23/05/2018, 15:35

Ba dưỡng chất chủ yếu cho bon sai

Trên tất cả các gói phân đều có phân tích về NPK (đạm, lân, và kali), phần ghi chú này sẽ cho bạn biết về nồng độ và sự cân đối của ba thành phần dưỡng chất chủ yếu cho . N=đạm Đạm giúp cây rắn chắc, khỏe mạnh và làm cho lá đậm màu. Thiếu đạm sẽ làm cho các cành con mảnh dẻ, yếu, và nhỏ, lá ...

Trên tất cả các gói phân đều có phân tích về NPK (đạm, lân, và kali), phần ghi chú này sẽ cho bạn biết về nồng độ và sự cân đối của ba thành phần dưỡng chất chủ yếu cho .

N=đạm

Đạm giúp cây rắn chắc, khỏe mạnh và làm cho lá đậm màu. Thiếu đạm sẽ làm cho các cành con mảnh dẻ, yếu, và nhỏ, lá vàng và mau rụng. Quá nhiều đạm sẽ làm cho thân cây có nhiều nhựa và lá lớn, đây là hai điều làm cho cây dễ bị nấm tấn công. Đạm nhanh chóng bị cây sử dụng hết nên bạn phải thường xuyên bổ sung.

Chú thích màu

P= lân

Lân giúp rễ phát triển nhanh và khỏe mạnh và giúp cây tạo ra nhiều quả. Thiếu lân, rễ sẽ giảm tăng trưởng, làm cho sức khỏe chung của cây bị suy yếu và làm tán lá bạc màu. Các loại bon sai có hoa phải được bón phân có nhiều lân khi chúng khó ra quả.

K= kali

Kali giúp cân bằng tác động của đạm. Nó giúp cho cây nở hoa cũng như giúp chống lại các loài nấm gây bệnh, và thường giúp cho cây cứng cáp nhằm chống lại môi trường và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể tránh được tình trạng bờ lá bị khô nẻ – thường là ở cây trăn và cây thích – bằng cách tăng lượng kali của phân. Hãy tăng lượng kali cho các loài bon sai có hoa khi chúng chậm ra hoa.

Sau các chữ NPK sẽ có ba chữ số, như là NPK 7:8:8, cho biết tỉ lệ của các thành phần và nồng độ của phân. Ví dụ, NPK 7:8:8 chứa 7 phần đạm, 8 phần lân, và 8 phần kali. Đây là loại phân khá cân đối và không quá nồng đối với bon sai. Sản phẩm với chỉ số NPK là 25:15:15 không chỉ có lượng đạm quá cao mà còn quá nồng đối với bon sai. Nếu sử dụng cho bon sai, bạn phải pha loãng nồng độ xuống còn một nửa hoặc thậm chí còn phải loãng hơn nữa.

Những cách bón phân đối với từng loài cụ thế được chỉ dẫn tường tận ở phần Danh mục các loài bon sai.

Lúc nào thì nên dùng loại phân nào

Đừng bón cho cây lượng phân mà chúng không thể dùng hết hoặc vào lúc chúng không cần đến, như là vào mùa thu. Nếu không, bạn có thể làm nóng rễ. Dùng các loại phân thông thường chỉ với một nửa nồng độ, nhưng thường bạn phải làm giảm thêm nồng độ như đã được chỉ dẫn. Những biếu đồ này chỉ ra bởi chương trình bón phân cơ bản. Nhưng ngoài ra còn một số điểm bạn cần lưu ý. Phần lớn các loài có lá mọc quanh năm vẫn hoạt động chút ít trong mùa đông thế nên cũng hữu ích khi bón cho chúng với phân bón không mạnh và phóng thích chậm như bột xương hoặc các viên chất hữu cơ vào cuối mùa thu. Trong giai đoạn phát triển, các loài có lá rộng bản sẽ phát triển mạnh hơn nếu bón thêm đạm.

Hãy luyện cho những cành con vững chải hon bằng phân không có đạm vào cuối mùa hè và vào mùa thu. Việc bón phân có nồng độ đạm cao vào cuối múa hè sẽ làm cho cây mọc ra những cành yếu ớt sẽ bị chết vào ngay đợt giá rét nặng đầu tiên hoặc sẽ làm cho cây héo trong mùa đông đối với bon sai nội thất. Chúng cũng chậm ra hoa. Việc tăng lượng lân cũng giúp phục hồi sức khỏe cho các cây yếu và các cây vừa được trồng lại, và thúc đẩy sự sai quả ở các loài như là bêri, táo malus, và hỏa thích (pyracantha). Bón phân không chứa đạm vào cuối hè và đầu thu ngăn cản các cành mọc muộn, giúp thân và cành lớn thêm và làm cho cây cứng cáp để chịu đựng qua mùa đông. Việc tăng thêm lượng kali cũng làm cho thân và cành của cây lớn thêm và thúc đẩy sự ra hoa.

0