Phong cách Bonsai Nhật
đã nhanh chóng trớ thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Nhật Bản và có vẻ như nó đã được rèn luyện ở cả cấp độ tinh thần lẫn thẩm mỹ. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 11 đến 12, sự hội nhập văn hóa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã diễn ra, nhất là Nhật Bản, nước đã tiếp ...
đã nhanh chóng trớ thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Nhật Bản và có vẻ như nó đã được rèn luyện ở cả cấp độ tinh thần lẫn thẩm mỹ.
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 11 đến 12, sự hội nhập văn hóa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã diễn ra, nhất là Nhật Bản, nước đã tiếp nhận nghệ thuật và triết học của Trung Quốc một cách nhanh chóng. Có lẽ Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc là tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất với các nhà sư của giáo phái này vốn giữ vai trò hàng đầu trong việc giới thiệu nghệ thuật bonsai cho các tầng lớp quyền quý Nhật Bản. Một bậc thầy về bonsai người Nhật Bản đang làm việc
Bonsai đã nhanh chóng trớ thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Nhật Bản và có vẻ như nó đã được rèn luyện ở cả cấp độ tinh thần lẫn thẩm mỹ.
Trong khi các nhà sư ứng dụng các phương pháp tinh thần trừu tượng, thì có những chứng cứ đáng quan tâm cho thấy từ cuối thế kỷ thứ 13, những cây còi cọc hoang dã đã được thu thập và được những người dân bình thường uốn nắn như những cây bonsai ngày nay. Những kỹ thuật đặc biệt cũng đã bắt đầu được phát triển từ thời điểm này, mặc dầu theo thi sĩ Yoshida Kendo đã gợi ý trong tác phẩm Essay in Idleness vào khoảng năm 1330 rằng các kết quả không phải lúc nào cũng luôn thành công và thường trở thành những vật dị dạng hơn là thẩm mỹ. Ông cho rằng bonsai đi ngược với tự nhiên. Đã có lần ông cho bonsai là người ăn xin với tay chân bị vặn vẹo. Ngày nay, những lý lẽ tương tự cũng xuất hiện ở bất cứ nơi nào trồng bonsai. Cây du vỏ xám nay đã có sẵn hình dạng của một cây thu nhỏ tuy vậy nó không có giá trị cao
Sự phát triển của bonsai ngày nay
Cũng như các hình thức giải trí khác, bonsai cũng phái trải qua sự thay đổi về mốt qua nhiều năm. Ví dụ như vào giữa thế kỷ thứ 17, người ta ưa chuộng hoa trà, kế đó là các loại cây khô (họ thạch nam). Các biến thể mới được trưng bày hàng năm tại các cuộc triển lãm hoa ngày nay. Một số tài liệu đã ghi nhận là có 162 loại cây khô mới và khoảng 200 loại hoa trà. Đã có lúc sự đam mê về những loại cây được đa dạng hóa mạnh đến nỗi khuynh hướng thẩm mỹ đối với nghệ thuật bonsai đã hoàn toàn biến mất trong cuộc tìm kiếm điên cuồng nhằm tìm ra những mẫu lá và màu sắc mới.
Tuy vậy, nó vẫn tiếp tục tồn tại và trong thời kỳ Edo (giai đoạn trị vì của dòng họ Tokugawa [1603—1868], nó đã trở thành một hình thức nghệ thuật rất tao nhã. Các kỹ thuật đã được lễ nghi hóa, hình dạng cùng với cách bố trí cành và tán cây phải tuân theo những nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Nhiều sách chỉ dẫn đã được đưa ra nhằm mô tả chi tiết những yêu cầu chính xác đối với một cây bonsaì lý tưởng và đưa ra những chỉ dẫn cực kỳ tỉ mỉ các kỹ năng chăm sóc.
Vào cuối thế ký thứ 19, bonsai đã trở thành một ngành công nghiệp với nhiều nghệ nhân chuyên nghiệp và những người trồng cây vì mục đích thương mại cung cấp bonsai cho nhu cầu không ngừng tăng ở mọi tầng lớp xã hội. Vào năm 1892, Hội nghị nghệ thuật bonsai đầu tiên đã được tổ chức ở một nhà hàng tại Tokyo, và trong năm 1928, cuộc triển lãm đầu tiên trong một chuỗi gồm 10 cuộc triển lãm Kokufu (có nghĩa là thủ đô trong tiếng Nhật) đã được tổ chức tại viện bảo tàng Metropolitan Art Museum ở Tokyo. Một cây hắc tùng với tất cả mọi vẻ huy hoàng của nó. Các cây có hình dáng như thế này rất đắc và chỉ có các nhà sưu tầm có tầm cỡ mới sở hữu được nó mà thôi
Phong cách bonsai Nhật Bản và Trung Quốc
Trong khi nghệ thuật bonsai Nhật Bản trải qua nhiều thế kỷ phát triển và tinh lọc, không ngừng đưa ra những tác phẩm đã được đơn giản hóa và theo những người phương Tây, có thể được cho là thẩm mỹ hơn, thì ở Trung Quôc chỉ có một thay đổi quan trọng là sự hấp dẫn của nghệ thuật bonsai đã mang tính quần chúng nhiều hơn. Có nhiều huyền thoại và truyền thuyết quanh nghệ thuật bonsai của trung Quốc, và sự hình thành các thân cây và rễ đươc tạo dáng kỳ lạ hoặc giống với hình dạng của thú vật ngày nay vẫn còn được đánh giá cao. Bonsai Trung Quốc được tạo dáng theo những cảnh quan tưởng tượng và theo hình ảnh những con rồng hung hăng, và việc tạo dáng cho cây thành những con rắn uốn lượn được ưu tiên hơn hình tượng của cây.
Rõ ràng là bonsai kinh điển của Nhật Bản tuân thủ những phong cách rạch ròi dựa trên những hình ảnh đã được lý tưởng hóa của các dáng cây tự nhiên. Mỗi cây bonsai tự biểu lộ bản thân nó và biểu lộ môi trường tự nhiên mà nó sống trong đó. Các rễ có hình thú của cây sageretia đầy cá tính này là một mẫu bonsai điển hình của Trung Quốc.