Cơ chế bay của tàu vũ trụ trong không gian - Câu hỏi hay
Phi thuyền bay trong không gian (nơi môi trường chân không) bằng cách nào? Xin cảm ơn. Phi thuyền Trung Quốc trở về trái đất / 15 máy bay đón phi thuyền trở về Theo ...
Phi thuyền bay trong không gian (nơi môi trường chân không) bằng cách nào? Xin cảm ơn.
Theo tôi được biết thì cơ chế bay của máy bay trên trái đất (nơi có không khí) là dùng phản lực, tức là đẩy không khí ở phía sau máy bay giúp nó tiến về phía trước. Còn trong môi trường chân không như ngoài không gian thì lấy không khí đâu ra mà đẩy?
Theo định luật bảo toàn động lượng (định luật III Newton) gọi khối lượng của tên lủa là M, khối lượng nhiên liệu nó mang theo là m.khi tên lửa đốt cháy hết nhiên liệu thì giả sử nó sẽ xả toàn bộ m nhiên liệu nó mang theo về phía sau.Vì ban đầu hệ đứng yên nên có v=0 ==> động lượng P=0 (P=mv).Lưu ý là P và v là đại lượng véctơ,phải có mũi tên trên đầu.
Khi tên lửa phun m(kg) nhiên liệu về phía sau với vận tốc v,thì tên lửa cũng bay với vận tốc V về phía trước.Theo định luật bảo toàn động lượng thì động lượng của hệ tàu và nhiên liệu trước khi bay và khi đang bay là bằng nhau và bằng 0,nên ta có:
P(tàu)+P(nhiên liệu)=0 (1)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu,ta có:
(1) M.V-m.v=0
V=mv/M
Như vậy ta có tàu sẽ bay về phía trước (chiều dương) với vận tốc V,và nhiên liệu bị đẩy về phía sau (chiều âm)với vận tốc v.
Nói ngắn gọn là theo định luật bảo toàn động lượng thì khi đẩy nhiên liệu về phía sau thì tên lửa sẽ phải bay về phía trước để động lượng của cả hệ bằng 0
Các tên lửa đẩy hoạt động ngoài khí quyển đều dùng nhiêu liệu rắn (hỗn hợp gồm chất oxi hóa, nhiêu liệu, chất xúc tác, chất kết dính v.v...) và nhiêu liệu lỏng (Hydro + Oxy) hai loại nhiên liệu này kg cần không khí cũng có thể cháy đc. Nhiêu liệu rắn dùng lúc phóng tên lửa là động lực chính để tàu vũ trụ bay lên, nhiêu liệu rắn một khi đã "bật" (cháy) thì không thể dập tắt đc, chỉ tắt khi cháy hết và vỏ của nó sẽ tách ra khỏi tàu vũ trụ rơi trở lại trái đất và thường đc tái sử dụng. Nhiên liệu lỏng dùng để điều hướng và bay trong không gian (loại này điều khiển được, bật tắt đc).
- Còn 1 cách khác để bay trong không gian là dùng trợ lực hấp dẫn (swing-by hay gravity assist) lợi dụng lực hấp dẫn của các hành tinh để bay trong vũ trụ mà không cần nhiệu liệu. Nhờ cách này mà Tàu Voyager 1 đã bay ra ngoaì hệ mặt trời và đang di chuyển với tốc độ khoảng 18km/s nhờ "nhiên liệu" hấp dẫn. Kể từ khi phóng năm 1977 nó đã bay 36 năm. Do xa mặt trời nên nó sử dụng 1 lò phản ứng hạt nhân plutoni để phát điện cho các thiết bị điện tử/ - (Nguyễn Hà)
bạn có 2 sự nhầm lẫn ở đây rồi. Thứ nhất, máy bay PHẢN LỰC thì cơ chế bay mới là phản lực, còn máy bay bình thường ko có cơ chế bay là phản lực. Thứ 2, cơ chế phản lực ko phải là "đẩy không khí ở phía sau máy bay giúp nó tiến về phía trước" mà là đẩy không khí đc nén và đốt TRONG MÁY BAY ra.
Chính vì 2 sai lầm này mà bạn ko biết rằng tàu vũ trụ bay bằng phản lực. Hơn nữa, trong vũ trụ hầu như ko có lực cản nên chỉ cần năng lượng ban đầu là tàu vũ trụ có thể duy trì trên quỹ đạo tong thời gian dài (mà ko cần tốn thêm năng lượng) - (h.a.)
Xin chào bạn
Động cơ phản lực hoạt động là nhờ
1. Vận tốc khí xả lớn
2. Khối lượng khí xả lớn (nhiên liệu biến thành không khí)
Nhờ 2 yếu tố đó mà sinh ra phản lực đẩy tàu đi.
Trên Trái Đất, máy bay dùng nhiên liệu lỏng, không khí đi vào bị đốt sinh ra khí xả. Ngược lại, tên lửa cũng như tàu không gian dùng nhiên liệu rắn, chỉ cần đốt là cháy, không cần không khí vào. Đó là lý do tại sao không cần không khí tàu vẫn bay được, chỉ cần động cơ tạo ra lực đẩy là được.
Mình có thể giải thích hơi khó hiểu, mong các bạn góp ý chỉnh sửa
Thân - (Minh Hoàng)
Ở ngoài chân không, vì không có lực hút của trái đất và lực ma sát với không khí nên không cần năng lượng tàu vẫn có thể di chuyển với tốc độ không đổi. Ví như khi ở ngoài vũ trụ, bạn ném 1 hòn đá chẳng hạn, nếu không gặp 1 vật cản hoặc bị lực hấp dẫn của hành tinh khác thì nó sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi. - (Hoàng Vũ)
cái mà anh hiểu chỉ đúng cho máy bay trực thăng , tàu thủy ! máy bay phản lực và tàu vũ trụ là nó dùng nhiên liệu đốt trong => nóng => nở ra => áp suất tăng mạnh => phụt khí ra sau và tạo 1 phản lực do khí đốt vừa ra khỏi khoang đốt tác dụng ngược lại máy bay , chứ không phải do không khí bên ngoài tác dụng ngược lại máy bay !
tóm lại ở đây cái mà tạo phản lực lại cho tàu vũ trụ hay máy bay phản lực là khí nóng vừa ra khỏi buồng đốt chứ không phải không khí bên ngoài !
"máy bay phản lực , tàu vũ trụ" và "máy bay trực thăng, tàu thủy " hoạt động cùng nguyên tắc phản lực nhưng lại khác nhau về vật phản lực ! - (phu)
Trong môi trường không gian chịu lực hấp dẫn của tái đất vô cùng bé cộng với là môi trường chân không nên không có lực ma sát, tàu vũ trụ bay với vận tốc đạt đước từ môi trường khí quyển vào môi trường chân không sẽ được bảo toàn vận tốc và giữ nguyên vận tốc, không cần động cơ đẩy như trong không khí. - (Anh)
theo mình : giữa máy bay phản lực và phi thuyền đều dùng động cơ phản lực, vậy tại sao máy bay phản lực không bay ra không gian như phi thuyền, điều khác biệt:
- máy bay phản lực dùng không khí trong khí quyển đốt cháy nhiên liệu tạo ra phản lực đẩy
máy bay về phía trước .
