo hầu từ 100 đến 1000 (18).

Quan phẩm cao hay thấp lấy số lọng mà phân biệt : khanh tướng dùng 3 lọng xanh, thấp hơn thì 2 lọng hay một lọng. Lọng tía chỉ tôn thất mới được dùng (19).

6- Nhà Hồ : Quý Ly ở Nhân thọ cung, mặc áo mầu bồ hoàng.

1404 Hán Thương cấm quan viên không được đi hia, phải đi giầy gai sống. Trước kia từ lục phẩm trở lên được đi hia. Dân thì không được dùng lụa nện tơ chín làm áo mặc (20).

7- Nhà Hậu Lê : Thái Tông mới chế mũ miện cho vua, sau không dùng nữa.

1436 cho quan võ đội “mũ cao sơn” như quan văn, trước đội “mũ chiết xung”.

1437 Xe kiệu đại giá của vua : “xe Ðại lộ”, xe voi, xe ngựa ; “kiệu Cửu long”, “kiệu Thất long”, xe bộ người kéo, cờ tiết mao, phủ việt, quạt vả, lọng ngũ phương và đội ngũ cưỡi ngựa …

1471 Bổ tử : Công, Hầu, Bá, Phò mã bổ tử thêu hình một con cầm (chim) ; quan văn võ, chánh phẩm thêu hai con. Mây, nước, núi, hoa, cây, chỉ mầu hay kim tuyến tùy ý (21).

1472 Vua Thánh Tông mỗi khi tế lễ, khánh tiết, mặc “áo long cổn”, “mũ miện” ; lễ thường triều (ngày mồng một và ngày rầm) mặc hoàng bào, đội “mũ xung thiên” (như “phác đầu” có hai cánh trỏ lên trời).

1488 Y phục tiếp sứ nhà Minh : Tất cả áo có cổ bằng gai tơ, sa, là, sắc xanh, dài cách đất 1 tấc, tay rộng 1 thước 2 tấc.

Triều phục kiểu mới dài cách đất 2 tấc, tay áo rộng 1 thước 3 tấc (22).

1499- Quy chế áo xiêm theo quẻ Càn Khôn. Mùa hạ áo vải, mùa đông áo cừu.

Thường triều : Từ tháng 10 trở đi dùng áo là tơ gai, tháng 2 trở đi dùng áo sa.

Gập ngày trực hay mưa gió, cho mặc áo sa vải bông, gai.

Ngày quốc kỵ mặc áo vải sa, không được mặc là, vóc hoa mầu, bổ tử thì mầu tối, không được dùng ngũ sắc.

Công, Hầu, Bá, quan từ tam phẩm trở lên “mũ phác đầu” hai cánh bằng sa đen hơi dài và to hơn quan văn khác, không được dùng “mũ dương đường” nạm hai cánh ; các quan khác, mũ theo kiểu cũ (23).

Khi tiếp sứ nhà Minh các quan được đi bít tất, hia ; trời tháng 10 rét nên được mặc áo tơ gai, không mặc áo sa.

1500 :

– Bổ tử:

Công, Hầu, hoàng thân kỳ lân
nhất, nhị phẩm Văn : tiên hạc Võ : sư tử

tam phẩm cẩm kê bạch trạch

tứ phẩm công hổ

ngũ phẩm vân nhạn báo

lục phẩm trở xuống bạch nhạn voi.

– Ðai bằng sừng con tê hoa, trang sức :
Hoàng thân bằng vàng
nhất, nhị phẩm bằng bạc

tam phẩm đồi mồi (24).

1653 Ðịnh kiểu y phục theo thứ bậc : Văn từ chức khoa đạo, Võ từ quận công, được mặc “áo thanh cát” đều có lá phù (bổ tử) đằng sau, ngoài ra không được tiếm lạm.
8- Lê Trung Hưng

a- Nghi vệ của Vua :

Lễ lớn (lên ngôi, tiến tôn…) vua đội “mũ xung thiên”, áo hoàng bào, đai ngọc. Thường triều thì “mũ tam sơn”, áo xanh huyền.

Nghi vệ : Khi lỗ bộ đại giá vua sắp ra thì trên lầu ba cửa đánh chuông trống, 4 người vút roi dẹp đường. Các cấm quân (Kim ngô vệ, Cẩm y vệ…) mũ dùng là gai đỏ (hàng quý), áo dùng vải thanh cát, một tay rộng; một tay hẹp, viền đỏ, nẹp trắng, cộng 560 người. Ðội đi đầu thì cờ nhật nguyệt, cờ ngũ phương, cờ thập nhị thần, cờ long vân, rồi đến 40 cái gậy (mạ) vàng, 40 cái kiếm (nạm) bạc, 20 con ngựa. Rồi đến 20 trấn điện tướng cầm dùi đồng, đội mũ là gai đỏ, áo gấm xanh, bổ tử thêu con voi, bít tất che đầu gối. Rồi đến 18 cái tàn vàng, búa lớn búa nhỏ bằng đồng hay sắt. Rồi đến đồng văn nhã nhạc, 1 trống cái, 1 tù và, 10 trống con, đàn sáo. Rồi đến 12 cái quạt cán ngà vẽ rồng, rồi đến 12 cái kiếm (nạm) vàng, rồi đến kiệu rồng, đội cầm gậy vàng, đội cầm cờ, đội cưỡi ngựa. Súng, giáo, đao, gươm đi hộ giá đằng trước, đằng sau là các đội Nội nhuệ, Thị tượng… từ Bình phiên tiến phát (25).

