23/05/2018, 15:42

Đặc tính sinh học của cây khoai tây

Vài nét giới thiệu về cây khoai tây Khoai tây có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, là cây lương thực quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mỳ, lúa nước và ngô. Hiện nay khoai tây được trồng ở nhiều vùng trên thế giới. Do có thời gian sinh trưởng ngắn (80 – 100 ngày); Dễ trồng, cho năng suất cao (có thể tới 5 – ...

Vài nét giới thiệu về cây khoai tây

Khoai tây có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, là cây lương thực quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mỳ, lúa nước và ngô. Hiện nay khoai tây được trồng ở nhiều vùng trên thế giới.

Do có thời gian sinh trưởng ngắn (80 – 100 ngày); Dễ trồng, cho năng suất cao (có thể tới 5 – 30 tấn củ/ha). Hàm lượng dinh dưỡng cao. Sản phẩm khoai tây được sử dụng rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế khoai tây được trồng với diện tích lớn đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Ở Việt Nam khoai tây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Tây Nguyên. Vùng có điều kiện thuận lợi và cũng là vùng sản xuất khoai tây chủ yếu của nước ta là vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ.

Đặc điểm các giai đoạn sinh trưởng của cây khoai tây

Thời kỳ ngủ nghỉ

Thông thường củ khoai tây mới thu hoạch không có khả năng mọc mầm; Ta gọi đó là hiện tượng ngủ nghỉ.

Thời kỳ ngủ nghỉ dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào giống bên cạnh đó các yếu tố tác động bên ngoài như sự chà sát cơ giới, tác động của hoá chất cũng là yếu tố tác động đến thời kỳ ngủ nghỉ.

Sau khi hết thời kỳ ngủ nghỉ, hoặc khi được xử lý phá ngủ củ khoai tây mới có khả năng mọc mầm. Củ khoai tây thời kỳ ngủ nghỉCủ khoai tây thời kỳ ngủ nghỉ

Thời kỳ mọc mầm

– Đây là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ phát triển của cây khoai tây.

– Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này là mầm ở các mắt củ phát triển dần thành cây con.

– Khả năng và tốc độ mọc mầm phụ thuộc vào các yếu tố:

Chất lượng củ giống: củ giống to, khoẻ, hết thời kỳ ngủ sinh lý, củ không bị xây xát, thối hỏng mọc mầm nhanh, mầm khoẻ và đều.

Điều kiện nhiệt độ môi trường: nhiệt độ thuận lợi cho củ khoai tây mọc mầm khoảng 22 – 30°C. Nhiệt độ thấp cây chậm mọc mầm.

Độ ẩm đất: đất có độ ẩm vừa phải (khoảng 80 – 85%) thuận lợi nhất cho quá trình mọc mầm. Nếu đất quá khô mầm mọc chậm. Đất quá ẩm củ dễ bị thối

– Củ non mọc mầm kém hơn củ thu hoạch đúng tuổi.

– Nhiệt độ ấm áp, đủ ẩm củ mọc mầm nhanh, khoẻ.

– Các mầm ở phần đỉnh củ mọc nhanh và khoẻ hơn mầm ở phần gốc củ.

– Trong một mắt củ, mầm ở giữa sẽ mọc mầm trước.

– Trên một củ, các mầm mọc trước thường phát triển nhanh hơn và ức chế các mầm ở gốc. Khi mầm này bị gãy các mầm khác sẽ có cơ hội phát triển. Củ khoai tây thời kỳ mọc mầmCủ khoai tây thời kỳ mọc mầm

Thời kỳ hình thành tia củ

Cây khoai tây hình thành tia củ rất sớm (ngay từ thời điểm sau mọc 15 – 20 ngày).

Thời kỳ hình thành tia củ kéo dài 30 – 45 ngày tuỳ thuộc vào giống, thời vụ trồng và chế độ chăm sóc.

Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ này là 17- 20°C, độ ẩm đất 70 -80%, thời gian chiếu sáng ngày ngắn và dinh dưỡng đầy đủ, đất tơi xốp, thoáng. Mầm phát triển thành cây conMầm phát triển thành cây con

Thời kỳ thân củ phát triển

Tiếp sau hình thành tia củ là thời kỳ tia củ phình to. Chất dinh dưỡng được vận chuyển về củ làm củ lớn nhanh.

Nhiệt độ ngày và đêm càng chênh lệch cao thì càng thuận lợi cho sự phát triển của củ. Thời kỳ này kéo dài 25 – 30 ngày tuỳ thuộc vào giống.

Sự phát triển của củ diễn ra thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ thấp, ánh sáng ngày ngắn, đất đủ ẩm và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Vì thế, thời vụ trồng thích hợp, chăm sóc (tưới nước, bón phân) đầy đủ có ý nghĩa lớn trong việc tăng năng suất khoai tây. Củ khoai tây thời kỳ phát triển mạnhCủ khoai tây thời kỳ phát triển mạnh

Cây khoai tây có đặc điểm: củ phát triển hướng lên trên. Nghĩa là trong quá trình lớn lên, củ có xu hướng lộ dần ra trên mặt đất.

Vì thế biện pháp vun xới lấp kín củ là rất cần thiết ở thời kỳ này để đàm bảo đất tơi xốp đồng thời làm cho củ không bị lộ ra không khí gây tình trạng “lục hoá” (hiện tượng vỏ củ chuyển thành màu xanh), giảm giá trị thương phẩm
của củ.

0