- còn phi thuyền thì họ đêm theo khí oxi .đốt cháy nhiên liệu .
vậy khác biệt duy nhất là máy bay phản lực dùng không khí tồn tại có sẵn trong khí quyển còn phi thuyền thì phải mang theo . - (Bao Le)
Thoát khỏi lực hút của trái đất, phi thuyền tự bay theo quán tính mà không cần một lực đẩy nào khác. - (thang)
Bay bằng cách tống khứ dần những phần phía sau. - (Hoang Thanh)
chào bạn, phi thuyền và trạm không gian bay lơ lửng được là do nó bay lòng vòng quanh trái đất với vận tốc khoảng 11.2km/s. do bay vòng nên sẽ có lực ly tâm cân bằng với lực hút của trái đất giúp cho phi thuyền giữ nguyên trạng thái, hay nói cách khác là không ra xa hơn cũng không rơi xuống trái đất. - (Nnguyen Hai)
hạt vật chất tồn tại mọi nơi trong vũ trụ,vì vậy ngoài không gian tàu vũ trụ lấy lực phản từ các hạt bạn à - (thien tri ha)
Nguyên tắc lực và phản lực là nếu có một lực F1 thì sẽ có một lực F2 ngược chiều và cùng cường độ. Máy bay cánh quạt dùng cánh quạt để đẩy không khí ra đàng sau nên tạo phản lực hướng phía trước và kéo máy bay tiến lên. Máy bay phản lực lại khống đẩy không khí mà chính động cơ phản lực phụt ra luồng khí ra sau (lực) và tạo phản lực đẩy máy bay tiến lên, do vậy vẫn bay được trong môi trường chân không ( nếu động cơ phản lực không cần sử dụng oxy trong môi trường để đốt nhiên liệu-chẳng hạn tên lửa vũ trụ có mang theo oxy để đốt nhiên liệu hydro) - (Lê văn Dương)
Không nhất thiết là có không khí thì mới bay được. Bạn cứ đọc Định luật 3 Newton thì sẽ rõ. - (ola)
Một số bạn đã nhầm lẫn "Vũ Trụ" và "Chân không" rồi !
Vụ trụ là không gian bên ngoài trái đất ở khoảng cách xa trái đất mà không còn chịu tạc dụng của lực hút trái đất! Chân không là một môi trường không có không khí. Môi trường chân không có thể có bất cứ nơi đâu! Ở vũ trụ vẫn có không khí, chỉ là không có Ô xi để con người thở và không có lớp Ô zon để ngăn tia cực tím do mặt trời phát ra, Nên khi ra ngoài vũ trụ con người phải có bình khí ô xi để thở giống như người nhái. Và phải có áo chuyên dụng ngăn được tia cực tím không bị cháy da!
Động cơ cánh quạt là dùng quạt đẩy gió về phía sau để máy bay bay về phía trước, Động cơ thường chạy bằng xăng, có nhiều kiểu cánh cánh quạt:
1/ Cánh quạt to của trục thăng đẩy thẳng xuống đấy để máy bay bay lên thẳng rồi sau đó hời nghiên về phía sau để sinh lực đẩy ra sau cho máy bay tiến về phía trước. Với máy bay trực thăng chiến đấu, khi xuất phát nhanh phi công cho cánh quạt lớn nghiên ra sau để lên xéo luôn cho nhanh.
2/ Cánh quạt vừa cho các bay bay cố 1 cánh quạt trước mũi, các mát bay có 2 hoặc 4 cánh quạt trên 2 cánh lớn hai bên.
3/ Cánh quạt của các máy bay lớn (dân dụng) gồm nhiều cánh nhỏ trực tiếp với động cơ và có vỏ bao bên ngoài. Tốc độ quay rất lớn, tạo ra lực đẩy gió về phía sau lớn hơn 2 kiểu cánh qạt kia.
Còn động cơ phản lực là phản ứng cháy trong lò sinh ra nhiều khí và phục về phía sau báy bay (phi thuyền, tên lữa) tạo ra phản lực đầy báy bay (phi thuyền, tên lữa) về phí trước giông như đạn nổ đẩy đầu đạn bay ra vậy! nhiêu liệu chấy không cần ô xi bên ngòai (đã có thành phần ô xi triong bản thân nhiên liệu) nên có thể cháy ngoài vũ trụ (nơi không có ô xi)
Nếu ở vũ trụ mà là môi trường chân không thì không thể bay bằng động cơ phản lực hay động cơ quạt được vì không có không khí để là điểm tựa cho lực đẩy!
Ở trên vũ trục phi hành gia di chuyển ngoài không gian bằng máy khí nén đeo trên lưng, họ xịt khí ra để đẩy họ đi!
Các bạn lên mạng tìm hiểu thêm nhé! có nhiều và đẩy đủ lắm!
Chào!
- (ngo manh hoa)
các con tàu vũ trụ bao giờ cũng có các bình năng lượng dự trữ để bay trong không gian, các bình đó chứ hidro, o xi "trong trạng thái rắn" khi bay ra ngoài không gian nó sử dụng các bình đó cho đến khi cạn kiệt, còn lại bay theo quán tính, và lực hút của các hành tinh trong hệ mặt trời theo ý đồ của người điêu khiển dưới trạm điều hành mặt đất. - (Già Ham Vui)
Coi phim Gravity đi sẽ biết bay thế nào - (Million)
trước đây phi thuyền sử dụng lực đẩy lớn để ra ngoài không gian , lực quán tính của trái đất khiến con tàu tăng tốc trong một quãng đường nhất định , để đi xa hơn ví dụ như các vệ tinh thì họ thường sử dụng lực hút của các hành tinh để có thể tăng tốc bằng cách bay tiệm cận với các quỹ đạo hành tinh đó . Bạn sẽ hỏi làm sao để có thể chỉnh bánh lái để lái tới những quỹ đạo đó thì thường họ sử dụng nhiên liệu rắn hoặc lỏng ( đại loại là 1 chất có áp suất cao ) rùi đẩy qua hướng các vùi phun đặt xung quanh vệ tinh hay tàu du dành đó để chỉnh hướng cho thiết bị. Điểm yếu là động cơ này lực đẩy nhỏ và có giới hạn . Công nghệ mới nhất là động cơ ion , được chuyển hoá từ năng lượng mặt trời thành năng lượng ion (động cơ này bạn tìm hiểu goole sẽ được rõ hơn ) , rùi cũng đc làm phản lực để đẩy tàu và định hướng . Loại động cơ này lực đẩy tức thời thì không mạnh nhưng có thể sử dụng liên tục và lâu dài , do trong môi trường này ko có ma sát nên vận tốc của con tàu đó đuợc tăng dần đều liên tục ! Mong là mình đã trả lời dc phần nào thắc mắc của bạn ! chúc mọi người vui vẻ ! - (Nguyen Viet Anh)
Vì trong vũ trụ ko có không khí cho nên nhiên liệu của tàu vũ trụ phải được trộn sẵn không khí đó bạn à. - (Hùng)
cũng là phản lực nhưng phản lực có được nhờ chính không khí sau khi đốt nhiên liệu của tàu thải ra - (Hải Nokia)
Động cơ phản lực tuân theo định luật bảo toàn động lượng, lượng khí đốt cháy được thổi ra phía sau thì tàu được đẩy về phía trước nên tự nó đẩy nó chứ không cần ngoại lực bên ngoài. Do đó động cơ phản lực có thể hoạt động trong môi trường chân không! - (Bá Linh)
giải thích đơn giản là nó sẽ bắn nhiên liệu vật chất về phía sau và tàu sẽ hình thành vận tốc về trước, công thức vecto(m0.v0)=vecto(m1.v1)+vecto(m2v2), đơn giản như xả 1 vòi nước mạnh thì cái vòi có xu hướng bị đẩy vì hướng ngược lại hướng xả, máy bay phản lực bay ở Trái Đất cũng dùng nguyên lý như vậy chứ không có chuyện " không có không khí lấy gì mà đẩy ". - (Thanh Hon)
Cơ chế "phản lực" không phải ra đẩy không khí ở phía sau máy bay mà giúp nó tiến về phía trước đâu bạn ạ. "Phản lực" ở đây dựa trên định luật bảo toàn mô-men, khi mà vật chất (nhiên liệu đã bị đốt cháy) bị thổi ra một phía thì hệ thống tạo ra lực thổi sẽ được đẩy theo hướng ngược lại, và điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào "không khí ở phía sau máy bay". Cho nên phi thuyền bay trong không gian cũng dùng động cơ phản lực. - (A)
môi trường không trong lực chứ không phải là không có không khí đâu you!! - (Hung Phan)
Trời. Động cơ phản lực vẫn sử dụng được trong môi trường ngoài không gian mà. Động cơ ngoài không gian đâu phải dùng cánh quạt như máy bay đâu mà sử dụng nhiên liệu đốt mà. - (Hana Pham)
O ngoai khong gian o moi truong khong co khong khi thi tau vu tru dung dong co tên lửa ban a. Nguyen tac hoat dong cua dong co ten lua la dung phan luc. Ban co the tham khao them vat ly lop 10 THPT de biet chi tiet hon - (khoa)
Theo mình biết thì khi tàu vũ trụ bay ra khỏi tầng khí quyển thì nó sẽ bay tiếp với vận tốc khi ra khỏi tầng khí quyển. Tức nó bay theo quán tính. Để bay theo con đường đã chọn trong không gian thì các nhà khoa học đã tính toán hết rồi.