b- Nghi vệ của Chúa : Chúa mặc áo bào tía, “mũ xung thiên”, đai ngọc vào đại lễ (lên ngôi, tiến tôn), lễ triều hội chúa mặc áo tía, “mũ Tam sơn”. Khi yết lầu Kính-thiên thì đội “mũ bình đính”, mặc “áo thanh cát” mầu hỏa minh, lễ kỵ Thái miếu mặc áo thanh cát mầu hoa quỳ, lễ kỵ các vị đời gần thì “mũ bình đính”, áo vải thâm (26).

1730 Nghi vệ Phủ chúa : Sân trong sân ngoài đều có 8 lá cờ, khi đi ra thì bắn trước 3 tiếng súng, khi đi ngủ cũng thế. Khi đi bầy cờ hai bên để dàn đường.

Lỗ bộ phủ chúa : Cờ tiết mao của Ðại Nguyên soái thì dùng 12 tua thắt nút bằng kim tuyến, lọng hoa vẽ rồng 12 cái, lọng hoa tía 12 cái, quạt vẽ rồng 4 cái. Cờ tiết mao của Nguyên soái thì có 6 tua thắt nút bằng kim tuyến, tàn tía 6 cái, lọng đi mưa 6 cái, gậy sơn đỏ 300 cái.

Từ Trung-hưng, quân cấm vệ của vua chỉ có 10 đội hiệu, mỗi khi xa giá vua đi đâu thì quân của Bình phiên mới đi phù giá xong việc lại về. Lỗ bộ ở phủ chúa tuy chưa dám ngang với vua nhưng quân lính, khí giới quá nhà vua (27).

c- Thái tử – Thế tử

– Hoàng Thái tử mặc áo xanh, đội “mũ dương đường”, không dự ban chầu.

– Vương Thế tử (con trưởng của chúa) khi chầu vua đứng đầu ban, đội “mũ dương đường”, áo tía, bổ tử kỳ lân thêu kim tuyến, đai đính đá quý bịt vàng, hia tất.

Chầu phủ chúa đội “mũ ô sa” kết bằng tóc, thêu chỉ đen, đột nổi, áo thanh cát có lá phù đằng sau, dây thao kép xâu hạt ngọc và sức vàng (28).

d- Các quan : Phẩm phục, nghi vệ – Trịnh Căn (1705-9) định lệ :

1- Tước công (Hoàng tử, Vương tử, Tam Thái, Tam Thiếu tước quận công) : Vào chầu vua đội “mũ dương đường”, đằng sau có hai cánh chuồn dát vàng, áo sắc tía, bổ tử của Tam Thái thêu kỳ lân, của Tam Thiếu thêu bạch chương bằng kim tuyến, đai bằng ngọc bịt vàng, đi hia tất.

Vào phủ chúa đội “mũ ô sa”, kết bằng tóc, thêu chỉ đen lồi lên, áo lam xanh có vạt che đằng sau, đai dát vàng ngọc.

Nghi vệ đi đường : 1 lọng tía không có ngù rủ, vẽ mầu sắc hoa đỏ ;

1 quạt có ngù rủ, vẽ mầu sắc hoa đỏ ;

1 kiệu vuông, mặt ngoài sơn đen, đòn thếp vàng, không có ngù, lan can xung quanh kiệu dát ngà voi, mặt trong sơn son ;
Yên ngựa sơn son thếp vàng ;
5 người theo hầu.

Ðại triều : Vào chầu vua mặc áo sắc tía, “mũ cánh chuồn”, bổ tử Tam Thái là kỳ lân, Tam Thiếu là Bạch chương bằng kim tuyến, đai ngọc dát vàng, hia tất.

Vào phủ chúa : “mũ ô sa” thêu chỉ lồi lên, áo lam có vạt che đằng sau, giây lưng dát ngọc và vàng.

Nghi vệ : 1 lọng xanh

1 quạt có ngù rủ, đều vẽ mầu sắc, hoa đỏ ;

1 kiệu vuông sơn đen, 2 bành vẽ sặc sỡ, đòn thếp vàng, mặt trong sơn son ;

Yên ngựa sơn son thếp vàng ;

Bành voi mặt ngoài sơn đen, mặt trong sơn son.

2- Thượng thư hàm Tam Thái, Tam Thiếu (nhị phẩm) vào chầu đội “mũ cánh chuồn” áo tía, bổ tử thêu tiên hạc, đai dát sừng tê bịt bạc, hia tất.

