Cif là gì? giải thích ý nghĩa và cách tính cif
Cif là gì? Cif là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng , viết tắt của: Cost, Insurance, Freight (Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí). Cụm này được viết gắn liền với tên cảng. Ví dụ: CIF Singapore. Rủi ro chuyển giao ở đâu? Cif có nghĩa là sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người ...
Cif là gì?
Cif là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng, viết tắt của: Cost, Insurance, Freight (Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí). Cụm này được viết gắn liền với tên cảng. Ví dụ: CIF Singapore.
Rủi ro chuyển giao ở đâu?
Cif có nghĩa là sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện CIF:
- Rủi ro chuyển giao xuất phát ở cảng xếp hàng, không phải ở cảng dỡ.
- Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.
- Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì vậy khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, tức là có tổn thất xảy ra, bên người mua là người đứng ra đòi bảo hiểm.
Như vậy, khi áp dụng điều kiện giao hàng CIF người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.
Giá CIF là gì?
Giá CIF chính là giá tại cửa khẩu của bên nhập (giá này đã bao gồm chi phí bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa tới cửa khẩu của bên Nhập).
Xuất khẩu CIF là người bán (người xuất khẩu) phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng.
Cách tính CIF
Quá trình chuyên giao từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu nhưng nếu dọc đường đi, hàng hóa bị hỏng hoặc thất thoát, bạn phải làm gì?
Đương nhiên là cần dự tính và mua bảo hiểm cho hàng hóa, CIF sẽ trả lời cho bạn, từ đây thấy rõ CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm.
Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R)
Lưu ý với CIF
Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch.
Để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm
Khi làm thủ tục hải quan nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó. Thực tế hoàn toàn khác, như trên đã nói, người bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.
Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu lại thực hiện theo phương thức khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo giá FOB, khi nhập khẩu họ lại nhập khẩu theo giá CIF. Điều này vừa đem lại những lợi ích và thiệt hại cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về cif. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!