Trả lời thêm bạn Bảo Lê, đây là ý mình hiểu, sai đừng ném đá nhé:máy bay phản lực ko bay ra ngoài và trụ dc vì nguyên liệu làm mấy bay khác với tàu vũ trụ. Nó ko chịu dc lực ma sát và nhiệt độ cao khi tiếp xúc với không khí. Sẽ gây cháy nổ . với lại mức độ bảo đảm ko cao như tàu vũ trụ bạn ạ. Nếu máy bay phản lực bay ra dc thì cần gì tàu vũ trụ hả bạn. - (Thanh)
Cơ chế cũng tương tự thôi bạn, tuy nhiên, nhiên liệu và không khí đc trữ trên tàu không gian. - (tran ngoc tan)
Tàu vũ trụ dùng cơ chế phản lực giống như các loại máy bay phản lực, nhưng khác hơn là dùng động cơ công suất lớn hơn hàng trăm lần mà thôi. không khí trong môi trường trái đất chỉ là đệm cho cánh máy bay lượn qua lượn lại mà thôi. Cơ chế phản lực không phụ thuộc vào môi trường chân không hay môi trường có không khí. - (Già Ham Vui)
Vũ trụ là môi trường không trọng lượng chứ không phải chân không, vẫn có không khí, còn khí gì anh có thể tìm hiểu thêm. Thân! - (Cao)
Tự tách đôi để tăng tốc hoặc chay theo quán tính vì trong chân không không có lực ma sát. - (An Nguyen)
nguyen lieu tu tau vu tru. ung dung cua dinh luat bao toan dong luong - (nguyenhv61081)
Cơ chế bay của máy bay khác với phi thuyền (tàu vũ trụ), các máy bay thông thường (trừ máy bay phản lực) thì cơ chế bay dựa trên sức nâng của không khí trên cánh máy bay (theo nguyên lý bec-lu-ni), động cơ chỉ có nhiệm vụ giúp máy bay đạt vận tốc theo phương ngang (tất nhiên vận tốc máy bay phải ở mức nhất định thì sức nâng của không khí mới đủ mạnh để máy bay giữ được độ cao). Đối với phi thuyền dùng sức nâng phản lực, phản lực được tạo ra nhờ động cơ phản lực đốt nhiên liệu, khí thải được đẩy ra phía sau với vận tốc rất lớn tạo thành lực đẩy giúp phi thuyền bay lên. Nhiên liệu này cháy mà ko cần không khí do có oxy trong đó - (xxx)
Về nguyên lý khi bạn dùng lực đẩy một vật ra xa bạn thì cũng có thể coi vật đó cũng đẩy bạn một lực tương tự, nên tàu vũ trụ di chuyển trong môi trường chân không bằng cách tương tự là đẩy nhiên liệu ra phía sau nó sẽ sinh ra lực đẩy nó tiến lên, mà trong môi trường chân không còn không bị ma sát như bầu khí quyển ở trái đất nữa - (ducmanhtran)
mot vat chuyen dong trong chan ko thi chuyen dong deu va chuyen dong mai mai - (huyen)
Động cơ phi thuyền khác động cơ phản lực của máy bay dân dụng ở chỗ nó dùng Hidro hóa lỏng và Oxy hóa lỏng. Vì thế luôn luôn có oxy để đốt nhiên liệu và không cần lỗ hút gió phía trước để hút oxy. - (Lê Trung)
Theo dinh luat bao toan dong luong - (994969)
Nó sẽ mang theo bình Oxy, (bình Oxy giống của thợ lặn bạn nhé) , thế là có không khí để đẩy rồi, khi nào sắp hết nó lại quay về tiếp thêm Oxy và lại quay lại bay tiếp bạn nhé. Thân. - (Khánh Tư)
Phản lực thì không cần không khí đâu bạn! Giống một viên đạn bay ra từ họng súng do áp lực thuốc nổ. Còn sau đó do môi trường chân không không có lực cản viên đạn sẽ bay hoài với một tốc độ không đổi theo định luật Newton. - (Center)
nếu bạn học vật lý chắc biết định luật bảo toàn động lượng. chỉ cần thay đổi khối lượng (đốt nhiên liệu) là i thay ổi. trong không gian là môi trường không trọng lực và ko có lực cản của không khí thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của khối lượng là có thể tạo ra v lớn! - (Tiến)
Các tàu vũ trụ bay trong không gian cũng dùng cơ chế phản lực. Bằng cách sử dụng nguyên liệu được đốt cháy và phóng về phía đuôi với tốc độ rất lớn thì tàu vũ trụ sẽ được đẩy lên phía trên dựa vào định luật bảo toàn động lượng. - (Nguyễn Trung Kiên)
Tôi cũng có chung thắc mắc với bạn, nhất là vấn đề định hướng di chuyển trong không gian của tầu. - (levanhuy)
Cơ chế bay dựa trên quy luật hụt khối nó tiến về phía trước được nhờ bỏ đi một phần khối lượng của mình - (giacuongsaigon)
cũng khó nhỉ, mình không biết. - (trường)
ai noi ngoai khong gian la moi truong chan khong vay. Khong co khi nay thi co khi kia, tau vu tru cu vay ma dung dong co phan luc thoi. - (nguyenvan)
người ta nén oxi lõng lưu trữ trong tàu vũ trụ như các nhiên liệu khác để đốt tạo lực đẩy trong không gian. ngoài ra còn một số công nghệ tạo lực đẩy khác không cần dùng đến oxi lõng, - (Gon Nguyễn)
Chính sức nóng phụt ra từ tên lửa là điểm tựa để phi thuyền tiến về phía trước, và phi thuyền là điểm tựa để hơi nóng phụt ra sau. Nó không còn dc gọi là phản lực nữa mà là 2 vật tương tác lực lên nhau. Ngoài không gian coi như không có không khí nên sức ma sát coi như bằng không. - (Nguyen Minh Tri)
Bạn hiểu sai về phản lực - phản lực bản chất của nó là dùng... "phản lực" ...để đẩy 2 vật chất xa nhau ra...không cần "điểm tựa" là không khí
Tuấn - (Vn)
Vì nó có bình khí hoá lỏng bên trong thân tàu! - (Tàu con thoi)
Tàu vũ trụ chuyển động nhờ các ống đẩy, dùng chất nổ gồm hai thành phần: Nitơ tetrôxit là chất ôxi hóa và dimêtilhidrazin không đối xứng làm nhiên liệu. - (southsoftco)
nguyên tắc động lực và phản lực trong vật lý: khi ta tác động một lực F vào một vật thể thì vật thể đó sẽ sinh ra một lực có cường độ bằng với lực F theo chiều ngược lại với lực F (gọi là phản lực). Trên vũ trụ, nơi không có không khí thì khi động cơ của phi thyền tống một lương khí về phía sau, thì theo nguyên lý "động lực và phản lực", chính lượng khí đó sẽ tác động một phản lực đẩy phi thuyền lao về phía trước - (tuyet tran)
theo mình được biết thì 1 phần sử dụng lực hấp dẫn của các hành tinh - (binhpv)
Khi ra ngoài không gian,chính lượng khí thải do đốt cháy của nhiên liệu phụt ra phía sau làm "bàn đạp" cho tàu vũ trụ, trong môi trường ko trọng lực, không có ma sát, lực nhỏ đủ để đẩy tàu vũ trụ bay đi - (Vũ)
Đây là kiến thức quá giản đơn đã học từ thời ở trường phổ thông. đi. - (Trương Văn Hưng)
Dễ thôi mà, Vì ngoài không gian là môi trường chân không, không có lực cản nên theo định luật 1 Newton " Vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không có lực tác dụng lên nó hoặc lực tác dung lên nó cân bằng nhau". - (Khanh79hd)
