24/06/2018, 17:26

Chuyên đề 21 :Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XX ( phần 2)- Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 6. Hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương TT Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm 1 Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Đinh Gia Quê’, Nguyễn Thiện Thuật ...

*Kiến thức nâng cao:

6. Hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương

TT Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1 Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) Đinh Gia Quê’, Nguyễn Thiện Thuật Xây dựng nhiều căn cứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chia thành nhiều đội nhỏ đánh du kích.

Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra tại Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình…

Tiêu diệt được nhiều sinh lực địch.

Khống chế các tuyến giao thông đường bộ và đường thuỷ của địch.

Để lại bài học về chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

2 Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -1887) Phạm Bành, Đinh Công Tráng. Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo. Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ khởi nghĩa.

3 Khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896) Phan Đình Phùng, Cao Thắng. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu, căn cứ kháng chiến, huấn luyện quân sự, chế tạo vũ khí.

Trận đánh nổi tiếng ở
núi Vụ Quang 10 – 1894,
tiêu diệt hàng chục tên
địch.

Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ, về tổ chức khởi nghĩa và
chiến thuật tác chiến.

7. Đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp

– Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX và cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có những điểm chung sau đây:

+ Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

+ Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân.

+ Phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn.

-Những điểm khác nhau giữa hai phong trào:

+ Về lãnh đạo: Trong phong trào Cần vương, lãnh đạo là quan lại, sĩ phu yêu nước. Còn trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, lãnh đạo là những người xuất thân từ nông dân.

+ Về địa bàn hoạt động: Trong phong trào Cần vương, địa bàn được xây dựng ở những địa bàn nhỏ, hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất. Còn trong khởi nghĩa Yên Thế địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối.

+ Về lực lượng tham gia: Phong trào Cần vương, lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân ở các địa phương nơi diễn ra khởi nghĩa. Còn trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế lực lượng tham gia gồm nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Về thời gian tồn tại: khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương, kể cả cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

8. So sánh khởi nghĩa Hương Khê với các cuộc khởi nghĩa cần vương khác

-Về địa bàn hoạt động: Đại bàn của khởi nghĩa Hương Khê rộng hơn các cuộc khởi nghĩa khác, đó là: địa bàn gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí có lúc sang cả địa phận nước Lào.

-Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có uy tín trong văn thân sĩ phu, tính thanh liêm, cương trực thẳng thắn, có uy thế về tuổi trẻ, sáng tạo. Hai vị thủ lĩnh này lại có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa.

-Lực lượng: Lực lượng nghĩa quân Hương Khê bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

-Trình độ tổ chức: Khởi nghĩa Hương Khê có trình độ tổ chức cao nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.

-Thời gian: Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài 10 năm (1885 -1895), dài nhấttrong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Trong mười năm đó, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như trong khi giao chiến với kẻ thù.

Như vậy, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, kéo dài trong mười năm, có quy mô rộng lớn, tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công, gây cho địch tổn thất nặng nề.

9. Những nguyên nhân khiến cho các cuộc khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại

  • Về chủ quan:

+ Giai cấp lãnh đạo là tầng lớp sĩ phu xuất thân từ nông dân, tầng lớp này không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, không còn đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.

+ Đường lối đấu tranh trong phong trào Cần vương đi theo con đường phong kiến cũng trở nên lạc hậu. Những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đi theo con đường này diễn ra lẻ tẻ, rời rạc nên dễ bị cô lập và đàn áp.

+ Chiến lược và chiến thuật của phong trào Cần vương còn non yếu, chưa phù hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. Chủ yếu dựa vào chiến tranh du kích nhỏ, lẻ.

+ Cuộc khởi nghĩa chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chưa thực hiện chiến tranh nhân dân.

  • Về khách quan:

+ Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế chính trị, xã hội ở Việt Nam chưa chín muồi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

+ Do tương quan lực lượng giữa ta và Pháp còn chênh lệch: Pháp mạnh, ta yếu.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11

Xem thêm: Chuyên đề 21 :Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XX ( Phần 1) – Lịch sử 11

0