04/06/2018, 09:09

Cây ngải cứu có những tác dụng tuyệt vời gì

Ngải cứu không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà còn thường được dùng để làm vị thuốc. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng sẽ mang lại rất nhiều tác hại. Vậy ngải cứu có những tác dụng và tác hại gì. Tìm hiểu về cây ngải cứu Đặc điểm nhận biết Bộ phận dùng được Thành phần hóa học ...

Ngải cứu không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn mà còn thường được dùng để làm vị thuốc. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng sẽ mang lại rất nhiều tác hại. Vậy ngải cứu có những tác dụng và tác hại gì.

  • Tìm hiểu về cây ngải cứu
    • Đặc điểm nhận biết
    • Bộ phận dùng được
    • Thành phần hóa học
  • Tác dụng của cây ngải cứu
    • Điều hòa kinh nguyệt
    • Rất tốt cho bà bầu
    • Sơ cứu vết thương
    • Người kém ăn, suy nhược cơ thể
    • Trị mẩn ngứa, làm trắng da
    • Giúp lưu thông máu não
    • Giảm mỡ bụng
  • Không nên dùng ngải cứu khi
  • Một số hình ảnh và chế phẩm của cây ngải cứu

Tìm hiểu về cây ngải cứu

cây ngải cứuCây ngải cứu thường mọc hoang ở nhiều nơi.

Đặc điểm nhận biết

Ngải cứu là cây thân cỏ sống lâu năm, thân cây có rãnh rọc. Lá mọc so le, hai mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trên có màu lục, mặt dưới có màu trắng đục, nhiều lông. Cây ngải cứu thường mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, chính nhờ những tác dụng tuyệt vời mà ngải cứu mang lại thì hiện nay đã có rất nhiều nơi trồng ngải cứu với mục đích kinh doanh để bào chế thuốc.

Bộ phận dùng được

Tất cả các bộ phận của cây ngải cứu đều có thể dùng được. Người ta thường hái ngải cứu sau đó rửa sạch phơi khô. Ngải cứu phơi khô thường được gọi là ngải điệp. Ngải cứu phơi khô để càng lâu càng tốt.

Thành phần hóa học

Toàn bộ cây ngải cứu đều có chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen và sesquiterpen. Ngoài ra còn dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol.

Trong Ngải cứu Việt Nam, có nhiều chất màu indigo – base, gần 50 hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá chủ yếu là β caryophylen 24% và β cubedene 12% ( PROSEA -1999).

cây ngải cứuNgải cứu rất tốt khi sử dụng để tắm cho trẻ nhỏ

Tác dụng của cây ngải cứu

Điều hòa kinh nguyệt

Ngải cứu rất tốt cho những phụ nữ dối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Trước khi có kinh khoảng 1 tuần, hàng ngày bạn nên lấy ngải cứu giã nước uống. Bạn sẽ thấy không còn hiện tượng đau bụng kinh nữa mà kinh nguyệt cũng đều hơn.

Rất tốt cho bà bầu

Ăn ngải cứu giúp an thai, an cho cho thai nhi. Đặc biệt rất đối đối với những phụ nữ động thai, ra máu hay bị chứng đau bụng.  Không những tốt cho thai nhi mà còn rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Sơ cứu vết thương

cây ngải cứuNgải cứu giúp xơ cứu vết thương nhanh chóng

Khi bị chảy máu hay đau nhức bạn chỉ cần giã nát lá ngải cứu cùng với một chút muối hột rồi đắp lên vết thương là có thể giảm đau nhức và cầm máu nhanh chóng.

Người kém ăn, suy nhược cơ thể

Dùng ngải cứu 250gr, câu kỷ tử 20gr, đinh quy 10gr, lê 2 quả, 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150gr, cho vào nồi với nửa lít nước, nêm gia vị vừa ăn. Nấu sôi, hạ nhỏ lửa hầm đến khi còn 250ml nước, ăn làm 5 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần.

Trị mẩn ngứa, làm trắng da

Để trị mụn bằng lá ngải cứu chỉ cần giã nát lá ngải cứu tưới đắp lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Thực hện đều đặn bạn sẽ thấy da trắng lên mà những nốt mụn cũng không còn nữa.

Lá ngải cứu cũng có thể sử dụng để tắm trị rôm sảy cho trẻ nhỏ rất hiệu quả mà lại an toàn.

Giúp lưu thông máu não

cây ngải cứuNgải cứu giúp lưu thông máu não

Để giúp máu lưu thông lên não bạn chỉ cần rán trứng với ngải cứu để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, ngải cứu còn là phương thuốc trị chứng đau đầu hiệu quả.

Giảm mỡ bụng

Dùng 1kg muối rang với một bó ngải cứu to cho đến khi ngải mùi, cho vào 1 chiếc túi nhỏ chườm bụng 2 lần mỗi ngày. Có tác dụng làm tan mỡ, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, các bệnh phụ khoa, đa lưng sau mang thai.

Không nên dùng ngải cứu khi

Ngải có tác dụng an thai nếu chỉ ăn từ 1 đến 2 bữa ngải cứu tuần, mỗi bữa chỉ ăn một lượng nhỏ. Nhưng nếu mẹ bầu cố tình ăn quá nhiều ngải cứu sẽ khiến tử cung co bóp mạnh, rất dễ sinh non hoặc sảy thai.

Những người bị bệnh viêm gan không nên ăn ngải cứu. Vì tình dầu trong ngải cứu có chưa độc tính sẽ khiến gan bị nhiễm độc. Đối với những người viêm gan thì việc này lại càng nguy hiểm hơn.

Những người bị bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành,… không nên ăn món trứng rán ngải cứu nếu không muốn gặp nguy hiểm.

Mặc dù ăn ngải cứu rất tốt cho những người đi tiểu nhiều, giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, những người bị rối loạn đường ruột lại không nên ăn.

Một số hình ảnh và chế phẩm của cây ngải cứu

Cây ngải cứu có thể làm bánh
0