Môi trường ngoài không gian là môi trường "không trọng lực" chứ không phải là môi trường "chân không" bạn à!!! Các nhà du hành vũ trụ cho biết "không khí ngoài không gian có mùi thuốc súng (lưu huỳnh)", vì vậy tàu vũ trụ hoàn toàn có thể dùng động cơ phản lực (sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân) để đẩy tàu di chuyển về phía trước. Ngoài ra, việc di chuyển của tàu vũ trụ ngoài không gian còn dựa vào lực "vạn vật hấp dẫn" mà kiến thức phổ thông chúng ta đã biết. - (Công Bình)
Bạn không hiểu rồi, môi trường chân không, chân không ở đây tức là không có trọng lực không có lực hút, ( hay còn gọi là lực rơi quán tính, hoặc lực quán tính ) chứ không phải là không có không khí. Ở đâu chả có không khí thậm chí ở dưới nước vẫn có không khí. - (Việt Dũng Trần)
Tôi cũng có thắc mắc như bạn Vũ Sơn.Tàu vũ trụ xuất phát như thế nào trước khi "chui" vào khí quyển trái đất? - (Lý Công Lý)
Các bạn không biết định luật bảo toàn động lượng học ở cấp 3 à?
Tầu vũ trụ đẩy khí (khí nén và được đốt để tạo vận tốc cao): có khối lượng là m, v.
Giả sử tầu vũ trụ có khối lượng là M, V, theo định luật:
M.V=m.v -> V=m/M.v, Tầu vũ trụ sẽ được đẩy đi với vận tốc là V. - (Nam VX)
Trong môi trường chân không, thì chỉ cần truyền cho vật vận tốc ban đầu thì vật sẽ chuyển động mãi với vận tốc đó. Nếu không có lực hút của trái đất và các hành tinh khác thì vật đó sẽ chuyển động thẳng, nhưng do lực hút của trái đất hướng vào tâm, vật thể, mà ở đây là vệ tinh hoặc phi thuyền sẽ chuyển động quay quanh trái đất theo quỹ đạo hình tròn. Mặt trăng chuyển động mãi quanh trái đất là lúc sinh ra - (Mr East)
Không phải là đẩy không khí ở phía sau để tiến về phía trước, mà là đốt nhiên liệu trong tên lửa để phụt ra ngoài tạo ra phản lực đẩy, vì thế trong không gian hay trên trái đất điều có thể tạo ra phản lực đẩy như nhau - (danhbid)
Mọi nguyên tắc của chuyển động đều dựa trên phản lực. Tàu không gian cũng không ngoại lệ. Với môi trường chân không thì phản lực là từ khí thải của nhiên liệu tàu. - (Phoenix)
Phi thuyền bay trong không gian vũ trụ( chưa chắc chắn đã là chân không) nhờ vào lực đẩy của động cơ vật chất qua chuyển hóa năng lượng của lò phản ứng hạt nhân. Thực ra phi thuyền chỉ cần tên lửa đẩy để thoát khỏi lực hút của trái đất trong giai đoạn phóng lên khỏi mặt đất (cần một lực đẩy lớn). Sau khi thoát khỏi lực hút trái đất nếu không có động cơ đẩy thì phi thuyền cũng vẫn chuyền động thẳng đều trong chân không vì quán tính với vận tốc bằng vận tốc khi thoát khỏi trọng lực của trái đất. Để gia tốc cho phi thuyền có đạt vận tốc lớn ta phải dùng lực đẩy của động cơ lấy năng lượng từ phản úng hạt nhân hoặc dùng phản lực khi nó tách một phần của chính phi thuyền ngược với hướng đang chuyển động - (saoemlaidi)
Môi trường chân không cũng dùng cơ chế phản lực, nguyên lý hoạt động tương tự tên lửa hay pháo hoa đó bạn ạ (đốt nhiên liệu). Tuy nhiên ở môi trường chân không + không trọng lực, chỉ cần tác động nhẹ một lực nhỏ thì phi thuyền cứ thế mà lao vun vút không bao giờ dừng lại trừ khi ta tạo 1 lực cùng phương ngược hướng. - (Nghiep Nguyen)
Cả trong và ngoài vùng có không khí, tàu vũ trụ bay nhờ vào lượng "chất oxy hóa" tàu mang theo trong khoang chứ không phụ thuộc vào lượng oxy lấy từ khí quyển. "Chất oxy hóa" là chất góp phần duy trì phản ứng hóa học "cháy" của nhiên liệu chạy động cơ đẩy của tàu và không nhất thiết phải là oxy lỏng. Bạn có thể thấy các bình chứa khổng lồ trong các video phóng tàu vũ trụ hoặc các tàu con thoi. - (Việt Nam)
Cũng như bạn đã nói. như ngoài không gian thì nó dùng nhiên liệu làm phản lực (định luật bảo toàn động động lượng) - (bantoi7273)
Khi vào môi trường chân không thì tàu con thoi bay theo đà quán tính, nó không có lực cản cho nên mức độ giảm của quán tính sẽ rất nhỏ , chỉ cần có đà quán tính là tàu cứ bay đi mãi mãi với tốc độ 11km/s . - (vuvantinh)
Trong khí quyển thì phi thuyền bay dựa vào phản lực. Còn trong môi trường chân không thì dựa vào lực quán tính, tức là lực đẩy của động cơ sẽ đưa phi thuyền lên đến không gian rồi phi thuyền tiếp tục bay theo quán tính. - (Ho Thanh Trung)
Lực đẩy sinh ra từ bên trong động cơ chứ không phải bên ngoài động cơ nên không liên quan gì đến không khí bên ngoài hết nhe bạn, cho nên nếu cùng một lực sinh ra từ động cơ sẽ đẩy máy bay đi xa hơn nhiều trong môi trường chân không so với môi trường không khí - (xuanlan46)
theo tôi ở nơi không gian không có không khí phi thuyền bay bằng quán tính và chuyển hướng bay bằng tên lửa (đẩy tên lửa về một hướng để quay đầu phi thuyền) . Thế mới có chuyện muốn ra khỏi quỹ đạo trái đất phi thuyền phải đạt được tốc độ vũ trụ cấp 2. - (Trường)
Một vật muốn chuyển động thì cần có lực tác động. Lực tác động vào một vật sẽ sinh ra phản lực. Một vật đứng yên thì có thế năng, khi chuyển động thì thế năng này chuyển thành động năng. Chỉ cần thế này là đủ giải thích. - (hainn8x)
Với các loại động cơ phản lực thì không dùng nguyên lý là đẩy không khí về phía sau để tiến lên phía trước mà là dùng nhiên liệu trong thân máy bay phụt ra về phía sau để máy bay tiến về phía trước (kiểu như tên lửa đó bạn). Áp dụng định luật bảo toàn động lượng thôi m1v1 = m2v2. - (Nguyễn Tiến Duy)
Truc thang (dung canh quat)moi can khong khi, con may bay phan luc(khong dung canh quat) thi khong can. - (vodanh)
Bằng những động cơ đẩy bằng phản lực đó mà! - (Tâm Nhã)
Dùng quán tính, bay theo quỹ đạo, không tốn nhiên liệu. - (Tùng)
Apply dinh luan Newton 3 ve chuyen dong, dong co phan luc giup phi thuyen tien ve phia truoc, sau, trai, va phai. - (Robeo)
Môi trường không gian giữa các hành tinh không phải là môi trường chân không mà nó tồn tại rất nhiều các dạng hạt điện tích, các dạng vật chất đang chuyển động khác do tác dụng của lực hấp dẫn thành ra nó có xu hướng vừa kéo lại vừa đẩy đi , khi đó nguyên lý phản lực vẫn áp dụng được . đó là cơ chế bay của tầu không gian. - (trường)
thì nó cũng vẫn như thế, nó dùng chính khối lượng của mình để đẩy phần còn lại đi.
