Outlet là gì? mẹo mua hàng tại các cửa hàng outlet
Outlet là gì? Outlet (tiếng Anh) là một thuật ngữ để chỉ loại cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng tồn kho, hàng giảm giá. Được coi là một loại hình mua sắm rất phổ biến trên thế giới, nhằm "giải quyết" nhanh lượng hàng qua mùa của những nhãn hiệu tên tuổi với giá rất mềm. Ở nước ngoài, Outlet ...
Outlet là gì?
Outlet (tiếng Anh) là một thuật ngữ để chỉ loại cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng tồn kho, hàng giảm giá.
Được coi là một loại hình mua sắm rất phổ biến trên thế giới, nhằm "giải quyết" nhanh lượng hàng qua mùa của những nhãn hiệu tên tuổi với giá rất mềm. Ở nước ngoài, Outlet thường là những chuỗi cửa hàng tầm trung, chuyên bán các loại đồ hiệu chính cống "giạt ra" từ các trung tâm mua sắm thông thường với giá cả thấp hơn từ 30% - 70%. Hàng hóa ở đây chủ yếu đã qua mùa, hoặc bị lỗi không đáng kể (vì hàng mắc lỗi lớn đã bị QC bỏ ra từ khâu sản xuất khá nghiêm ngặt)...
Cửa hàng Outlet tại Mỹ
Tại Mỹ, outlet được hiểu là các cửa hàng bán lẻ trực tiếp sản phẩm do chính công ty sản xuất ra đến thẳng tay người tiêu dùng, không qua các cửa hàng trung gian hay đại lý phân phối trong các mall, siêu thị... Chính vì thế, ai cũng dễ dàng nhận ra sản phẩm trong các cửa hàng outlet đều là hàng hiệu, nhưng giá bán bao giờ cũng rẻ hơn so với giá ở các cửa hàng bình thường từ 30% trở lên.
Vào những dịp như lễ Tạ ơn, Giáng sinh, Phục sinh, hoặc cuối mùa như tháng 4 (mùa xuân), tháng 8 (hè chuyển sang thu), tháng 11 (thu chuyển sang đông)… đa số cửa hàng trong những khu outlet thường có thêm các chương trình giảm giá đặc biệt hơn nữa, có khi đến 70 - 80% giá gốc của sản phẩm hoặc BOGO (Buy One Get One - Mua một tặng một).
Sản phẩm được bán tại các cửa hàng outlet cũng rất đa dạng về chủng loại từ mắt kính, vali, quần áo, giày dép hiệu Coach, Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Gymboree, J.Crew, Lacoste, Levi's, Nike, Polo Ralph Lauren, Tumi, Bally, Salvatore Ferragamo, Samsonite, Kate Spade, Micheal Kors và Sunglass Hut... cho tới hàng điện tử như Bose, Altec Lansing; thực phẩm chức năng như GNC, Vitamin World… hay các sản phẩm làm bếp như nồi niêu, xoong chảo...
Dù giá rẻ hơn so với mua sắm ở các trung tâm nhưng sản phẩm thời trang được bán tại các outlet thường lỗi mốt (out of date) hoặc bán theo mùa. Do đó, chủng loại thường không phong phú bằng các cửa hiệu thông thường (store) hoặc các nhà phân phối lớn (mall) như Macy’s, Nordstrom, Sears…
Việc đi mua sắm ở outlet còn tùy thuộc vào sự khó tính hay không của người mua sắm. Hoặc là người mua sẽ cảm thấy khó chịu về những chiếc áo sao chẳng giống nhau y đúc. Hoặc sẽ cảm thấy sung sướng khi tiết kiệm được tới 60% giá tiền vì mua được chiếc áo cùng nhãn hiệu so với giá gốc hay sản phẩm cùng loại được nhập khẩu, bán tại Việt Nam. Tôi từng mua chiếc áo Lacoste tại Tanger Outlet mall với giá 45 USD, còn chiếc cùng loại đang bán tại Việt Nam có giá hơn 4 triệu đồng. Dĩ nhiên, hàng khuyến mãi thường thiếu size hoặc thiếu các màu mình thích.
Lý do người tiêu dùng chọn hàng outlet:
Lý do rất đơn giản: “Outlet” là các cửa tiệm bán lẻ trực tiếp sản phẩm do chính công ty sản xuất ra đến thẳng tay người tiêu dùng, không qua các cửa hàng trung gian. Chính vì thế, ai cũng dễ dàng nhận ra rằng sản phẩm trong các tiệm “outlet” đều là “hàng hiệu” (brand name), nhưng giá bán tại đây bao giờ cũng rẻ hơn so với giá ở các cửa hàng bình thường, trung bình từ 30% trở lên. Thêm vào đó, dù nền kinh tế tuột dốc, mọi chi phí cần phải cắt giảm, nhiều người vẫn chỉ muốn “xài hàng hiệu”.
Mẹo mua hàng outlet
Outlet không phải là nơi “lừa đảo” và bạn cũng không phải từ bỏ sở thích đi mua sắm tại đây. Dạo chơi ở Outlet vào một ngày Chủ nhật đẹp trời cũng đáng để chúng ta dành thời gian cho nó. Đặc biệt với chúng ta, những khách du lịch tới Mỹ hay các nước châu Âu thì cũng nên trang bị cho mình kiến thức trước khi lạc vào Outlet với bạt ngàn cửa hàng đi 1 ngày dường như không hết. Tại Mỹ, ngành công nghiệp trị giá 17 tỷ USD này ngày càng phát triển được là nhờ người tiêu dùng luôn muốn được mua các món hàng giá hời. Do đó cũng không có gì khó hiểu khi ngày càng nhiều người tìm mọi cách để kiếm lợi từ Outlet.
Với các "tín đồ" mua sắm, bạn hãy “nằm lòng” các mẹo nhỏ sau đây:
- Hiểu về giá trị của số tiền bỏ ra: Cho dù bạn đã phải lái xe 45 phút hay mất phí cho một chuyến taxi tới Outlet, nếu không tìm thấy món đồ nào bạn yêu thích thì cũng nên bước đi. Đây chính là chiến lược về địa lý mà các Outlet đã tính đến bởi không ít người luôn “bần thần” về việc đã mất công tới Outlet rồi nhưng lại không mua được món đồ nào. Tuy vậy, đừng nên ném tiền qua cửa sổ chỉ vì muốn “bù đắp xứng đáng” cho chuyến đi của mình.
- Kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng: Bạn hãy kiểm tra thật kỹ kiểu dáng, đường kim mũi chỉ, những lỗi có thể có. Bạn cũng nên kiểm tra giá niêm yết dựa trên chất liệu so với giá tại cửa hàng, và kiểm tra nguồn gốc sản xuất của món hàng. Nghiên cứu của tạp chí Comsumer Reports cho thấy 77% người mua không thể phân biệt được món hàng tại Outlet so với hàng chính thức tại cửa hàng. Người tiêu dùng thông minh là nên kiểm tra thường xuyên giá tại cửa hàng với món đồ mình thích trước khi tới Outlet để nhận thấy được sự khác biệt.
- Nghiên cứu trước: Nếu bạn muốn mua một chiếc quần sooc của Nike thì trước hết nên kiểm tra giá trực tuyến tại cửa hàng để có thể so sánh với giá tại Outlet. Mức giảm đôi khi không tuyệt như bạn nghĩ đâu, đặc biệt khi mà món hàng đó chất lượng còn kém hơn hàng chính thức.
Trên đây là một số thông tin về hàng outlet. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!