Chuyên đề 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (Phần 1) – Lịch sử 11
*Kiến thức nâng cao: 1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai Nguyên nhân sâu xa: + Do quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản chủ nghĩa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa: Anh, Pháp, Mĩ phát triển tư bản chủ nghĩa sớm nên chiếm được nhiều thị trường và thuộc địa. ...
*Kiến thức nâng cao:
1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản chủ nghĩa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa: Anh, Pháp, Mĩ phát triển tư bản chủ nghĩa sớm nên chiếm được nhiều thị trường và thuộc địa. Còn Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản phát triển muộn nhưng lại có tốc độ nhanh lại có ít hoặc không có thị trường ở các nước thuộc địa, do các nước phát triển sớm chiếm hầu hết.
+ Chính sự phát triển không đồng đều đó làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản chủ nghĩa thay đổi về căn bản. Việc phân chia thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nha’t thông qua hòa ước Véc-xai – Oa-sinh-tơn không còn phù hợp. Từ đó dẫn đến hình thành hai khôi đếquổc đôi địch nhau.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản giải quyết khủng hoảng bằng cách phát xít hóa bộ máy nhà nước, đi đến gây chiến tranh thế giới.
+ Thủ phạm gây chiến chính là phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Song chính sách hai mặt của các cường quốc Tây Âu đã tạo điều kiện cho phát xít gây Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Nhìn nhận và đánh giá sự kiện Muy-ních
– Ngày 29 tháng 9 năm 1938, tại Muy-ních (Đức), hội nghị những người đứng đầu bốn nước Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a được triệu tập để giải quyết vấn đề Xuy-đét. Tại hội nghị này Tiệp Khắc không được tham gia hội nghị mà chỉ được mời đến để nghe kết quả hội nghị. Hội nghị quyết định cắt Xuy-đét cho Đức, trên cơ sở đó Hít-le cam kết chấm dứt mọi thôn tính ở châu Âu.
– Qua sự kiện Muy-ních đã thể hiện chính sách dung túng, nhượng bộ, lôi kéo phát xít mà các nước Anh, Pháp từ lâu đã thi hành nhằm chống lại Liên Xô.
– Sự kiện Muy-ních thực chất là sự thỏa hiệp của Anh, Pháp, I-ta-li-a với Đức nhằm thực hiện âm mưu chống Liên Xô. Nó thể hiện sự yếu kém của Anh, Pháp, I-ta-li-a trong quan hệ quốc tế và bộc lộ những bản chất hèn yêu của các nước tư bản ở Tây Âu trước họa chiến tranh phát xít.
– Sự kiện Muy-ních đã giúp Đức củng cố được địa vị của mình ở Trung Đông, Đông Nam Á trên cơ sở làm suy yêu Anh, Pháp. Đây là bước chuẩn bị cơ bản để Đức thực hiện âm mưu phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Những hoạt động chuẩn bị tiến tới gây chiến tranh của phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản
– Từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành Liên minh phát xít, còn được gọi là trục Bec-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô. Khối này vừa chống lại Quốc tế Cộng sản, vừa gây chiến tranh chia lại thế giới.
– Trong bối cảnh đó, các cường quốc tư bản và Liên Xô lại không có đường lối hành động chung. Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
– Trước hết, Hít-le quyết định sáp nhập Áo vào nước Đức, rồi tiến hành xâm lược các nước khác. Tiếp đó, Hít-le yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc chuyển giao xứ Xuy-đét cho người Đức.
– Ngày 29 – 9 – 1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Một hiệp định đã được kí kết theo đó Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. Đại biểu Tiệp Khắc được mời đêh Muy-ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định.
– Sau khi chiếm Xuy-đét, Hít-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (tháng 3-1939). Không dừng lại ở đó, Hít-le bắt đầu gây hại và chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.
4. Quá trình tấn công và thất bại của phát xít Đức ở mặt trận Liên Xô và mặt trận châu Âu
* Mặt trận Liên Xô:
– Ngày 22 – 6 -1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô bất chấp Hiệp định Xô – Đức. Đức sử dụng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” đánh vào Liên Xô theo ba hướng:
+ Đạo quân phía Bắc đánh vào Lê-nin-grát.
+ Đạo quân trung tâm tiến, vào ngoại vi Thủ đô Mát-xcơ-va.
+ Đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và phần lớn U-crai-na.
– Quân đội và nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tháng 12 – 1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu-cốp chi huy đã phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ thủ đô. Chiến thắng Mát-xcơ-va đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
– Sau thất bại ở Mát-xcơ-va, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía nam nhằm đánh chiếm Xta-lin-grát. Cuộc chiến đấu kéo dài hơn hai tháng nhưng quân Đức không thể chiếm được thành phố này.
– Từ tháng 11 -1942 đến tháng 2 -1943, diễn ra trận phản công tại Xta-lin-grát của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới. Trong trận đánh vĩ đại này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do Thông chế Pao-lút chỉ huy.
Bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
* Mặt trận châu Âu:
– Từ ngày 6 – 6 – 1944, cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi (Bắc Pháp) của liên quân Mĩ – Anh và Đồng minh mở “Mặt trận thứ hai” ở Tây Âu.
– Quân đổ bộ tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan và chuẩn bị tấn công nước Đức.
– Sau khi đẩy lùi quân đội Đức ra khỏi lãnh thổ, từ tháng 7 -1944 đến tháng 10 -1944, Hồng quân Liên Xô tiến quân vào Đông Âu, giúp nhân dân Đông Âu tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng hàng loạt các nước Đông Âu.
– Từ tháng 1 – 1945, Hồng quân Liên Xô cũng bắt đầu cuộc tấn công nước Đức ở mặt trận phía Đông.
– Tháng 2 – 1945, ở mặt trận phía Tây, Mĩ – Anh và các nước Đồng minh khác vượt sông Ranh tràn vào nước Đức.
Từ 16 – 4 đến 2-5 – 1945, Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của quân phát xít Đức. Ngày 9 – 5 – 1945, Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
5. Trận phản công tại xta-lin-grát: diễn biến và ý nghĩa
– Diễn biến:
+ Trận phản công tại Xta-lin-grát (từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943) của quân đội Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới.
+ Trong trận đánh vĩ đại này, Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do Thốhg chếPao-lút chỉ huy.
+ Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
– Ý nghĩa:
+ Trận Xta-lin-grát là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa xoay chuyển toàn cuộc chiến, giáng một đòn quyết liệt vào tinh thần chiến đấu của quân Đức.
+ Thắng lợi trong trận Xta-lin-grát đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần của Hồng quân Liên Xô trong sự nghiệp chiến đấu chống chiến tranh phát xít, bảo vệ Tổ quốc.
+ Thắng lợi này đã đánh dấu bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai: quân Đức từ chỗ tấn công chuyển sang thế phòng ngự, Liên Xô và các nước Đồng minh từ chỗ phòng ngự chuyển sang thế phản công và tiến công trên khắp các mặt trận.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11