khối lượng của phi thuyền bao gồm nhiên liệu và phần còn lại. nhiên liệu đốt sẽ phụt về phía đằng sau với tốc độ cao. Do động lượng bảo toàn nên phần thân phi thuyền sẽ lao về phía trước. - (Phạm Tuấn)
Việc chuyển động của tàu vũ trụ tuân theo định luật 3 của Newton về lực và phản lực, nghĩa là tàu sẽ chuyển động tương đối về phía trước khi có luồng khí tạo ra phóng về phía sau (do việc đốt nhiên liệu) mà không phụ thuộc vào việc bay trong môi trường nào. Việc máy bay bay bằng phản lực trong không khí sẽ bị thêm lực cản của không khí chứ không phải vì đẩy vào không khí mới bay về phía trước được. - (letrung)
Dear bạn,
Theo kiến thức của mình thì ngoài môi trường chân không không có lực cản do ma sát. Vì thế phi thuyền sẽ lướt đi theo quán tính sau khi phóng ra khỏi trái đất mà không bị triệt tiêu vận tốc. Vì lướt đi theo quán tính (đường thẳng) nên phi thuyền muốn bẻ góc (quẹo) thì nó sẽ dựa vào lực hút của các hành tinh mà nó đi qua tạo lực ly tâm bẻ góc. Vì thế muốn cho phi thuyền đi đến điểm nào nào thì quỹ đạo của nó được tính toán rất kỹ từ đầu (bay theo hướng nào, đi ngang hành tinh nào để có thể bẻ góc một cách chính xác và đi đến nơi cần đến. - (trung phan)
CON TÀU SẼ BAY ĐƯỢC THEO ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON BẠN NHÉ. - (Minh Đức)
Định luật bảo toàn động lượng - (minh)
Nguyên lý bay thì đơn giản thôi. Thưc Chất con tàu vũ trụ là một phần của tên lửa, hoặc có động cơ tên lửa(nói cho dễ hiểu. Trong thân tên lửa có chứa đầy đủ nhiên liệu cần thiết mà không cần thêm từ bên ngoài nữa. Câu hỏi này như là hỏi đừa ý. - (Câu)
Nó không chạy bằng phản lực nữa mà chạy theo đà có được do động cơ đẩy tạo ra khi thoát khỏi tầng khí quyển trái đất. Do ở chân không không có không khí, không tồn tại lực cản không khí nên tàu vũ trụ có thể tự bay liên tục với vận tốc đã đạt được trước khi thoát khỏi tầng khí quyển. - (vinhchuyenlytp)
Cũng dùng phản lực thôi bạn. Phi thuyền trong không gian đẩy khí thải do chính nó phun ra xung quanh trước đó. Nói cách khác là tạo ra "không khí" xung quanh rồi đẩy sau. Nên nếu phi thuyền đang đứng yên trong không gian, tên lửa phun thì vẫn cần 1 khoảng thời gian chờ đến lúc mật độ "không khí" đủ dày thì nó mới di chuyển được. - (LeTien)
Không khí do nhiên liệu cháy tạo ra. - (vanynguyen)
Có lẽ là bay nhờ quán tính ban đầu,vì không có không khí sẽ không có lực cản. - (Trí)
Bạn nên tìm hiểu thế nào là Phản Lực trước đã. - (Anh)
Chính vì vậy nên cấu tạo của tàu không gian luôn không thể thiếu "tên lửa đẩy" nhé bạn - (Nam)
Định nghĩa chân không, ko có nghĩa là không có khí mà nên hiểu là bên ngoài không khí, nơi đó ko bị sức hút của trái đất nữa. Hay cứ cho là ko có không khí cũng được những phải hiểu là không có thứ khí để Ng ta sống được, chư bên ngoài bầu không khí cũng là một bầu khi thôi, cho dù là khỉ gì, con Ng thở được hay kô. Vật chất có 3 thế: thề khi, thề lỏng cà thể rắn. Bên ngoài bầu ko khí của trái đất chắc chắn kô fai là thể rắn. Ví dụ trạm kh gian sau một vài năm trôi/bay lơ lững nó càng hạ thấp xuống gần bầu khí của trái đất. Đã gọi là trôi và bay có nghĩa nó fai di chuyển trong môi trường khí và lỏng. Ở thế khí và lỏng thì một động cơ có thể Tạo nên lực để move một vật chất bay thôi, như Máy bay ở thể không khí trong trái đất - (Duke)
Nếu bạn mang 1 túi chứa đầy gạch đá ra ngoài không gian và ném viên đá đó về 1 phía thì bạn sẽ di chuyển đuợc về phía ngược lại (tất nhiên sự di chuyển chỉ đáng kể khi bạn ném với tốc độ cực lớn - như lưồng nhiên liệu động cơ phụt ra vậy). Như vậy, bạn muốn di chuyển được thì bạn phải ném ra cái gì đó với tốc độ nào đó. Không khí cũng là 1 dạng nhiên liệu mà ta lấy vào để ném đi thôi, ra ngoài không gian thì ta ném đi thứ khác (dạng nhiên liệu không cần o xi trong không khí). - (Nghĩa Văn Bùi)
Theo minh hieu the nay: ban cam mot voi nuoc may bom de rua xe. sau do ban buong tay ra, ban se thay voi nuoc bi day dat lui lai.theo ban voi nuoc bi day lui lai la do no day khong khi ah? ten lua hay tau vũ trụ cung di chuyên giong y cai voi nuoc thoi.. - (vutruong)
Bạn xem lại định lý động lượng trong môn vật lý và xem xét và ngẫm nghĩ để tự trả lời câu hỏi:" Tại sao khẩu súng bị giật khi bắn viên đạn" nhé. - (Huu Minh)
Báo cáo với bạn là ngoài vũ trụ có không khí chứ không phải là chân không. Chiếm 1 tỷ lệ rất lớn là khí heli ( sản phẩm của các phản ứng nhiệt hạch từ mặt trời) - (mrpine1208)
ban nham rui. dong co phan luc day hon hop nhien lieu va khi chay ve phia sau tao ra phan luc. trong moi truong khong khi co ma sat. trong chan khong dong co phan luc hoat dong cang ok hon ban ah. - (vuducdu)
Khi phi thuyền đốt nguyên liệu, chất thải của nguyên liệu chính là chất để đẩy ra phía sau và do đó phi thuyền sẽ tiến về phía trước. Cũng tương tự cây súng, khi bạn bắn viên đạn thì cây súng sẽ bị giật về hướng ngược lại. Một vấn đề nữa là trong không gian chân không, do không có lực cản của không khí nên khi con tàu đạt đến 1 tốc độ nhất định thì không cần gia tốc thêm nữa. Nó sẽ bay mãi mãi. - (Tho Con)
Khí lấy từ đốt cháy nhiên liệu mang theo - (NVD)
Không khí là ở đây là tượng nhiên liệu mà máy bay hay tên lửa mang theo...thường là nhiên liệu rắn và nhiên liệu lỏng - (Đức Tín)
theo nguyên lý bảo toàn động lượng chứ ko phải phản lực - (cnh)