Vào phủ chúa : “mũ ô sa”, áo lam có vạt che đằng sau, dây lưng dát ngọc.

Nghi vệ : 1 lọng ;

1 quạt mầu xanh có ngù rủ, vẽ mầu sắc hoa xanh ;

1 khăn chít đầu ;

1 kiệu vuông sơn đen, 2 bành thếp vàng, lan can sơn mầu hoa ;

Ghế trên voi mặt ngoài sơn đen, trong sơn son thếp vàng ;

Bành voi ngoài sơn đen, trong sơn son ;

Yên ngựa mầu tía thếp vàng ;

4 người theo hầu.

3- Thị lang (tùng nhị phẩm) : Vào chầu vua đội “mũ cánh chuồn”, mặc áo hồng, bổ tử thêu con gà, đai đồi mồi bịt bạc, hia tất.

Vào phủ Chúa : “mũ ô sa”, áo lam có vạt che đằng sau, dây lưng dát ngọc.

Nghi vệ : 1 quạt xanh có ngù rủ vẽ mầu sắc hoa xanh ;

1 khăn chít ;

Võng ba đòn sơn đen, đầu đòn sơn tía ;

Yên ngựa sơn tía thếp vàng ;

Ghế trên voi mặt ngoài sơn đen, dát vàng, trong sơn son ;

Bành voi ngoài sơn đen, trong sơn tía ;

2 người theo hầu.

4- Thừa Chánh Ðại Học Sĩ, Tế tửu, Thị độc … : Chầu vua đội “mũ cánh chuồn”, Ngự sử “mũ giải trãi” ; có tước dùng áo hồng, chưa có tước áo xanh, bổ tử con công, Ngự sử con giải trãi ; đai dát đồi mồi bịt bạc ; hia tất.

Vào phủ Chúa : “mũ ô sa”, áo lam, dây lưng dát ngọc.

5- Tự khanh, Tư nghiệp, Học sĩ, Thị giảng… : Chầu vua đội “mũ cánh chuồn”, chức Ðề hình “mũ giải trãi” ; có tước thì áo hồng, không có tước thì áo xanh hay lục, bổ tử con công, Ðề hình con giải trãi ; đai bằng gỗ kỳ lam dát thau ; hia tất.

Vào phủ Chúa : “mũ ô sa”, áo lam, dây lưng.

Nghi vệ : võng ba đòn sơn đen ;

yên ngựa sơn tía dát thau ;

Ði ngoài thành thêm một lọng xanh vẽ hoa xanh, có ngù rủ ;

Ghế bên ngoài sơn đen, trong tía ;

Bành voi ngoài sơn đen, trong tía ;

2 người theo hầu.

6- Hàn lâm Hiệu lý, Giám sát Ngự sử… : Vào chầu vua đội “mũ cánh chuồn” ; áo hồng hay xanh, lục ; bổ tử nhạn trắng ; đai dát gỗ liên hương bịt thau ; hia tất.

Vào phủ Chúa : như trên.

Nghi vệ : yên ngựa sơn đen thếp thau ;

đi ngoài thành 1 lọng xanh có ngù rủ ;

võng ba đòn, đòn dài toàn đen ;

1 người hầu.

7- Tu soạn, Giáo thụ, Ðồng Tri phủ, Ðồng Tri huyện, Tự thừa, Tự ban… : Chầu vua đội “mũ cánh chuồn” ; áo xanh hay đen, bổ tử hình con hạc ; đai dát sừng trâu bịt thau ; hia tất.

Vào phủ Chúa : “mũ ô sa”, áo lam có kết bông, dây lưng.

Ði ngoài thành được cưỡi ngựa, yên sơn đen thếp thau. Ðồng Tri phủ đi trong bản hạt được 1 lọng xanh có ngù rủ (29).

1720 Theo chế độ cũ các quan văn võ lớn nhỏ, lại viên, quân sĩ đều mặc áo thanh cát, đội khăn chữ đinh, không phân biệt. Nay quy định :

Hoàng thân, Vương thân : Xuân, Hạ áo sa tầu ; Thu, Ðông đoạn tầu, đều mầu trầm hương (mầu gỗ trầm). Ðội “khăn mã vĩ” Xuân, Hạ ; Thu, Ðông dùng đoạn mầu huyền.

Các quan từ nhất đến tam phẩm : Xuân, Hạ áo sa tầu ; Thu, Ðông đoạn tầu, đều mầu huyền. Quan văn đội “mũ lá kép” (khăn quấn nhiều tao), quan võ đội “mũ lá đơn” (quấn một tao).

Tứ phẩm tựa như trên, chỉ thay sa đoạn bằng hàng ta.

Nội giám đội “mũ bình đính”, có 6 cạnh.

Quan văn võ khi chấp sự hành lễ hoặc vào hầu Nội các : áo thanh cát, mũ sa thâm (ô sa) (30).

B – Nhà Nguyễn

1804 Ban “áo mãng bào” thêu rồng 4 móng cho bọn Nguyễn văn Trương, Phạm văn Nhân, Nguyễn Ðức Xuyên (áo của vua thêu rồng 5 móng).

