Chuyên đề 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) – Lịch sử 11
*Kiến thức nâng cao: 1. Sự phát triển kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Rút ra nhận xét: * Nền kinh tế Mĩ: – Thập niên 20 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Mĩ phát triển ổn định và đây là thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ. + Về công nghiệp: trong những năm 1923 – 1929, sản lượng ...
*Kiến thức nâng cao:
1. Sự phát triển kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Rút ra nhận xét:
* Nền kinh tế Mĩ:
– Thập niên 20 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Mĩ phát triển ổn định và đây là thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ.
+ Về công nghiệp: trong những năm 1923 – 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, công nghiệp Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng của 5 cường Quốc Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Về nông nghiệp: phát triển mạnh mẽ, Mĩ đã áp dụng cơ khí hóa trong nông nghiệp.
– Sở dĩ kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng vì:
+ Nước Mĩ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên.
+ Mĩ không bị ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà ngược lại giành được nhiều nguồn lợi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất do bán hàng hóa, vũ khí.
+ Sau Chiến tranh thếgiới thứ nhất Mĩ có có ưu thế là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của châu Âu.
+ Mĩ sớm áp dụng thành tự khoa học — kĩ thuật vào trong sản xuất.
+ Mĩ biết sử dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa trong sản xuất.
* Nhận xét:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
– Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo công nghiệp tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và nói chung, không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
2. Nguyên nhân làm cho phong trào công nhân diễn ra sôi nổi ngay trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ
– Trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ, công nhân vẫn phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công trong xã hội.
– Đời sống của người lao động nói chung và công nhân nói riêng ngày càng giảm sút.
– Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, vận tải đường sắt… Tháng 5 – 1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ ra đời trước đó (1919), đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
3. Nguyên nhân làm cho thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934
– Từ năm 1934, với “Chính sách mới” của Chính phủ Ru-dơ-ven, nền kinh tế nước Mĩ được phục hồi và phát triển nhanh chóng. “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven đã có tác dụng thiết thực trong việc giải quyết các yêu cầu mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đặt ra như: từ trợ cấp cho người thất nghiệp, ra “‘Đạo luật phục hưng công nghiệp” nhằm tổ chức lại sản xuất và cải tiến quan hệ giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Ngoài ra, còn có các đạo luật về nông nghiệp, đạo luật về khôi phục công nghiệp quốc gia, đạo luật về an ninh xã hội…
– “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đưa nền kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại từ năm 1934. Nhờ sự phục hồi và phát triển về kinh tế nên nó kéo theo thu nhập quốc dân của Mĩ được phục hồi và phát triển.
4. Tình hình kinh tế và chính trị, xã hội ở Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Kinh tế:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
+ Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo công nghiệp tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và nói chung, không có kếhoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
– Chính trị, xã hội:
+ Thời kì tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa.
+ Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, vận tải đường sắt… Tháng 5 -1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ ra đời trước đó (1919), đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
5. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ. Diễn biến của khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ
– Nguyên nhân:
Ngay trong thời kì phồn thịnh, nền kinh tế của Mĩ đã bộc lộ những hạn chế: nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60% đến 80% công suất, nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ổ ạt, chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933).
– Khủng hoảng diễn ra:
+ Cuối tháng 10 -1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy: Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Đến cuối mùa hè năm 1932, sản xuất công nghiệp Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá sản, hàng triệu người thất nghiệp.
6. Đặc điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven
– Về kinh tế – tài chính:
+ Thông qua các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
+ Thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò “điều tiết” của nhà nước tư bản đối với đời sống xã hội.
– Về chính trị – xã hội:
+ Chi 16 tỉ đô la để cứu trợ trực tiếp cho người thất nghiệp.
+ Lập ra Quỹ liên bang để giúp các doanh nghiệp đang phá sản.
– Về đối ngoại:
+ Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11 – 1933).
+ Thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước khu vực Mĩ Latinh.
+ Thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
7. Nội dung chủ yếu của “Chính sách láng giềng thân thiện” của Mĩ
– “Chính sách láng giềng thân thiện” của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
– Đối với các nước Mĩ Latinh: Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven chấm dứt cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng, hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.
– Đối với Liên Xô: Từ năm 1933, Chính phủ Ru-dơ-ven đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
8. Những điểm cơ bản trong chính sách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) của Mĩ. Biện pháp khắc phục của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
* Những điểm cơ bản:
– Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thông Ph. Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới. Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong can khủng hoảng nguy kịch.
Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ph. Ru-dơ-ven là Tổng thống duy nhất trong lịch sử nước Mĩ suốt bốn nhiệm kì.
– Về đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình, và thiết lập ngoại giao với Liên Xô.
– Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Biện pháp khắc phục của Tống thống Mĩ Ru-dơ-ven:
– Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy: Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Đến cuối mùa hè năm 1932, sản xuất công nghiệp Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá sản, hàng triệu người thất nghiệp.
– Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng năm 1932 Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống, đã thực hiện Chính sách mới.
+ Chính sách mới của Ru-dơ-ven bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
+ Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11