Một chuyên gia nghiên cứu làm việc trong Viện Y học Đồng Tế, Trung Quốc đã tìm ra một loạt chất trong óc lợn có tác dụng cải thiện được chứng mất trí ở người già, cũng như bào chế ra được vị thuốc.
Một số nghiên cứu cho rằng thành phần của óc heo chứa ít lượng đạm hơn gan và tuỷ sống. Kể cả hàm lượng vitamin cũng hoàn toàn không thể so sánh với những thực phẩm quen thuộc như thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò. Do vậy, óc heo hoàn toàn không phải thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe con người.
– Trong mỗi 100g óc lợn chứa các dưỡng chất như: Chất đạm: 9g, lượng cholesterol: 2500 mg, chất béo: 9,5g, sắt: 1,6g, bên cạnh đó còn có đường, nước, canxi, phôt pho.
– So với gan lợn, lượng đạm, đường và canxi trong óc lợn tương đương, nhưng lại có lượng phốt pho ít hơn, nhất là thành phần sắt thấp hơn 7 lần và lượng nước cao hơn. Nồng độ cholesterol cao hơn thận gấp 3 lần, gấp 5 lần so với gan và gấp nhiều lần so với thịt nạc. Ngoài ra, lượng lipid trong óc lợn cũng cao hơn gan lợn 3 lần.
Tác dụng của óc heo
Mặc dù không chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên óc heo lại chứa những chất có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, rất tốt cho bà bầu hay bị chứng đau nửa đầu, chóng mặt nguyên do từ rối loạn tiền đình.
Thật vậy, theo Đông y: Óc heo có vị ngọt, tính hàn, hay được dùng để chữa đầu phong, chóng mặt, nở chan, da nứt nẻ, mụn nhọt đau nhức.
Thêm nữa, thành phần của óc cũng chứa những chất có lợi cho bà bầu cải thiện trí nhớ. Ăn ở mức độ vừa phải sẽ rất tốt cho bà bầu giảm suy nhược thần kinh, nguyên từ gây ra bệnh đau nửa đầu.
Đông y cũng cho rằng não heo là món ăn có vị ngọt, tính ẩm, rất bổ dưỡng, thường dùng đễ chuyên trị đầu phong choáng váng, khí đầy sinh báng.
Một số cách chế biến óc heo
Món ăn chế biến từ óc lợn cho người làm việc quá sức, thần kinh suy yếu, hoặc người lớn tuổi suy giảm trí nhớ
Cách làm: 1 bộ óc lợn, xuyên qui (10 gr), câu đằng (8 gr), nhãn nhục (10 gr), liên nhục (10 gr), câu kỷ tử (10 gr), ích trí nhơn (8 gr), thiên ma (10 gr). Chưng cách thủy cho đến khi tất cả vị thuốc mềm.
Món ăn làm từ óc lợn
Món ăn cho người hay bị nặng đầu hay bị choáng, kém trí nhớ, mắt mờ, thường xuyên bị ngủ mơ liên miên, ngủ chập chờn,
Cách làm: 1 bộ óc heo, đại phòng sâm (15 gr) tất cả mang chưng cách thủy ăn. Nếu người lớn tuổi, sử dụng cao ly sâm thay thế vị phòng đại sâm. Nếu ăn thường xuyên sẽ giúp não bộ hoạt động rất tốt, tăng cường trí nhớ, người tỉnh táo.
Chữa thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình từ món óc lợn
Cách làm: Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết với nước sôi để nguội, đem hầm kỹ trong 30 phút và dùng trong ngày liên tục 7 ngày.
Hoặc: óc lợn 100g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, hành 20g, gừng tươi 10g, tỏi 20g, xì dầu. Rãi gừng và hành giã nhỏ lên óc lợn, vảy rượu vang lên trên sau đó mang hấp cách thuỷ khoảng 30 phút, sau đó cho vào ít dầu vừng, tỏi, xì dầu.
Chữa suy nhược thần kinh, đau đầu
Cách làm: 1 bộ Óc lợn, trứng gà 1 – 2 quả, rửa sạch huyết, cắt bỏ gân máu trong óc lợn, đánh đều với trứng gà sau đó mang đi tráng chín ăn.
Chữa rối loạn thần kinh gây đau đầu từ món óc lợn
Cách làm: 1 bộ Óc lợn, 15g mộc nhĩ đen, ngâm, rửa sạch, tất cả cho lên chảo xào với 1 thìa dầu thực vật trong 30 phút
Sau đó, cho thêm các nguyên liệu gồm một thìa rượu vang, muối, những gia vị khác và một chút nước. Sau đó cho óc lợn vào, cho thêm một bát nước nhỏ, đun trên lửa nhỏ khoảng 40 phút.
Chú ý ăn óc lợn như thế nào cho đúng?
Chú ý khi ăn óc lợn
Trong óc heo chứa nhiều cholesterol nên cần tránh ăn quá nhiều hay quá thường xuyên. Bà bầu bị đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não chỉ nên ăn óc heo 1 lần trong tuần.
Nếu có tiền sử về bệnh tim mạch thì nên hạn chế ăn món này vì lượng cholesterol trong óc heo rất cao sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch.
Khi chế biến, không nên nấu với nhiều nước, nấu vừa chín tới, không để quá lâu. Nếu nấu với nhiều nước và chín kỹ thì lượng lớn phospholipid sẽ bị giảm
Cần tránh sử dụng óc lợn cho những bệnh nhân bị nhiệt chứng, phát sốt, dễ mấc chứng phát phong, sinh nhiệt.