* 1806 Gia-Longđịnh phẩm phục các quan văn võ :

a- Ðại triều

– Mũ :

Chánh thất phẩm trở lên : quan văn “mũ phác đầu tròn” (cánh chuồn), quan võ “mũ phác đầu vuông”. Trang sức : từ chánh nhất phẩm trở lên dùng cầu vàng thêm hai hốt vàng đều cao 6 phân trước sau đềumột hoa vàng, hai cánh viền bọc vàng, mặt trước đính giao long vàng vờn ngọc châu. Tùng nhất phẩm : cầu vàng thêm 2 hốt vàng cao 5 phân, trước sau đều một hoa vàng, hai cánh viền bọc vàng, trước sau đính giao long vàng.
(…) Tứ phẩm cầu bạc, trước sau hoa vàng, cánh viền bọc vàng

Ngũ phẩm cầu bạc, hoa bạc

Thất phẩm hoa bạc, cánh không viền bọc…

– Áo : Ðều cổ tròn :
Trên nhất phẩm áo bào tía
Chánh nhất phẩm đến tùng tam phẩm : mãng bào xanh lục hay lam, đen, tùy tiện.

(…) Chánh tứ phẩm áo hoa bào, mầu tùy ý

Chánh ngũ phẩm dùng sa đoạn, mầu tùy ý.

– Bổ tử – Văn : mây nhạn, Võ : báo vằn, nền đều mầu đỏ ; lục phẩm : nhạn trắng hay gấu, nền đỏ ; thất phẩm : cò, nền đỏ…
– Ðai – Thân mầu hồng :

Chánh nhất phẩm trở lên trang sức bằng vàng mặt chạm con mãng 4 móng, trước sau đều một con, Văn chạm tiên hạc, Võ chạm kỳ lân.
Tùng nhất phẩm và nhị phẩm : mặt đai chạm tiên hạc hay kỳ lân, trước sau một con, ngoài ra chạm hoa.

Tam phẩm trang sức vàng không chạm.

Tứ phẩm : đồi mồi mặt trước ba miếng, hai bên hai miếng dài bọc vàng, ngoài ra bọc bạc.

(…) Chánh thất phẩm : mặt sừng đen bọc bạc.

– Xiêm :
Nhất phẩm trở lên thêu tiên hạc, kỳ lân lẫn hoa đỏ.
Nhị phẩm : tiên hạc, bạch trạch hay kỳ lân, đều hoa đỏ.

Tam phẩm : cẩm kê, sư tử, đều lẫn hoa đỏ.

Tứ phẩm : sa, đoạn xanh, lục, tùy ý, hai bên hoa tròn nền đỏ, Văn thêu con công, Võ con hổ, đều viền gấm.

Ngũ phẩm dùng sa đoạn lục xanh, hai bên thêu hoa tròn, nền đỏ thêu mây nhạn, báo vằn, đều viền gấm.

Lục phẩm : nhạn trắng và gấu.

Thất phẩm : Văn thêu cò viền lụa mầu.

– Hia tất Chánh nhất phẩm trở lên : hia sắc đen, mũi vuông, bít tất viền gấm.
b- Thường triều :

– Mũ :

Trên nhất phẩm : Văn kiểu “Văn công”, trang sức bằng vàng, hai giải trang sức hoa vàng khảm hạt châu ; Võ kiểu “Hổ đầu” cầu mũ thêm hốt vàng cao 5 phân.
Tam, tứ phẩm : không hạt châu. Văn tứ phẩm mũ kiểu “Ðông Pha”, Võ “mũ Xuân Thu”, trước sau một hoa vàng, còn hoa và giao long đều bằng bạc.

Ngũ phẩm trang sức toàn bạc, đằng trước hai hoa, hai giao long, đằng sau một hoa, hai giao long.

Lục phẩm : trước sau một hoa, hai giao long.

Thất phẩm : Văn : “mũ Tú tài”, Võ : mũ buộc giải toàn bạc, trước sau một hoa, hai giao long.

Bát phẩm : toàn bạc, trước sau một hoa.

Cửu phẩm : một hoa bạc mặt trước.

– Áo :
Tam phẩm trở lên : sa, đoạn mầu xanh, lục, đen, tùy ý, thêu hoa cũng được. Cổ chéo mầu trắng.
Tứ phẩm đến cửu phẩm : sa, đoạn mầu như trên, cổ chéo.

– Bổ tử :
Nhất phẩm trở lên : nền vàng Văn : tiên hạc Võ : kỳ lân
Nhị phẩm nền vàng tiên hạc bạch trạch

Tam phẩm nền vàng cẩm kê sư tử

Tứ phẩm nền hồng công hổ

Ngũ phẩm nền hồng mây nhạn báo vằn

Lục phẩm nền hồng nhạn trắng gấu

Chánh thất phẩm nền hồng cò hổ con

Tùng thất phẩm nền xanh cò hổ con

Bát phẩm nền xanh gà lôi hải mã

Cửu phẩm nền xanh chim thuần tê ngưu.