động cơ phản lực không phải "đẩy" vào không khí, mà nó tuân theo định luật Newton: nội lưc của hệ không làm thay đổi gia tốc của "toàn hệ". ở đây một phần của hệ (khối khí phụt ra phía sau) có gia tốc (-), nên phần còn lại của hệ (máy bay) phải có gia tốc (+), để bảo đảm toàn hệ gia tốc bằng không. vì vậy máy bay tiến lên phía trước, dú có hoặc không có không khí. - (Manh Tuan Nguyen)
Ban cam khau sung len va ban. Viên dan khong the day khong khi lam cho khau sung giat lai toi muc lam dau tay ban dau. - (minh)
Phản lực mà bạn...động cơ sẽ phụt ra một lượng khí với tốc độ rất lớn...phản lực sẽ tác động ngược lại,đẩy tàu ngược trở lại,như vậy tàu sẽ tiến về phía trước...khối lượng và tốc độ càng cao thì phản lực càng lớn - (Đức Tín)
Khi vào vùng chân không nó có 1 gia tốc + không có ma sát+không có lực tác dụng nó sẽ chuyển động thẳng đều - (Lightning King)
THEO ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG - (Nguyễn Đình Duy)
Cơ chế của máy bay như bạn nói không phải là dùng phản lực mà là máy bay dùng cánh quạt. Trong chân không (môi trường ngoài vũ trụ) thì tàu vũ trụ dùng động cơ phản lực để bay. động cơ phản lực hoạt động theo nguyên lý định luật bảo toàn động lượng. Khi nhiên liệu cháy sẽ tạo ra hỗn hợp khí cháy phụt về phía sau với một vận tốc V1. vì thế theo định luật bảo toàn động lượng thì sẽ có một lực tác dụng theo hướng ngược lại đẩy máy bay về phía trước với vận tốc V2. Vì thế nên không cần môi trường có không khí như trong bầu khí quyển mà máy bay vẫn có thể bay. - (Baotran Dang)
Chỉ có động cơ cánh quạt mới không hoạt động trong môi trường chân không được thôi. Động cơ phản lực tự nó đã được cung cấp nhiên liệu đầy đủ nên nó hoạt động bình thường nhờ vào lực đẩy và áp suất mà động cơ sản sinh ra ... Nôm na là vậy hiii - (chung le)
Tầu vũ trụ hoạt động dựa trên nguyên lý của động cơ phản lực. Nó bó lại một phần khối lượng phía đằng sau - (quangnd1980)
Bạn thử ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, sau đó đẩy một chiếc thuyền cạnh đó xem hai thuyền chuyển động như thế nào?
Hoặc dễ hơn bạn đứng gần đứa bạn (đứng thẳng không nghiêng về phía trước) rồi đẩy mạnh 2 tay vào đứa bạn thật mạnh xem hai người chuyển động như thế nào? Đó là nguyên lý - (nguyen van Thanh)
Bạn cần phần biệt giữa động cơ phản lực hay dùng cho máy bay (Jet-engine) và động cơ phản lực tên lửa (Rocket-engine).
Động cơ tên lửa hoạt động nhờ nguyên tắc phản lực: khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt, nó tạo ra áp lực lên thành buồng đốt cân bằng về mọi hướng. Ở vị trí ống phụt, áp suất bị sụt giảm, vì thế, áp suất (mất cân bằng) ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa tiến về phía trước.
Vì vậy, tên lửa có thể hoạt động trong môi trường không có không khí.
Lực đẩy của động cơ được tính theo công thức F=mv. Trong đó m là khối lượng thông qua miệng loe/giây và v là vận tốc. Một nghịch lý là động cơ tên lửa phải "cõng theo" những thứ nó phải "ném đi" để di chuyển.
Các tàu vũ trụ khi hoạt động trên không trung hình như thường dùng động cơ đẩy ion gì đó. - (hmk)
Nguyên tắc lực và phản lực theo định luật 3 của Newton thì không phụ thuộc vào không khí. Máy bay trên mặt đất sử dụng động cơ cánh quạt để đẩy thì cần có không khí và là dựa vào phản lực và vào nguyên tắc Bernoulli tạo lực nâng cánh . Một số máy bay chiến đấu sau này chỉ sử dụng lực đẩy bằng nhiên liệu rắn hoặc lỏng được đốt cháy phụt ra từ phía sau máy bay tạo ra phản lực . Trong không gian cũng chỉ sử dụng phương pháp này để tạo ra phản lực cho tàu vũ trụ và các loại tên lửa hành trình tầm ngắn , tầm trung và vượt đại châu vì nó có thể bay ngoài tầng khí quyển. - (Hồ Anh , Hội An)
bay theo quán tính bạn à!! - (minhkhanh)
Tàu vũ trụ bay dựa theo lực quán tính ly tâm, ví dụ bạn cột cục đá vào sợi dây rồi quay tròn, khi đứt dây cục đá sẽ bay theo phương tiếp tuyến của quỹ đạo. Tàu vũ trụ được đưa lên quỹ đạo sẽ bay quanh trái đất lấy đà rồi tăng tốc làm sự cân bằng giữa lực hướng tâm hấp dẫn trái đất với lực ly tâm quỹ đạo quay của tàu vũ trụ thì tàu vũ trụ sẽ bay vào không gian. Ngoài không gian ma sát rất nhỏ nên nó sẽ bay mãi như thế. Tuy nhiên dù không có không khí thì phản lực vẫn tồn tại nên để thay đổi hướng bay hay tăng tốc tàu vũ trụ sẽ phun phản lực vào không gian. Động cơ tàu vũ trụ khác máy bay là không cần không khí để đốt nhiên liệu. Hiện nay Mỹ đã sử dụng động cơ plasma thay nhiên liệu thông thường, loại động cơ này trong phim viễn tưởng hay thấy, tức dùng lực từ bắn một dòng hạt điện tích. Một số nhà khoa học đề xuất đung buồm để phản lực bảo mặt trời để di chuyển. - (trà)
theo nguyên lý bảo toàn động lượng. đọc lại vật lý cấp 3 - (T.Anh)
bạn xem lại vậy lý lớp 10 nhé, nghiên liệu bị đốt cháy xẽ tạo ra lực đẩy tác động trực tiếp lên tầu vũ trụ mà không cần đến không khí! Thân! - (Hoàng Tuấn Nghĩa)
Khong khi tu nhien lieu ra chu dau, theo dinh luat 2 newton thi khi nhien lieu bay ra phia sau, no se day phi thuyen ra truoc. - (Nguyen Vinh)
tàu vũ trụ bay trong không gian mang theo sẵn nhiên liệu và có vận tốc do tên lửa phóng lên. thông thường tàu vũ trụ chuyển động bằng quán tính theo quĩ đạo đã được tính toán trước, trong không gian chân không thì ma sát rất nhỏ nên vận tốc ban đầu gần như được giữ nguyên. khi cần tinh chỉnh đường bay,tàu vũ trụ sẽ đốt nhiên liệu mang theo và phóng số nhiên liệu đó ra ngoài với vận tốc lớn,nhờ đó đẩy được vệ tinh về hướng ngược lại (theo đl bảo toàn động lượng). hết nhiên liệu đồng nghĩa với việc vệ tinh sẽ chỉ bay theo quĩ đạo mà không còn khả năng điều chỉnh. - (syanh)
