24/05/2018, 10:51

Có phải ăn thức ăn có nhiều đường thì dễ bị đái tháo đường?

Ảnh minh họa Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa hydratcarbon gây tăng đường máu, kèm theo các triệu chứng khát nhiều, đái nhiều, sút cân và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới thì bệnh đái tháo đường được khẳng định ...

Ảnh minh họa

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa hydratcarbon gây tăng đường máu, kèm theo các triệu chứng khát nhiều, đái nhiều, sút cân và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới thì bệnh đái tháo đường được khẳng định khi bất cứ ở một thời điểm nào trong ngày nếu bệnh nhân có:

Glucose huyết tương trên 11,1 mmol/l(200mg/dl) hoặc

Glucose huyết tương lúc đói trên 0,7 mmol/l (126mg/dl).

Có 2 type đái tháo đường:

Đái tháo đường type I là do tế bào beeta của tụy mất khả năng tiết insulin. Bệnh bắt đầu phát triển từ bé, sau 2 tuổi đã bị bệnh thì có khả năng di truyền. Đái tháo đường type I là một bệnh nguy hiểm vì gây nhiều biến chứng vi mạch ở mắt, thận, các chi, cùng với thoái hóa dây thần kinh ngoại biên.

Đái tháo đường type II: thường xẩy ra âm ỉ do khả năng tiết insulin của tụy giamt từ từ và do hiện tượng kháng insulin ở hệ cơ bắp gây hạn chế chuyển hóa glucose và tăng đường huyết. Đa số người bệnh đái tháo đường type II thường béo quá mức nên còn gọi là đái tháo đường thể béo. Đái tháo đường type II thì khả năng tiết insulin của tụy cũng giảm và giảm dần theo kiểu lão hóa tế bào beeta, người trên 45 tuổi mắc đái tháo đường type II. Như vậy thức ăn có nhiều đường không phải là nguyên nhân dẫn tới đái tháo đường, song những người ngoài 40 tuổi thì không nên ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn rán quá béo vv.. vì đái tháo đường tybe II xẩy ra âm ỉ, sự thiếu hụt Insulin từ từ và nếu ăn như vậy sẽ làm cho bệnh diễn biến ngày càng nhanh hơn.

0