24/06/2018, 17:26

Chuyên đề 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 (Phần 2) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 6. Nguyên nhân làm cho Phan Bội Châu và những người sáng lập ra Hội Duy tân chủ trương dựa vào Nhật Bản. Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu ? *Nguyên nhân: -Nhật Bản có cuộc cải cách Minh Trị đưa đất nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận bị các ...

*Kiến thức nâng cao:

6. Nguyên nhân làm cho Phan Bội Châu và những người sáng lập ra Hội Duy tân chủ trương dựa vào Nhật Bản. Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu ?

*Nguyên nhân:

-Nhật Bản có cuộc cải cách Minh Trị đưa đất nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược.

-Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905).

-Nhật Bản ở châu Á, là nước đồng văn, đồng chủng với Việt Nam.

-Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu:

-Đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

-Chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp.

-Muốn đánh đuổi thực dân Pháp phải tiến hành bạo động.

Như vậy, tư tưởng bao trùm ở Phan Bội Châu là vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, giải phóng dân tộc, xây dựng một chếđộ chính trị mới ở Việt Nam.

7. Điểm mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX so với phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ?

-Hoàn cảnh lịch sử mới:

+ Trong nước: Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; sự phân hoá của giai cấp trong xã hội; sự thất bại của phong trào giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến – những hạn chế về giai cấp và thời đại.

+ Thế giới: Sự tác động của tư tưởng dân chủ tư sản từ Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, những tác động của tình hình trong nước có tính chât quyết định.

+Khuynh hướng đâu tranh mới: Đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

+Giai cấp lãnh đạo mới: Các sĩ phu yêu nước thực hiện cuộc vận động giải phóng dân tộc bằng con đường bạo động vũ trang và con đường cải cách.

8. Thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào ?

Các phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động
-Đông Du (1905) -Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. – Đưa học sinh sang Nhật du học

– Viết sách báo tuyên truyền yêu nước.

Đông Kinh nghĩa thục (1907) -Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Diễn thuyết: bình văn, sách báo
 -Cuộc vận động Duy tân – Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) – Nâng cao dân trí – Bồi dưỡng đấu tranh –   Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới

–   Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp.

– Điểm giống:

Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.

– Điểm khác:

Khuynh hướng đấu tranh:

+ Đông Du: Bạo động chống Pháp.

+ Duy tân: Ôn hòa.

+ Đông Kinh nghĩa thục: mở các nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.

9. So sánh về bối cảnh lịch sử, mục tiêu đấu tranh, tầng lớp lãnh đạo, lực lượng tham gia, phong trào tiêu biểu, kết quả và ý nghĩa của phong trào cần vương với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?

Nội dung Phong trào cần vương Phong trào yêu nước đau thế kỉ XX
-Bối cảnh lịch sử –    Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã áp đặt chếđộ đô hộ trên toàn cõi Việt Nam.

– Nhân dân và quan lại yêu nước tiếp tục đấu tranh chống thực dân và phong kiến triều Nguyễn bán nước.

–    Sau cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế bị thất bại, Tông Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương.

– Phong trào Cần vương bị thất bại, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.

–    Sự chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

–  Ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng tư sản tiến bộ từ Trung Quốc, Nhật Bản…, các sĩ phu yêu nước vận động cứu nước theo con đường mới.

-Mục tiêu đấu tranh –        Đánh đuổi thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến.

–       Khôi phục lại vương triều phong kiến.

– Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

– Gắn liền với cuộc duy tân để thay đổi chế độ theo kiểu dân chủ tư sản.

-Tầng lớp lãnh đạo –      Triều đình phong kiến lưu vong do vua Hàm Nghi đứng đầu.

–   Các sĩ phu văn thân.

– Sĩ phu yêu nước tiến bộ mang tư tưởng duy tân tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
-Lực lượng tham gia Sĩ phu văn thân và đông đảo nông dân, các tộc người thiểu số. Sĩ phu yêu nước, trí thức nhỏ, tiểu tư sản thành thị, giới công thương, học sinh, sinh viên và nông dân.
-Phong trào tiêu biểu

-Kết quả và ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê.

– Cuối cùng bị thất bại.
– Góp phần cổ vũ phong trào yêu nước, chống Pháp.
– Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các cuộc đấu tranh sau này.
– Cuối cùng bị thất bại do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện

Phong trào Đông Du, Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục.

-Kinh tế, chính trị, xã hội chưa chín muồi.
– Tiếp tục phát huy tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.
-Tạo tiền đề để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11

Xem thêm : Chuyên đề 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 (Phần 1) – Lịch sử 11

0