Lực quán tinh và lực hút trái đất! Tàu vũ trụ phóng lên được cung cấp lực quán tính nhờ tên lửa đẩy, nghiêng một góc nhất định với bề mặt trái đất. Đến một quỹ đạo nhất định, lực này cộng với lực hút của trái đất, tạo thành hợp lực theo phương tiếp tuyến với trái đất, giữ cho tàu vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo ổn định xung quanh trái đất. Vì môi trường là gần như chân không, không có lực cản, nên tàu vũ trụ có thể quay xung quanh trái đất mà không cần năng lượng (như mặt trăng quay quanh trái đất). Khi cần thay đổi quỹ đạo, vận tốc (ghép nối với ISS, quay về trái đất), động cơ phản lực trên tầu sẽ kích hoạt để tạo động năng cho tàu bay theo ý muốn. Khi đó, các hóa chất trong động cơ phản lực (tên lửa) tạo phản ứng trở thành khí, đẩy ra phía sau đưa tàu tiến lên phía trước. - (Thanh Huong - NASA)
Hệ thống đẩy kết hợp KDU sử dụng các động cơ hiệu chỉnh quỹ đạo và các ống đẩy điều khiển tư thế DPO. Tất cả đều sử dụng chất nổ gồm hai thành phần: Nitơ tetrôxit là chất ôxi hóa và dimêtilhidrazin không đối xứng làm nhiên liệu. Các bộ phận chính gồm một hệ thống gây áp lực, hệ thống cung cấp chất nổ và đơn vị đẩy điều khiển quỹ đạo, ống đẩy điều khiển tư thế và tiếp cận DPU.
Thời gian hoạt động của hệ thống là 180 ngày và được kiểm chứng để chứa chất nổ trong một năm.
Hệ thống điều khiển chuyển động Chaika-3 (SUD) sử dụng hệ thống điều khiển quán tính và phức hợp máy tính số trên tàu. Hệ thống có 2 vòng điều khiển: một vòng điều khiển tự động kỹ thuật số đóng vai trò hệ thống chính và một hệ thống điều khiển tương tự dự phòng.
Hệ thống quang học/ thị giác OVP được các phi hành gia sử dụng với chức năng điều khiển chuyển động. Hệ thống này gồm có:
VSK-4 (Vizir Spetsialniy Kosmicheskiy-4)
Hệ thống quan sát ban đêm (Visir Nochnogo Upravleniya po Kursu - VNUK-K)
Đèn lắp ghép
Máy ngắm của phi hành gia (Vizir Pilota-1 – VP-1)
Bộ tìm vùng radar (Lazerniy Dalnomer-1 – LPR-1) - (leduyhungtb)
Câu hỏi hay! Mời các bạn giải thích. - (Hung Tran)
Định luật 3 của Newton về chuyển động phát biểu như sau
Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và khác điểm đặt.
Vậy tàu không gian hoạt động dựa trên cơ chế phản lực. Đốt nóng nhiên liệu và đẩy ra, tàu sẽ di chuyển theo hướng ngược lại.
Để đưa tàu không gian di chuyển theo hướng mong muốn người ta bố trí các động cơ phản lực ở các vị trí thích hợp. - (Lương Văn Lý)
Dùng nguyên tắc lực-phản lực thôi mà, khi tàu đốt nhiên liệu và phun ra ngoài thì khi đó nó tạo ra lực đẩy tàu đi về phía trước. Ở điều kiện trái đất vì có oxy trong không khí nên người ta lấy nó vào để đốt, còn trong môi trường chân không thì trong nhiên liệu đã có sẵn oxy hoặc họ dùng nhiêu liệu đốt không cần oxy. - (Trung)
Theo tôi biết : trên vư trụ môi trường chân không nhưng tàu vũ trụ cũng sử dụng động cơ phản lực, nhưng chúng ta phải hỉêu nguyên lý phản lực nôm na là: vật sẽ di chuyển từ nơi áp suất cao sang nơi áp suất thấp, nghĩa là phía sau động cơ phản lực áp suẩt cao hơn phía truoc nên tàu di chuyển lên trước mà không cần môi trường có không khí. Chứ không phải phản lực là đẩy không khí ổ phía sau. Có gì sai xin các bác cứ chỉ bảo - (núi)
Tàu vũ trụ không sử dụng cơ chế đẩy như máy bay thông thường, nó dựa theo nguyên lý tên lửa, hỏa tiễn để di chuyển. Máy bay dùng sức nâng đôi cánh để thắng lực hút trái đất, tên lửa dùng sức mạnh và tốc độ. Nguyên lý vận hành của tên lửa - hỏa tiễn là mang theo o xi nén "đối với loại xài nhiên liệu lỏng" và oxi tự sinh ra sau phản ứng "đôí với nhiên liệu rắn", giống như pháo thăng thiên, không cần cấp oxi và có thể đốt ở dưới nước. - (hoanghung)
tàu không gian, đơn giản hóa là gồm 2 khoang nhiên liệu, phổ biến là oxi và hidro lỏng. nhiên liệu từ 2 khoang này dc bơm vào khoang phản ứng, ở đó chúng phản ứng với nhau sinh ra động năng cho phi thuyền. - (locmmn)
theo định luật bảo toàn động lượng đó bạn - (te hi Trinh)
Theo định luật bảo toàn động lượng, khi khối lượng nhiên liệu m phụt ra đuôi tàu với tốc độ v thì thân tàu có khối lượng M phải chuyển động theo hướng ngược lại với vận tốc V sao cho MV=mv. - (ns)
Hãy hỏi các chuyên gia NASA. Họ là những người có thể trả lời chính xác nhất. - (Phan Viet Nhat Tien)
Theo tôi được biết sau khi ra ngoài tầng khí quyển trái đất, vào khoảng không gian không trọng lực thì quán tính của động cơ đẩy ban đầu sẽ duy trì tốc độ bay của tàu vũ trụ. để chỉnh hướng thì phía trước mũi tàu và phía sau đuôi tàu có những ống phóng nằm hai bên. khi đốt những động cơ này sẽ điều chỉnh hướng bay của tàu vũ trụ, thời gian đốt của động cơ sẽ được máy tính tính toán đủ để chỉnh hướng. khi muốn chuyển quỹ đạo các phi hành gia sẽ tính toán các thông số đạn đạo di chuyển và khởi động động cơ đầy chính để đạt tốc độ và thời gian cần thiết của động cơ chính cho việc dịch chuyển quỹ đạo bay. - (nanhvu66)
...khi ra ngoài không gian lực nó tạo áp lực lên chính khối khí nó vừa thải ra thành lực đẩy về hướng ngược lại. - (Hieu)
Máy bay phản lực, tên lửa v.v.. khi tăng tốc phải phụt khí của chính nó đang mang theo về phía sau, và do sự bảo toàn động năng mà nó tăng tốc về phía trước, tuỳ khối lượng và vận tốc khí phụt ra phía sau mà vận tốc nó tăng thêm được bao nhiêu, còn không khí ở trái đất lại làm giảm vận tốc của máy bay nhưng lại nhờ nó mà dễ dàng điều khiển hướng của máy bay bằng cách điều khiển độ nghiêng của cánh máy bay. - (Quoc Thinh)