– Xiêm :
Chánh thất phẩm trở lên : theo Ðại triều.
Tùng thất phẩm đến cửu phẩm : sa đoạn xanh, lục, tùy ý, viền lụa mầu, hai bên không thêu hoa tròn.
– Hia tất :

Chánh thất phẩm trở lên theo Ðại triều.
Tùng thất phẩm đến cửu phẩm : hia theo phép thường, tất viền lụa mầu (31).

* 1822 Thời Minh Mệnh :

Ðại triều : ngày mồng một và rầm ở điện Thái-hòa. Vua đội “mũ Cửu-long”, áo bào vàng, đai ngọc.

Thường triều : ngày 5, 10, 20, 25 ở điện Cần-chính. Vua đội “khăn Cửu-long” kiểu nhà Ðường, áo tràng vạt sắc vàng kiểu nhà Minh, bổ tử thêu rồng vàng (32).

1824 Các quan nếu có tội bị giáng, cách, phải nộp trả phẩm phục được cấp.

1825 Mũ áo Cử nhân : “Mũ Tú tài” đính một hoa bạc đằng trước, một đằng sau ; “y” bằng nam sa cổ chéo giao lĩnh, lót áo lụa trắng ; “thường” ; võng cân (khăn bịt tóc) ; hia ; tất.

1833- Bài ngà: Bắt đầu cấp thẻ bài cho các quan và biền binh ở kinh qua lại Ðại-cung-môn để tiện kiểm soát :

Tam phẩm trở lên : Văn thì Lục Bộ Thượng thư, Tham tri, Thị lang, Ðô sát viện, Tả Ðô Ngự sử, Ðại lý tự khanh, Thừa-thiên phủ Phủ doãn… ; Võ thì Ngũ quân Chưởng phủ, Vũ lâm doanh, Thần sách quân, Thủy quân Thống chế, Kinh thành Ðề đốc, Phúc long hầu… bài ngà dài 1 tấc 3 phân, rộng 8 phân.

Tứ phẩm : Văn thì Lục Bộ nha Lang trung sung Nội các, Thị độc Học sĩ, Tế tửu, Tư nghiệp, Thái thường Thiếu khanh… ; Võ thì Doanh quân, Vệ quân, Kiêu kỵ Ðô úy, Vệ úy… bài ngà dài 1 tấc 1 phân, rộng 7 phân.

Ngũ phẩm trở xuống : Văn Lục Bộ Viên ngoại lang, Chủ sự, Tư vụ, Giám sát Ngự sử, Nội các Hành tẩu, Thị độc, Biên tu, Tu soạn, Thái y viện Ngự y… ; Võ thì Suất đội, Hiệu úy… thẻ dài 1 tấc, rộng 6 phân.

Văn : Lục Bộ thư lại, Thái y viện Y Chánh và Phó… Võ có biền binh… thẻ bằng sừng dài 9 phân, rộng 5 phân (33).

Riêng Thị vệ vẫn có thẻ bạc hay thẻ ngà và Cẩm y, Vũ lâm đã có áo mặc riêng để phân biệt thì không cần cấp thẻ.

1836- Nghi trượng :

Tổng đốc : được dùng 2 tán trừu mầu đỏ, 2 tán trừu mầu lục, 2 quạt vẽ bằng lĩnh tía, 1 đôi cờ bằng trừu lam vẽ con phi hổ tô mầu, 3 đôi cờ các mầu, 5 đôi gậy đốc sắt, 5 đôi nghi đao, 2 biển “Hồi Tỵ” (tránh đường quan trẩy), 2 biển “Túc tĩnh” (im lặng, nghiêm kính), 1 kiệu, 4 lọng xanh.

Tuần phủ : 1 tán trừu đỏ, 1 tán trừu lục, 2 quạt xanh, 1 đôi cờ đỏ, 1 đôi cờ lục, 3 đôi gậy đốc sắt, 4 đôi nghi đao, 1 biển “Hồi tỵ”, 1 biển “Túc tĩnh”, 1 kiệu, 2 lọng xanh.

Bố chánh : 2 tán lụa lục, 1 đôi cờ đỏ, 1 đôi cờ lục, 2 đôi côn quang dầu đỏ, 2 đôi đao đeo, 1 kiệu, 2 lọng xanh.

Án sát : 1 tán lụa lục, 1 đôi cờ đỏ, 1 đôi cờ lục, 2 đôi côn quang dầu đỏ, 2 đôi đao đeo, 1 kiệu, 2 lọng xanh (34).

1845 Mũ áo

a- Mũ áo Ðại triều – Văn từ lục phẩm trở lên, võ từ tam phẩm trở lên (những phẩm trật ở dưới không có áo đại trào) :

Bào : áo có hai cánh diều cứng đính hai bên sườn, phía trên thắt lưng. Mầu cổ đồng, thiên thanh, cam bích (tía) dành cho nhất phẩm và chánh nhị phẩm ; mầu quan lục dành cho tùng nhị phẩm đến lục phẩm, mầu bảo lam (sẫm), ngọc lam dành cho tam phẩm đến ngũ phẩm (mầu sắc dùng lẫn lộn, không theo đúng luật lệ).

