23/05/2018, 15:11

Bệnh nấm phổi ở gà

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh nấm phổi có tên khoa học là aspergillosis gây ra do nấm cúc khuẩn Aspergillus fumigatus với những triệu chứng đường hô hấp. Loại nấm này có khắp mọi nơi trong thiên nhiên. Ở 37°C nấm có thể mọc khuẩn lạc màu trắng sau chuyển sang màu xanh có bụi phấn và lâu hơn chuyển ...

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nấm phổi có tên khoa học là aspergillosis gây ra do nấm cúc khuẩn Aspergillus fumigatus với những triệu chứng đường hô hấp.

Loại nấm này có khắp mọi nơi trong thiên nhiên. Ở 37°C nấm có thể mọc khuẩn lạc màu trắng sau chuyển sang màu xanh có bụi phấn và lâu hơn chuyển sang màu ghi.

Lây truyền bệnh

Bệnh lây truyền do gia cầm hít phải bào tử nấm trong không khí từ rác độn và thức ăn có nhiễm mầm bệnh. Nơi cũng có thể là nơi truyền bệnh từ trứng bị nhiễm hoặc máy ấp kém vệ sinh cho gà con. Gia cầm con rất mẫn cảm với bệnh, gia cầm lớn có sức chống bệnh cao hơn. Gà tây, gà lôi, chim cút, vịt, ngỗng… đều có thể mắc bệnh.

Triệu chứng, bệnh tích

Gà gầy, ủ rũ, kém ăn. Gà thở hổn hển, nặng nhọc, há mỏ để thở, nhịp thở nhanh, không nghe thấy tiếng ran khò khè, gà sốt, chân khô. Tỷ lệ chết từ 5-50%.

Tổn thương chính ở phổi và túi khí. Có những hạt như cái đầu đinh ghim cho tới 4-5mm, màu vàng, trắng, xanh lá cây ở phổi và túi khí. Đôi khi có thể thấy ở buồng trứng và tất cả các cơ quan phủ tạng những khuẩn lạc nấm hình hạt nhỏ màu vàng xanh bám đầy. Trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục fibrin mủ thành từng đám màu ghi vàng.

Chẩn đoán bệnh

Phát hiện qua các triệu chứng và có thể thấy được nấm Asperginus fumigatiis bằng kính hiển vi, thấy các tốn thương ở nội tạng.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh

Làm tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại, tẩy uế đồ dùng, mang ăn, uống trước khi nhập đàn gà mới. Sát trùng máy ấp, kho trứng, chất độ chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch formo sulfat đồng 5%, hoặc fibutan 20%. Đặc biệt chuồn gà bị ôm phải sát trùng để trống chuồng một thời gian.

Điều trị bệnh

+ Khi đàn gà bị bệnh cần chọn loại những con gầy yếu. khó thở, khô chân, có trường hợp loại hết chuồng vì không thể lúc nào cũng chữa khỏi được.

+ Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để hạn chế khi mới bị bệnh.

-Iod Kalium: 5-10 g/1 lít nước cho gà uống.

-Fibrotan: 0,2% pha trong nước uống.

-CuSO4: 0,3-0,5 g/1 lít nước.

-Mycostatin: 2g/100 kg thức ăn.

-Nystatin: 6 g/100 kg thức ăn.

Sử dụng từ 5-10 ngày liên tục kể từ khi nghi gà bị nhiễm nấm phôi.

-Bổ sung thêm vitamin A.

0