“critical thinking” lÀ gÌ? vai trÒ cỦa “critical thinking”
“CRITICAL THINKING” LÀ GÌ? Tính từ của “critic” là “critical” thường mang nghĩa phê phán, phê bình.. nên cụm “critical thinking” thường được người Việt Nam dịch là “tư duy phê phán”, “tư duy phản biện”. Cách đây 2000 ...
“CRITICAL THINKING” LÀ GÌ?
Tính từ của “critic” là “critical” thường mang nghĩa phê phán, phê bình.. nên cụm “critical thinking” thường được người Việt Nam dịch là “tư duy phê phán”, “tư duy phản biện”.
Cách đây 2000 năm, Socrates đã tiếp cận và nhận ra sự tồn tại của Tư Duy Phản Biện. Nhưng phải đến khi John Dewey – nhà triết học, tâm lý, giáo dục người Mỹ đưa ra định nghĩa sâu sắc về vấn đề này, nó mới được biết đến rộng rãi.
Theo một khái niệm khái quát nhất, được thừa nhận nhiều nhất thì "Tư Duy Phản Biện là một phạm trù chỉ sự suy luận theo lối mở, không bị hạn chế, số lượng các giải pháp là không giới hạn, bao hàm cả việc xây dựng các điều kiện, các quan điểm và ý tưởng đúng đắn để đi đến kết luận vấn đề".
Hiểu một cách đơn giản hơn thì tư duy phản biện chính là một quá trình tư duy nhằm chất vấn lại các giả định hay giả thiết nào đó. Người ta dùng nó để chứng minh một nhận định nào đó là đúng hay sai, từ đó đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề.
VAI TRÒ CỦA “CRITICAL THINKING”
- Tư Duy Phản Biện là nhân tố thúc đẩy cá nhân phát triển toàn diện.
Người có Tư Duy Phản Biện sẽ mạnh về các mặt dưới đây:
- Khả năng Quan sát
Quan sát ở đây không phải chỉ là nhìn mà là phải hiểu. Từ hoạt động quan sát bên ngoài, người có Tư Duy Phản Biện sẽ nhận ra được bản chất ẩn chứa phía trong. Nó bắt nguồn từ việc mỗi sự vật, hiện tượng đều có tính 2 mặt. Và Tư Duy Phản Biện sẽ giúp chúng ta nhìn được mặt mà ít người lưu tâm.
- Tính tò mò, ham khám phá
Sau khi hiểu được bản chất của vấn đề, người có Tư Duy Phản Biện sẽ xem xét chúng ở nhiều góc độ khác nhau. Họ liên tục đặt ra những câu hỏi liên quan, đặc biệt là những câu như Tại sao? Làm thế nào? Quan trọng nhất là không đi theo suy nghĩ lối mòn của xã hội mà sẽ có những chính kiến riêng của mình. Đồng thời, họ cũng luôn chủ động tìm kiếm câu trả lời để đưa ra những quyết định chính đáng cuối cùng.
- Tư duy logic
Tư duy logic sẽ giúp kết nối các mắt xích lại với nhau. Tư duy logic bổ trợ cho Tư Duy Phản Biện và ngược lại. Có tư duy logic, chúng ta nhìn nhận sự việc rõ ràng và có tính hệ thống hơn. Từ đó, nó giúp cho quá trình lập luận, giải quyết vấn đề trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Tư Duy Phản Biện thì giúp xem xét, đánh giá vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra các mối liên quan mật thiết giữa chúng.
- Kỹ năng ra quyết định
Ra quyết định là một quá trình bao gồm các giai đoạn: Gọi tên vấn đề - Xác định đối tượng liên quan – Tìm nguyên nhân – Đưa ra giải pháp – Tổ chức thực hiện. Khi bạn đã có đầy đủ các phân tích, đánh giá cần thiết, bạn sẽ đưa ra được quyết định chặt chẽ và chính xác, giảm tính rủi ro khi thực hiện.
- Bản lĩnh, tự tin
Người có Tư Duy Phản Biện đặc biệt luôn "hoài nghi" với các sự vật hiện tượng, đặc biệt là những thứ mới gặp lần đầu. Đứng trước một người lạ, chưa tin tưởng được họ sẽ soi xét kỹ hơn, không dễ bị mắc lừa hay rơi vào những tình huống dở khóc dở cười do thiếu tinh thần cảnh giác. Không chỉ thế, khi đánh giá một vấn đề, họ sẽ không bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân (bất kể tiêu cực đến đâu) mà luôn đặt bản thân đứng ở một vị trí khách quan, hợp lý.
Trẻ có tư duy phản biện sẽ dễ dàng thành công trong học tập và công việc
- Tư Duy Phản Biện là yếu tố quan trọng để thành công.
- Trong học tập
Tư Duy Phản Biện sẽ giúp học sinh học tập một cách chủ động và tích cực hơn. Thay vì đọc – chép kiểu thụ động thông thường, các em sẽ được thôi thúc tìm tòi, khám phá những kiến thức bổ ích và cần thiết. Việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn hẳn. Bên cạnh đó, do bản thân luôn luôn phải đào sâu suy nghĩ, các kỹ năng sáng tạo, lập luận, phân tích… cũng trở nên nhạy bén và xuất sắc hơn. Lượng kiến thức tiếp thu tuy nhiều, sâu nhưng lại không hề vất vả, căng thẳng.
- Trong công việc
Thế kỷ 21 được cho là kỷ nguyên dựa vào kỹ năng mà ở đó, tư duy đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Tư duy phản biện chính là kỹ năng giúp phân biệt người lãnh đạo và kẻ theo gót. Những người lãnh đạo thường có khả năng nhận định, phân tích, lập luận vượt trội và nhìn xa trông rộng hơn những kẻ nối gót. Bộ não của họ liên tục vận động, suy nghĩ, dự tính để tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề trong cuộc sống.
Nếu muốn thành công trong kinh doanh, Tư Duy Phản Biện lại càng cần thiết. Bởi nó giúp cho chúng ta đánh giá được vấn đề, nhận ra những tiềm năng mà đối thủ không nhìn thấy, và chớp lấy những cơ hội thông qua những quyết định đúng đắn.
Bài viết đem lại thông tin về vai trò của “critial thinking” (Tư duy phản biện) trong cuộc sống. Hi vọng bạn đọc có thể vận dụng “critial thinking” vào cuộc sống!