Thường : mầu đỏ dành cho nhất, nhị phẩm ; mầu xích (hồng) dành cho tam phẩm ; mầu bảo lam cho tứ phẩm ; quan lục cho ngũ phẩm, ngọc lam cho lục phẩm, ngọc thạch cho thất phẩm.

Mũ : từ nhất phẩm đến thất phẩm, quan văn chóp tròn, quan võ chóp vuông..

Khăn để bịt tóc trước khi đội mũ (võng cân)

Ðai cốt bằng tre bọc đoạn đỏ đính 18 miếng hình vuông, tam giác hay bầu dục bằng đồng pha vàng, 3 miếng giữa bọc vàng khảm hoa một miếng vuông, hai miếng hình bầu dục, những miếng kia bọc đồi mồi, dành cho quan từ nhất phẩm đến tứ phẩm.

Hốt : ba phẩm đầu bằng ngà, phẩm dưới bằng gỗ. Hình dáng giống nhau, trang sức tùy ý.

Miệt (tất).

b- Thường triều :

Y bao giờ cũng mầu xanh lam cho cả quan văn lẫn quan võ.

* Mũ áo Trạng nguyên (Thiệu-Trị 1) :

Mũ : kết bằng tóc, mặt trước đính một hoa bằng vàng, mặt sau một hoa bằng bạc, một cầu bằng bạc, thẻ bằng vàng dát ngang, hai cánh chuồn (lưỡng sí) xung quanh viền bạc.

Bào : bằng gấm bát ti, hoa to, mầu lục.

Thường bằng đoạn dệt hoa lam.

Xiêm bằng sa, đoạn dệt hoa, mầu lam.

Bổ tử nền lụa đỏ thêu bạch nhạn (chim trĩ trắng).

Ðai bọc đoạn đỏ thẫm, đằng trước đính một miếng bằng bạc mạ vàng và hai miếng đằng sau bọc bạc, cả ba miếng đều mặt khảm đồi mồi, 7 miếng khác bọc đồng dát sừng đen.

Hốt bằng gỗ.

Hia, tất (35).

1847 Ðịnh lại kiểu mẫu bổ tử :

Nhất giáp Tiến sĩ thêu con hạc, đám mây ;

Nhị giáp Tiến sĩ chim ở nước mầu trắng ;

Tam giáp Tiến sĩ cò / chim ở nước (36).

1855- Phục dụng :

Tam phẩm trở lên : Tùy ý dùng nhiễu, đoạn, the, lĩnh, các hoa thêu đồng mầu, kiểu dệt hình mây, mãng sà, phượng ổ tròn, lân, hạc, thủy ba (sóng) đều được. Chỉ cấm dùng sắc vàng, rồng 5 ngón (dành cho vua).

Tứ, ngũ phẩm, Phủ, Huyện, Châu trở xuống không được mặc nhiễu, đoạn dệt hoa, sa dệt hình mây, mãng sà, phượng ổ tròn, lân, hạc. Cho dùng hàng Trung quốc trơn bóng, sa dệt hoa.

Lục, thất phẩm : hàng Trung quốc trơn, sa dệt hoa, hàng nam dệt hoa các kiểu.

Bát, cửu phẩm và chưa có phẩm hàm như Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân, Tú tài, Giám sinh, Tôn sinh, Ấm sinh, Chánh tổng : cho dùng hàng nam dệt hoa, sa hoa Trung quốc, chỉ cho may áo tay rộng để làm lễ phục, các hàng Trung quốc khác đều cấm. Các thứ nhiễu, sa nam mầu đỏ không được may làm xiêm (37).

LƯƠNG BỔNG

Làm quan là một sứ mệnh. Một ông quan chân chính làm việc vì dân vì nước chứ không phải để làm giâu hay vinh thân phì gia. Lương bổng chỉ là tượng trưng, thường không đủ nuổi gia đình.

Lúc đầu chưa định nghĩa rõ ràng, chưa phân biệt lương với bổng và lộc, thí dụ :

1044 Lý Thái Tông thưởng những người đi đánh Chiêm Thành : từ lục phẩm trở lên được áo bào gấm, từ thất phẩm trở xuống được áo là (lụa). (SKTT, I, 224)

1067 Lý Thánh Tông cho hai viên quan Sĩ sư trong phủ Ðô hộ mỗi người 50 quan tiền bổng, 100 bó lúa cùng cá, muối ; ngục lại 10 người mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa, để nuôi dưỡng lòng thanh liêm. (KVTL, 132-CM, III, 86)

