Bệnh cúm gà (avian influenza)
Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh cúm gà do một loại oriomyzovirus. Có nhiều serotype của virus cúm gà, có serotype độc lực cực mạnh, có serotype độc lực yếu. Nhiều loại gia cầm bị bệnh này: Gà, gà tây, vịt, ngỗng v.v… Lây truyền bệnh Lây nhiễm do không khí mang virus từ đường ...
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh cúm gà do một loại oriomyzovirus. Có nhiều serotype của virus cúm gà, có serotype độc lực cực mạnh, có serotype độc lực yếu. Nhiều loại gia cầm bị bệnh này: Gà, gà tây, vịt, ngỗng v.v…
Lây truyền bệnh
Lây nhiễm do không khí mang virus từ đường hô hấp gà bệnh phát tán ra môi trường xung quanh, từ gà bệnh tiếp xúc với gà khoẻ, từ trứng gà mẹ nhiễm sang gà con, qua dụng cụ, quần áo người chăn nuôi bị nhiễm..
Triệu chứng, bệnh tích
Tốc độ lây lan rất nhanh, hầu như toàn bộ chuồng đồng loạt mắc bệnh, tỷ lệ chết cùng khác nhau thường là tỷ lệ cao: 50-100%. Gà bệnh thường ủ rũ, kém ăn, gầy nhanh, đẻ giảm, ho, hắt hơi, lông xù bết.
Gà thở khó, vươn cổ ra để thở do thanh quản bị phù thủng nên đường hô hấp bị chèn ép hẹp lại làm cho gà nghẹt thở (giống , IB, ILT…)
Dịch nhầy chảy từ mũi, đôi khi có máu đỏ hoặc do phổi xuất huyết.
Sưng phù đầu, mào tích tím đậm, có khi sưng cả xuống vùng cổ và ngực, vùng không có lông.
Gà ít khi đi ỉa chảy.
Gà chết sau 2-3 ngày, khi bệnh kéo dài xuất hiện triệu chứng thần kinh như đầu ngoẹo, chuyển động đi vòng tròn hoặc liệt chân.
Xác chết đỏ và có xung huyết rỉ ra ở các tể chức dưới da, cơ quan nội tạng thường xuất huyết. Ớ khoang mũi thể hiện từ viêm cata, thanh dịch có bã đậu đến có mủ, niêm mạc khí quản, túi khí có dịch nhầy đục hoặc có bã đậu.
Dạ dày tuyến và mề xuất huyết đỏ nhưng mức độ xuất huyết không nặng bằng bệnh Niucatxơn, đôi khi bệnh tích lân từ dạ dày tuyến xuống tới ruột non thổ hiện bằng những điểm vàng xám trên niêm mạc.
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình để chẩn đoán, phân biệt với một số triệu chứng, bệnh tích tương tự:
Bệnh Niucatxơn: Cũng bị thần kinh khi bị bệnh mãn tính, có triệu chứng hô hấp nhưng nhẹ hơn bệnh cúm gà, xuất huyết dạ dày tuyến đậm hơn, nặng hơn, ưu thế biểu hiện trên triệu chứng, bệnh tích đường tiêu hoá như ỉa phân xanh, vàng trắng.
Bệnh CRD: Ưu thế đường hô hấp, ít biểu hiện đường tiêu hoá, dạ dày tuyến, mề không xuất huyết. Dùng kháng sinh Tiamulin, Tylosin, Sunovil có hiệu quả rõ rệt.
Bệnh IB, ILT: Rõ nhất ở đường hô hấp nhưng bệnh ít chết hơn, bệnh tích thanh quản, khí quản trầm trọng hơn.
Bệnh Coryza: Cũng sưng phù đầu, chảy nước mắt, mũi nhưng ít chết hơn. Dùng kháng sinh Tiamulin, Tylosin, Sunovil, Trimetoxazol, Costrim điều trị có kết quả tốt.
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh
+ Hiện nay chưa có loại vaccin nào đặc hiệu cho bệnh này nên chủ yếu phòng bệnh bằng cách tăng sức đề kháng cơ thể gà bằng các loại thuốc bổ:
-B complex: 1 g/3 lít nước uống hoặc 1 g/1 lít thức ăn. Dùng 3-5 ngày.
-Complex: 1 g/3 lít nước uống hoặc trộn 1kg thức ăn. Dùng 5-7 ngày.
-Solminvit: gà thịt 1 g/1 lít nước uống trong 3-7 ngày.
Gà đẻ: 0,5 g/1 lít nước uống trong 3-7 ngày.
-Multivit: 1 ml/2 kg TT, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2-3 ngày.
+ Vệ sinh thú y:
Tẩy uế chuồng trại, máng ăn, nước uống bằng chloramin T (Halamid) 0,2%.
Điều trị bệnh
Không có thuốc điều trị cúm gà. Tuy nhiên, có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị các vi trùng kế phát. Có thể dùng một trong các loại sau:
-Tetracyclin: 0,125 g/1 lít nước uống hoặc 0,01-0,04 g/1 con. Dùng 3-5 ngày.
-Oxytetraoyclin; 0,125 g/1 lít nước uống. Dùng 3-5 ngày liền.
-Chloramphenicol 10%: Tiêm 1 ml/5-7 kg TT, tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần. Dùng 3-5 ngày.
-Choramphenicol: Trộn 2 g/1 kg thức ăn hoặc pha 1 g/1 lít nước cho uống. Dùng 3-5 ngày.
-Genta costrim: 1 gam pha 1 lít nước hoặc 1 kg thức ăn dùng 3-5 ngày.
-Hantril 10%: 1 ml/2 kg TT, gà dùng liên tục 3- 5 ngày.
-Genta tylo: Gà đẻ, gà hậu bị dùng 1 ml/1 kg thể trọng, tiêm dưới da trong 3-5 ngày.