24/06/2018, 17:20

Chuyên đề 17: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) (Phần 2) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 6. Phát xít Nhật gây chiến và bị thất bại ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương – Ngày 7 -12 -1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Cùng lúc đó, Nhật đổ bộ ở Nam Thái Bình Dương ...

*Kiến thức nâng cao:

6. Phát xít Nhật gây chiến và bị thất bại ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương

– Ngày 7 -12 -1941, quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Cùng lúc đó, Nhật đổ bộ ở Nam Thái Bình Dương và Bắc Mã Lai. Nhật tuyên chiến với Mĩ – Anh.

– Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành đánh chiếm khu vực Đông Nam Á: Chiếm Thái Lan, Mã Lai, Xin-ga-po.

– Đến năm 1942, Nhật đã bành trướng tối đa ở Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

– Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ-Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin. Quân Mĩ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của nước Nhật bằng không quân.

– Ngày 6 – 8 – 1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma. Ngày 8-8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu. Ngày 9-8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na-ga-xa-ki. Ngày 15 – 8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

7. Nguyên nhân Nhật Bản khai chiến với Mĩ – Anh ở Thái Bình Dương

– Để thực hiện việc bành trướng ở châu Á – Thái Bình Dương, mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là chiếm vùng Đông Nam Á. Với mục tiêu này, Nhật Bản sẽ phải đối đầu với Mĩ – Anh và các cường quốc phương Tây.

– Khi Nhật Bản nhảy vào Đông Dương (9 – 1940), quan hệ Nhật – Mĩ trở nên căng thẳng đến mức không giải quyết được trên bàn hội nghị, mà phải dùng chiến tranh.

– Nhật Bản hiểu rằng sức mạnh chủ yếu của Mĩ dựa vào hạm đội Thái Bình Dương đóng tại Trân Châu Cảng. Do đó muốn nhanh chóng đánh bại Mĩ thì phải bí mật, bất ngờ tiêu diệt hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

8. Những sự kiện chính về cuộc phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận (từ tháng 11 -1942 đến tháng 6 -1944)

Mặt trận Thời gian Chiến sự
Xô – Đức -Tháng 11-1942 đến tháng 2 – 1943.

– Ngày 5-7 T 1943 đen 23 – 8 – 1943.

-Tháng 6-1944.

–   Trận phản công thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở Xta-lin-grát. Liên Xô và Đồng minh chuyển sang thế phản công đồng loạt trên khắp các mặt trận.

–    Tại Cuôc-xơ, Hồng quân Liên Xô đánh tan 30 sư đoàn của Đức, loại khỏi vòng chiến 50 vạn quân của chúng.

–    Hồng quân Liên Xô đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.

Bắc Phi – Tháng 3 đến tháng 5 -1943. -Tháng 7-1943. –   Quét sạch liên quân Đức- I-ta-li-a khỏi lục địa châu Phi.

–   Quân Mĩ – Anh tấn công vào miền Nam I- ta-li-a và truy kích quân Đức về phía bắc, chiếm đảo Xi-xi-li-a, tiến vào thủ đô Rô-ma, buộc chính phủ I-ta-li-a đầu hàng.

Thái Bình Dương Tháng 8 – 1942 đến tháng 1 – 1943. Liên quân Anh – Mĩ đánh Nhật ở Gu-a-đan-ca-nan giành thắng lợi đã tạo ra bước ngoặt cho chiến tranh ở Thái Bình Dương.

9. Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

– Trước những hành động của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã ra sức ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh: giúp đỡ Tiệp Khắc năm 1939, kí kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Đức.

– Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Liên Xô vận động các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh.

– Khi phát xít Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã trực tiếp đương đầu với phát xít Đức. Sau khi đánh bại quân đội phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô còn giúp các nước Đông Âu đánh bại quân xâm lược Đức, giải phóng hàng loạt các nước Đông, Nam Âu.

– Hồng quân Liên Xô cùng với liên quân Anh – Mĩ tấn công vào trận sào huyệt Béc-lin tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

– Thực hiện chủ trương của Hội nghị I-an-ta, Hồng quân Liên Xô mang quân đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật, rồi cùng với lực lượng Đồng minh đánh bại phát xít Nhật vào ngày 14 – 8 – 1945, kết thúc chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.

– Sau khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô chủ trì hội nghị Pốt-xđam để giải quyết vấn đề giải giáp phát xít và sắp xếp lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

Như vậy, Liên Xô là nước đi đầu trong sự nghiệp chống chủ nghĩa phát xít.

10. Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay

– Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây bao đau thương, tang tóc cho nhân loại, vì vậy bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này là phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại.

– Ngày nay vẫn còn những cuộc xung đột vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nhân loại phải chung tay đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống các thế lực bạo loạn đang có mưu đồ dùng chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn, các xung đột.

– Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân là trách nhiệm chung của toàn nhân loại, phải ra sức giải quyết các cuộc xung đột bằng con đường hòa bình.

11. Toàn cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thời gian                            Chiến sự
1)Từ 1- 9 – 1939 đến đầu năm 1942.

Từ đầu năm 1943 đến tháng 8 -1945.

1)- Bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết châu Âu. Ngày 22 – 6 – 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô và tiến vào lãnh thổ Xô viết.

–   Ở Thái Bình Dương. Ngày 7 -12 -1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo Thái Bình Dương.

–   Ở Bắc Phi, tháng 9 11940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

–   Tháng 1 – 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập.

2) -Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (2-1943) đã tạo ra bước ngoặt của chiến tranh thế giới.

-Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh chuyển sang phản công khắp các mặt trận.

– Mặt trận Xô – Đức: đến cuối 1944 Hồng quân Liên Xô quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ Xô viết. Trên đường truy kích phát xít Đức, Hồng quân giúp đỡ nhân dân các nước Đông Âu lật đổ ách thống trị phát xít.

– Mặt trận Bắc Phi: quân Anh, Mĩ tấn công mạnh mẽ, tháng 5-1943, quân Đức và I-ta-li-a phải hạ vũ khí.

– Mặt trận Tây Âu: ngày 6 – 6 – 1944, quân Anh, Mĩ đổ bộ lên miền Bắc nước Pháp, mở Mặt trận thứ hai.

– Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Bec-lin, ngày 9 – 5 – 1945, chính phủ mới của Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

– Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật; ngày 6 và 9-8 Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 20 vạn người chết.

– Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0