Ðời Lê làm quan không có lương bổng thường xuyên, đời Hồng đứd cấp điển lộc, đời Trung hưng cấp tiền gạo thay điền lộc. (Ðiền lộc thời Hồng đức, Thiên nam dư hạ tập : Hoàng tông, Quốc công thế nghiệp đưọc điền 400 mẫu, thổ 34 mẫu, ruộng vua ban 400 mẫu, bãi trồng dâu ban 100 mẫu, đầm ban trị giá 60 quan, ruộng tế tự 200 mẫu). (CM, XII, 16-7)

Hai chữ lương bổng thường đi đôi với nhau cũng như bổng lộc, và sử sách đôi khi cũng không phân biệt ý nghĩa rõ ràng. Nói chung thì có thể coi lương là số tiền công, tiền thù lao được lĩnh theo định kỳ hàng tháng, hàng năm ; bổng là tiền thưởng bất kỳ ; còn lộc cũng là để thưởng công, như ruộng vườn… được cấp để thu hoa lợi. Bởi sử sách thường chép không minh bạch nên bổng lộc cũng có khi trỏ vào tiền lương.

Dưới đây tôi tạm chia ra ba hạng lương, bổng, lộc như định nghĩa trên đây tuy cũng có những chỗ phải chép theo sử sách, mặc dầu thấy không ổn nhưng không dám tự quyết sửa lại theo ý mình hiểu.

1- Lương

Thời xưa lương được cấp, hay tính, bằng gạo, tiền, vải lụa, áo mặc… Vì lương chỉ tượng trưng nên thường chỉ đủ nuôi thân, và phải trông vào quà cáp, biếu xén của dân.

Có những ông quan thanh liêm đành để mặc vợ con buôn bán nuôi gia đình chứ nhất định không nhận của đút, quyết giữ lòng liêm chính. Thời xưa có ông quan trót ăn nhầm phải của đút, móc cổ nôn mửa ra. Thời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ nghèo quá, vua phải ban cho 10 nén bạc nhưng vì kính trọng nên kín đáo giấu bạc trong mười bánh trà ; Phùng Khắc Khoan chết không có của để lại khiến con cháu nghèo túng phải bán cả ảnh truyền thần đi.

Nhưng cũng có những ông quan tham nhũng, không chỉ trông vào tiền dân biếu xén để sống mà còn tìm cách đục khoét của dân để làm giầu, khiến dân gian phải ta thán.

Ca dao có câu :

Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đem là giặc, cướp ngày là quan !
(Ca dao)
Tam nguyên Yên Ðổ thì mỉa :
Tri phủ Xuân trường được mấy niên,
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ Y, chữ CHIẺU không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ TIỀN !
(Tú Xương, YDTX, 87)

Người Pháp sang đô hộ thường gập loại quan này nên nhiều người về viết hồi ký tỏ ý rất khinh thường quan lại Việt Nam cũng dễ hiểu.

1746 Thời Trung hưng các quan thường xuyên không có lương, phải trông vào kiện tụng. Nay có lệnh cấm dân không được tố cáo nhau nếu việc không cấp bách, tổn hại để bớt việc kiện tụng nhưng cũng không thay đổi được thói quen. (CM, XVIII, 41)

1812 Trước cấp lương bổng từng tháng, nay :
Từ nhất đến tam phẩm : mỗi năm cấp hai kỳ
Từ tứ phẩm đến thất phẩm : mỗi năm cấp 4 kỳ
Bát, cửu phẩm: cấp hàng tháng. (IV, 171-2)

1814 Tri huyện từ Quảng bình vào Nam, cấp hàng tháng 4 quan, 3 phương gạo, áo mát mỗi năm 10 quan. (IV, 236)

1831 Quan chức bị cách, truất làm lính chuộc tội, mỗi tháng cấp một phương gạo. (X, 302)

1875 Lương nhân viên Quốc sử quán :
Toản tu trước 5 quan, tăng lên 8 quan
Biên tu : 3 quan lên 5 quan
Ðằng lục 1, 50 quan lên 2 quan. (XXX, III, 182)

1887 Lương tùy phái mỗi tháng :
Chưa có phẩm hàm : 1 quan, 1 phương gạo
Từ thất đến cửu phẩm : 3 quan, 1 phương gạo, 15 bát gạo
Từ lục phẩm trở lên : 6 quan, 2 phương gạo. (XXXVII, 324)

1890
Kinh lược đại sứ mỗi tháng được 600 đồng
Tham tá được 100 đồng. (ĐN điển lệ, 237)

1900 Lương tháng :
Tổng đốc : 800 quan = 300 đồng 30
Tuần phủ : 600 quan = 100 đồng
Bố chánh : 500 = 83 đồng
Án sát : 400 quan = 60 đồng
Ðốc học : 300 quan = 50 đồng
Tri phủ : 220 quan = 36, 67 đồng
Giáo thụ : 100 quan = 16, 67 đồng
Huấn đạo : 40 quan = 6, 67 đồng
Chánh cửu phẩm : 25 quan = 4, 17 đồng
Lính canh : 12 quan = 2 đồng
Lính lệ : 10 quan. = 1, 67 đồng (ĐN điển lệ, 243- 47, 237-39)

2- Bổng

Bổng là tiền thưởng hoặc tiền cấp thêm những khi túng thiếu. (X, 330-1) nhưng Từ điển Ðào Duy Anh lại giảng bổng là “tiền lương của quan lại”, lộc là “bổng lộc”. Tóm lại là “lương, bổng, lộc” đã được sử sách dùng lẫn lộn.