Theo ý kiến của mình thôi, tàu vũ trụ bay được ngoài không gian là nhờ quán tính khi bứt ra khỏi bầu khí quyển, khi vào trong môi trường chân không thì tàu điều chỉnh bằng hơi (không khí nhả ra chân không tạo ra phản lực) để điều chỉnh hướng bay. Còn để tăng tốc thì nhờ vào lực hấp dẫn ở các hành tinh. Đừng ném đá mình nhé. - (Nhatlinhits)
Cơ chế phản lực mà bạn nói là không chính xác, vì tàu vũ trụ và phản lực là cùng cơ chế. Nếu bạn học kỹ vật lý cấp 3, bạn sẽ dễ dàng nhận ra việc này: định luật bảo toàn động lượng. Đơn giản hơn, bạn cứ nghĩ thế này: khi bạn ngồi trên một chiếc xe, có rất nhiều đá, và bạn cầm từng viên đá, ném về phía sau, thì xe bạn sẽ chạy về phía trước. Đó là nguyên lý đó bạn. - (Le Cong Tri)
thi dua vao quan tinh ma di chuyen - (nguyendatbt203)
Phản lực là 1 lực sinh ra ngược chiều và cân bằng với lực sinh ra nó. Ví dụ: Viên đạn bắn ra khỏi nòng súng thì sẽ sinh ra phản lực làm cho khẩu súng chuyển động giật theo hướng ngược lại. Do đó phản lực sinh ra không phụ thuộc vào môi trường không khí hay chân không như bạn nghĩ - (Bình)
Tàu vũ trụ sử dụng động cơ tên lửa chứ không dùng động cơ phản lực thông thường đâu bạn. Cấu tạo cơ bản nhất của 1 động cơ tên lửa là gồm 1 bình khí cháy và 1 bình oxi, 2 khí này sẽ trộn lại theo tỉ lệ nhất định rồi đốt cháy tại phễu phụt. Vì có bình oxi riêng nên chúng có thể hoạt động trong môi trường chân không, đạt vận tốc rất cao và lực đẩy lớn khi vừa phóng. - (Hoàng)
Phi thuyền bay trong vũ trụ cũng dùng cơ chế phản lực như máy bay phản lực ở trái đất, phi thuyền dùng nhiên liệu lỏng hoặc rắn chuyển thành thể khí bằng cách đốt cháy và dùng loái khí này để đẩy đi ngược chiều với chiều đi của phi thuyền. Dưới mặt đất máy bay phản lực cũng bay như vậy, còn máy bay trực thăng thì dùng cánh quạt quạt luồng không khí để nâng và di chuyển (đây cũng là phản lực nhưng dùng không khí sẵn có, nếu ở môi trường chân không thì không thể làm được). Hay nói cách khác là phản lực có nghĩa tạo ra 2 chiều áp suất trái ngược nhau, bên áp suất cao sẽ đẫy vật đi về phía áp suất thấp - (Lao Dai)
Nếu trường hợp tàu vũ trụ dùng cánh quạt, hoặc động cơ Turbin như máy bay thì đúng như bạn nghĩ đấy, tàu sẽ không bay được trong môi trường chân không. Song thực tế là tàu vũ trụ dùng động cơ tên lửa xả khí đốt ra phía sau với vận tốc lớn để đẩy tàu về phía trước theo nguyên lý bảo toàn động lượng, nguyên lý này tương tự hiện tượng súng giật về phía sau khi bắn viên đạn về phía trước - (NB)
ngoài không gian không có không khí cũng không có trọng lực, nên cơ chế bay ở đây vất một phần của cơ thể đi để đẩy phần còn lại của cơ thể theo chiều ngược lại. ngoài không gian thương dùng động cơ phun khí. - (HA)
theo mình đốt cháy oxi lỏng+ hidro tạo ra dòng khí đẩy. còn vs nhiên liệu cứng thì chắc cũng thế :) - (Đỗ Dũng)
Theo mình tàu dùng cơ chế đẩy không khí trong tàu ra ngoài không gian tạo phản lực cho tàu - (ct)
Đã gọi là phản lực thì không cần không khí để đẩy bạn à. Lực khí phụt ra từ động cơ chính là lực đẩy giúp máy bay, tên lửa hay tàu vũ trụ đi chuyển. Phản lực không phải như việc bạn lấy tay đẩy vào tường để tạo ra một lực khiến cơ thể bật về hướng ngược lại đâu nhé. - (Tuan Le)
Dinh luat bao toan dong luong - (Anh)
Khong khi tu nhien lieu ra chu dau, theo dinh luat 3 Newton thi khi khong khi bi day ra sau, no se day phi thuyen ra phia truoc. - (Nguyen Vinh)
Theo tôi được biết là trong nhiên liệu của tên lửa phóng và tàu không gian các kĩ sư có trộn thêm các hạt vật chất vào. là nguyên liệu j thi ko rõ. Các bạn có thể quan sát thấy khi phóng các tên lửa đẩy thường thì có rất rất nhiều khói bụi thoát ra từ các động cơ, chính các hạt vật chất ấy kết hợp với phân tử khí khi đốt nhiêu liệu là 1 bệ phóng cho tàu khi bay vào khoảng không và không gian. - (hùng)
Tàu vũ trụ thực ra dùng tên lửa chứ không dùng các loại động cơ phản lực thường thấy. Tên lửa hoạt động không cần đến không khí. Trong tên lửa có có nhiên liệu hóa lỏng và oxi hóa lỏng. Khi cháy phụt dòng đốt ra phía sau và đẩy tàu đi. - (Knopfler Mark)
Theo tôi đó là lực quán tính. Người ta có thể "Ném" một phi thuyền hay tên lửa từ nơi này sang nơi khác phải dùng một lực đẩy (Có nhiều cách như phản lực, thủy lực, áp lực...). Có 3 loại: 1: Lực đủ để bay từ điểm A đến B trên trái đất. 2: Lực đủ để đưa vật thể ( Vệ tinh,) lên đến quỹ đạo trái đất rồi để đấy, vật thể tự bay xung quanh trái đất dưới sự tương tác của lực hấp dẫn của trái đất và lực ly tâm, lúc này không cần điều khiển vệ tinh bay nữa. 3: Lực đẩy vật thể ( Vệ tinh, phi thuyền, tên lửa ..) ra ngoài trái đất đến hành tinh khác trong hệ mặt trời hay ngoài hệ mặt trời, lực này phải chiến thắng lực hút trái đất và các lực hấp dẫn khác của các hành tinh trên quá trình bay từ A - B trong vũ trụ. Lúc này vật thể cũng không bay mà di chuyển do có sự dư thừa của lực ban đầu sau khi trừ đi các lực cản lực hút...Theo tôi là vậy, có thể chưa diễn đạt để bạn hiểu, hy vọng sẽ có sự trợ giúp tốt hơn. - (Nguyễn Trung Kiên)
Môi trường chân không thì người ta sử dụng sự cháy nổ và giãn nở của hỗn hợp nhiên liệu để đẩy phi thuyên tiến về phía trước đấy!!! - (Name)
Bạn đã hiểu sai nguyên lý phản lực. Không phải đẩy không khí ở phía sau mà là đẩy không khí về phía sau. Ở máy bay phản lực oxi được lấy từ không khí đốt nhiên liệu t