23/05/2018, 15:35

Quy ước thẩm mỹ về cây cảnh nghệ thuật

Một dáng thế đẹp là cây có sự cần đối hài hoà toàn diện từ việc tạo dáng, kỹ thuật uốn nắn cây đến sự lựa chọn chậu và trưng bày. Để có những cây cảnh đẹp yêu cầu tuân thủ nguyên tắc tạo hình sau đây. Những quy ước thẩm mỹ về cây cảnh nghệ thuật – Quy tắc cân đối hài hoà : Quy tắc này ...

Một dáng thế đẹp là cây có sự cần đối hài hoà toàn diện từ việc tạo dáng, kỹ thuật uốn nắn cây đến sự lựa chọn chậu và trưng bày.

Để có những cây cảnh đẹp yêu cầu tuân thủ nguyên tắc tạo hình sau đây.

Những quy ước thẩm mỹ về cây cảnh nghệ thuật

Quy tắc cân đối hài hoà: Quy tắc này thể hiện sự cân đối hài hoà về đường kinh gốc, thân và cành, hài hoà với kích thước chậu, màu sắc chậu tạo sự phối màu, đường nét được tôn thêm..

Quy tắc tỷ lệ – kích thước: Kích thước thân, cành, chiều dài thân cành, độ lớn của tán… kích thước của cây so với chậu, vị trí trồng cây trong chậu.

Quy tắc thị giác:

+ Mặt tiền: Đề cập đến điểm quan sát cây hay mặt tiền của cây, vì mỗi cây chỉ có một điểm thể hiện hết vẻ đẹp của cây từ gốc rễ đến thân cành và lá cây.

+ Màu sắc: hình dáng, màu lá, vỏ cây với màu sắc chậu, sự phối hợp màu sắc các vật che phủ, trang trí như cỏ rêu hay ngôi chùa, hòn đá…

+ Quy tắc trồng cây, bố trí cây: Vị trí trồng cây trong chậu (Cây to trồng ở gần, cây nhỏ trồng xa, các cây không trồng cùng trên một dường thẳng ngang theo chậu…), sự phân cành( cây bên ngoài cành tàn ngả ra ngoài để đón ánh sáng), phông nền khi trưng bày cây. Thân cây thể hiện sự già nua

Các quy ước cụ thể về cây cảnh nghệ thuật

Rễ cây cảnh

– Rễ nổi trên mặt đất, thấy rõ nơi xuất phát (lộ căn- phơi căn)

– Rễ phân bố đều quanh gốc thân tạo sự vững chãi cho thân và sự kiếm tìm thức ăn.

Riêng với dáng hoành – bán huyền hay huyền – thác đổ; … thì rễ tập trung phía đối diện với hương nghiêng tạo sự cân bằng.

– Rễ không mọc quặt vào thân, mọc bên này vòng sang bên kia.

– Rễ không chỉ mọc ở 1 phía của thân Bộ rễ cây đẹp

Thân cây cảnh

– Vỏ cây thể hiện sự già nua, trưởng thành như mốc mác, sần sùi u bướu, nứt nẻ…tạo về từng trải sự phong sương đây chính là vẻ đẹp của cây

– Vỏ không có vết sẹo dây cuốn trên vỏ

– Màu sắc, hình dạng vỏ phù hợp với màu chậu

– Gốc to hơn thân và ngọn (thân bồ ngọn chỉ) phần dưới đầy đặn càng tăng thêm vẻ trưởng thành cho cây

– Thân có các hình dáng nhất định, phù hợp với cấu trúc cành và màu sắc vỏ

Cành, tán lá

Cành là cấu trúc thể hiện rõ dáng thế muốn thể hiện của cây, cây dáng thế đẹp cành phân bố như sau:

– Cành phân bố xoắn trôn ốc từ dưới lên trên

– Kích thước cành có độ lớn giảm dần từ dưới lên trên, cành to phía dưới cành nhỏ ở trên

– Chiều dài cành có độ dài giảm dần từ dưới lên trên

– Độ lớn của mỗi cành theo quy luật to ở gốc và thon dần về phía ngọn cành

– Các cành không xuất phát từ 1 điểm, cành mọc song song không phát triển, cành không được mọc kiểu xương cá

– Cành không mọc ở chỗ lõm của thân (phần âm của thân)

– Cành/ nhánh 1 bố trí gần vuông góc với mặt tiền, nhánh thứ 2 tạo với mặt tiền nửa góc vuông (góc 450), nhánh 3 nằm phía mặt sau của thân tạo cho cây chiều sâu

– Các cành tán của cây tạo thành 1 hình tam giác

 Cách lấy cành

– Lấy cành nằm sát góc chuyển của thân hoặc ngay đỉnh của góc chuyển

– Không lấy cành ở ngay sau góc chuyển

– Không lấy cành ở giữa 2 góc chuyển

– Không lấy cành ở trên góc chuyển

– Khi cắt vát thân để tạo ngọn mới

– Lấy cành liền sát mặt cắt đối diện với ngọn mới

– Không lấy cành đối diện với mặt cắt vì cùng phía với ngọn

+ Cành dưới cùng lấy 2/3 chiều cao cây

+ Cành dưới cùng to nhất rồi giảm dần lên trên theo độ giảm của thân cây (đường kính cành = 2/3 đường kính thân nơi tiếp giáp)

+ Khoảng cách các cành giảm dần từ dưới lên trên

+ Hai cành liên tiếp không được trùng hướng

Tán cây là một trong những yếu tố tạo thành vẻ đẹp hoàn thiện cho cây, căn cứ theo dáng cây, ý tưởng định thể hiện mà có một số kiểu tán:

* Các kiểu tán cây bố trí tán lá theo dáng thế cây

– Dáng thẳng, dáng nghiêng, hơi nghiêng nhìn các cành tán nằm ngang

– Dáng huyền nhai- thác đổ bố trí cành tán nằn 2 bên cành uốn lượn, ngọn hơi vươn lên tạo sự mềm mại uốn lượn

– Kiểu gió đùa- bạt phong: Thân nhánh tạt về một bên, thân nghiêng theo hướng gió. Nếu bạt phong hồi đầu thì ngọn hơi quay ngược lại hướng gió thổi

– Kiểu văn nhân: Thân cao mảnh song vững chắc, các nhánh thưa, mảnh và dài chia thành các khối rõ rệt. Nhằm tạo sự mảnh khảnh nhưng kiên cường vững chãi.

– Kiểu đa thân một gốc nhiều thân); có thân chính là trung tâm của bố cục, lớn hơn các thân con, các nhánh năng ngang, song che lấp nhau, mỗi cây có một không gian riêng, ngọn cao thấp khác nhau nhăng tạo cảm giác sâu xa.

– Dáng rừng cây nhiều thân từ nhiều gốc): Số thân là số lẻ, thân to ở mặt tiền thân nhỏ phía sau, ngọn cây cao thấp khác nhau

0