Theo Quan Chức Chí thì đời Lý các quan đều không cấp bổng. Quan trong thì bất thần vua thưởng, quan ngoài thì cho thu thuế ruộng đất, hồ ao. (QCC, 71)

1044 Lý thái Tông thưởng người đi đánh Chiêm thành có công :
từ lục phẩm trở lên : áo bào gấm
từ thất phẩm trở xuống : áo là (lụa).
Cho quản giáp, chủ đô và người thu thuế : phàm dân đinh nộp thuế công, ngoài 10 phần được lấy riêng một phần làm bổng lộc, gọi là “hoành đầu”. (KVTL, 132)

1477 Người kiêm chức ngang phẩm thì cấp bổng theo chức nhiều việc ; người chức thấp kiêm chức cao thì theo chức kiêm mà giảm dần xuống đến phẩm của mình, tùy công việc nhiều ít mà định cấp ; người chức cao mà hành chức kém thì theo chức hành mà tiến dần lên đến phẩm mình. Quan trong chỗ nhiều việc thì tiến lên hai bậc, việc vừa thì tiến một bậc, ít việc giảm từ một, hai bậc đến năm bậc.(SKTT, III, 259-60)

1477 Tuế bổng (gọi theo KVTL, CM gọi là quan lộc, SKTT gọi là lộc / bổng lộc) :
Thái tử 500 quan
Thân vương 200 quan
Tự Thân vương 140 quan
Quận công 120 quan
Quốc công 127 quan
Tước hầu 113 quan
Tước bá 106 quan
Phò mã đô úy 92 quan
Chánh nhất phẩm 80 / 85 quan
Tùng nhất phẩm 74 quan
Chánh nhị phẩm 68 quan
Tùng nhị phẩm 62 quan
Chánh tam phẩm 50 / 56 quan
Chánh cửu phẩm 16 / 17 quan
Tòng cửu phẩm 14 quan
Nha môn ít việc 2 đến 12 quan tùy việc nhiều ít. (QCC, 72, SKTT, III, 359)
(KVTL, 133-CM, XII, 8-9)

3- Lộc

Lộc để nêu công, tùy công nhiều ít mà cấp lộc điền để cho hưởng hoa lợi.

1477 – Ðiền lộc thời Hồng đức (Thiên nam dư hạ tập)

a- Hoàng tôn :

Tước công : thế nghiệp (ruộng cấp cho được hưởng cả đời con cháu) điền 400 mẫu, thổ 34 mẫu, ruộng vua ban 400 mẫu, bãi trồng dâu ban 100 mẫu, đầm ban trị giá 60 quan tiền, ruộng tế tự 200 mẫu.
Tước hầu : thế nghiệp điền 300 mẫu, thổ 30 mẫu, ruộng ban 260 mẫu, bãi dâu 80 mẩu đầm trị giá 40 quan, ruộng tế tự 160 mẫu.
Tước bá : thế nghiệp điền 200 mẫu, thổ 28 mẫu, ruộng vua ban 230 mẫu, bãi dâu 70 mẫu, đầm trị giá 30 quan, ruộng tế tự 140 mẫu.

b- Các quan tước công, hầu, bá, không ban thế nghiệp thổ còn thì tương tự như Hoàng tông.

Chánh nhất phẩm chỉ ban thế nghiệp thổ 18 mẫu, không ban thế nghiệp điền, ruộng ban 100 mẫu, bãi dâu 30 mẫu, ruộng tế tự 70 mẫu.
Chánh nhị phẩm : thổ 14 mẫu, ruộng 60 mẫu, bãi dâu 15 mẫu, ruộng tế tự 50 mẫu… (CM, XII, 16-7)

1785 Thời Cảnh hưng mới cấp dân lộc cho Tham tụng, Bồi tụng :

– Ngụ lộc :
Tham tụng được 2 xã, 200 quan, 350 bát gạo
Bồi tụng được 1 xã, 100 quan,300 bát gạo.
Các quan giảng nghĩa sách cho Thế tử (con trưởng của chúa) :
Tả Tư giảng được 1 xã, 60 quan, 300 bát gạo
Hữu Tư giảng được cấp 1 xã, 40 quan, 250 bát gạo.

– Sứ lộc :
Chánh sứ được một xã, 120 quan, 300 bát gạo, 50 mẫu điền lộc
Phó sứ : 1 xã, 100 quan, 250 bát gạo, 45 mẫu điền lộc
Tùy tùng : 6 mẫu quan điền. (KVTL, 141-2 – CM ,XIX, 50)

4 – Dưỡng liêm

Tiền dưỡng liêm để giúp c

0