04/06/2018, 09:09

Cây xương rồng và 20 tác dụng chữa bệnh hay

Xương rồng không chỉ được sử dụng để làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh rất ít người có thể ngờ tới. Vậy xương rồng có những tác dụng gì. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiể kỹ hơn về cây xương rồng và tác dụng chữa bệnh của nó. Tìm hiểu cây xương rồng Mô tả cây ...

Xương rồng không chỉ được sử dụng để làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh rất ít người có thể ngờ tới. Vậy xương rồng có những tác dụng gì. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiể kỹ hơn về cây xương rồng và tác dụng chữa bệnh của nó.

  • Tìm hiểu cây xương rồng
    • Mô tả cây xương rồng
    • Phân bố, thu hái và chế biến
    • Thành phần hóa học
    • Tác dụng dược lý
  • Một số tác dụng của cây xương rồng
    • Xương rồng ông
    • Xương rồng bà
  • Một số hình ảnh của cây xương rồng

Tìm hiểu cây xương rồng

Mô tả cây xương rồng

Cây xương rồng còn có tên gọi khác là bá vương tiêm, hóa ương lặc. Tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. và thuộc họ nhà Thầu dầu Euphorbiaceae.

Cây có chiều cao trung bình, nhiều cành, mỗi cành có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ nhưng rất ít, hầu hết lá biến thành gai, mọc cạnh mép của cành. Gân lá không nhìn thấy rõ.

Hoa có cuống ngắn, mọc thành từng tán tại điểm hõm của mép cành. Mỗi cụm hoa bao gồm 3 tổng bao, đường kính 1cm, hình cầu dẹt, màu vàng, những hoa ở giữa không có cuống, những hoa ở cạnh có cuống ngắn, đầu xẻ 2, vòi nhụy tách rời. Hoa nở vào mùa xuân. Quả có đường kính khoảng 1cm.

Cây xương rồng Việt Nam được chia làm hai laoji là xương rồng ông và xương rồng bà

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây xương rồng có rất nhiều loại khác nhau. Vì vậy, mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ phân bố tại những địa điểm khác nhau. Trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu loại xương rồng gai phổ biến ở Việt Nam đó là xương rồng ông và xương rồng bà.

Hai loại xương rồng này thường mọc hoang hoặc được trồng ở các tỉnh miền núi nước ta. Cây xương rồng thường được sử dụng để làm cảnh hoặc trồng để làm hàng rào. Ngoài ra, loại xương rồng này cũng xuất hiện ở một số nước trên thế giới như Ai Cập, Ấn Độ,..

Xương rồng có thể thu hái quanh năm. Bộ phận của cây xương rồng thường được sử dụng đó là nhựa cây.

Thành phần hóa học

  • Thân xương rồng chứa epi-friedelinol, friedelan 3αol C30H52O, α taraxerol, β taraxerol, friedelan 3βol C30H52O.
  • Nhựa xương rồng chứa α euphorbol C31H52O, xycloartenol C30H50O, β amyrin C30H50O và euphol γ-euphorbol.
  • Toàn bộ cây chứa axit fumaric, axit tactric và axit xitric.

Tác dụng dược lý

Nhựa của cây xương rồng rất độc. Vì vậy, tuyệt đối không nên để nhựa xương rồng dính vào mắt. Trong dân gian người ta thường sử dụng xương rồng để làm thuốc tẩy, chữa đau bụng. Tuy nhiên, tác dụng dược lý của xương rồng rất mạnh nên trước khi sử dụng cần phải kết hợp với một số loại thuốc khác.

Đối với các vết thương bên ngoài xương rồng được dùng làm thuốc sát trùng, chữa đau răng, diệt sâu bọ. Nhưng, cây xương rồng có chứa độc nên khi dùng mọi người nên thật cẩn thận.

Xương rồng rất độc vì vậy khi sử dụng nên cẩn thậnXương rồng rất độc vì vậy khi sử dụng nên cẩn thận

Một số tác dụng của cây xương rồng

Xương rồng ông

Chữa đau nhức răng

Lấy một cành xương rồng cạo bỏ hết phần gai rồi đem đi nướng cho mềm. Bỏ phần xơ rồi cho thêm tý muối. Lấy một miếng xương rồng nướng đặt vào vùng răng bị đau ngậm chặt. Nếu thấy nước nhớt thì nhổ đi. Tuyệt đối không được nuốt nếu không sẽ gây nên tình trạng đau bụng. Mỗi ngày ngâm khoảng từ 3 đến 4 lần.

Làm thuốc chữa báng

Lấy nhựa xương rồng, 3 phần bồ hóng bếp, nửa chén men rượu trộn đều với nhau thành hỗn hợp nhão. Viêm thành viên kích thước bằng hạt ngô.

Mỗi ngày uống khoảng 3 viên. Sau khoảng 3 ngày sử dụng nếu đi ngoài thấy nước tiểu như màu trắng nước vo gạo là khỏi. Tuy nhiên, để khỏi hẳn thì bạn nên sử dụng từ 2 đến 3 ngày nữa. Lưu ý khi sử dụng xương rồng để làm thuốc chữa báng bạn không nên ăn hành sống và thịt mỡ.

Chữa đau lưng, gai cột sống

cây xương rồng ôngXương rồng ông có rất nhiều tác dụng chữa bệnh

Xương rồng có tác dụng chữa đau lưng và gai cột sống rất tốt. Xương rồng đem rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng vài phút để loại bỏ các tạp chất. Tiếp theo đem xương rồng đi nướng đều 2 mặt cho nóng. Dùng khăn sạch cuốn lại rồi đắp lên vùng bị đau nhức. Đợi từ 5 tới 10 phút xương rồng nguội bớt thì thay bẹ mới. Cách làm này giúp lưu thông máu và hút máu bầm hiệu nghiệm.

Hạ đường huyết

Lấy 500 lá xương rông nấu với nước chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Uống cho tới khi nào đường huyết ổn định thì dừng lại.

Trị sốt

Dùng nước ép quả xương rồng, cho thêm chút mật ong vào, chia ra thành nhiều phần nhỏ giúp nhanh khạc ra đờm. Nhờ tính mát, giải nhiệt mà nó còn có tác dụng chữa sốt.

Chữa xơ gan cổ trướng

Lấy nhựa mủ hoa với bột gạo, viên cỡ hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 2 viên. Chú ý người đang có thai không nên dùng.

Xương rồng bà

Chữa bỏng

Để nói về chữa bỏng thì xương rồng được xem như thần dược chữa bỏng rất hiệu nghiệm. Bạn chỉ cần dùng lá xương rồng bỏ gai rồi đem giã nát đắp lên vùng bị bỏng. Cách làm này sẽ giúp những vùng da bị bỏng chống được nhiễm trùng và nhanh lên da non.

cây xương rồng bàXương rồng bà trị bỏng rất hiệu quả

Trị mụn đầu đinh

Để trị mụn đầu đinh bằng lá xương rồng bạn chỉ cần giã xương rồng bà bỏ gai giã cùng với lá ớt đắp lên vùng bị mụn nhọt. Những nốt mụn đầu đinh sẽ nhanh tảo mủ và làm mủ nhanh chín hơn.

Trị ho

Mỗi ngày lấy 60g xương rồng sắc uống, khoảng 2 đến 3 ngày là giúp long đờm, đánh tan cơn ho.

Một số hình ảnh của cây xương rồng

cây xương rồngCây xương rồng ông xương rồng bàCây xương rồng bà.
0