24/06/2018, 17:21

Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975 (Phần 2) – Lịch sử 12

Câu 8: So sánh hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc Tiêu chí so sánh Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất Chiến tranh phá hoại lần thứ hai 1. Thời gian đánh phá Từ 5 – 8 – 1964 đên 1 – 11 -1968. Từ 6 – 4 – 1972 đến 15 – 1 – 1973. 2. Quy mô đánh phá Đánh phá một số noi ...

Câu 8: So sánh hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc

Tiêu chí so sánh Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất Chiến tranh phá hoại lần thứ hai
1. Thời gian đánh phá Từ 5 – 8 – 1964 đên 1 – 11 -1968. Từ 6 – 4 – 1972 đến 15 – 1 – 1973.
2. Quy mô đánh phá Đánh phá một số noi ở miền Bắc, như cửa sông Gianh (Quảng Bình), Vinh-  Bến Thuỷ (Nghệ An), Lạch Trường (Thanh Hoá), thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh).

Ngày 7-2- 1965, đánh phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn cỏ (Quảng Bình)…

Ngày 6 – 4 – 1972, Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số  nơi thuộc khu IV cũ. Đến ngày 9 – 5 – 1972, tuyên bố phong toả cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc. Ngày 14 – 12 – 1972, Nichxơn phê chuẩn kê hoạch mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng.
 3. Âm mưu Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chông Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đât nưóc.

Như cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhâ’t.

Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Giành thắng lợi quyết định về quân sự, buộc ta phải chấp nhận đàm phán ở hội nghị Pari theo những điều khoản có lợi cho Mĩ.

4. Kết quả chiến đấu của quân dân miền Bắc Trong 4 năm (từ 5 – 8 – 1964 đến 1 – 11 – 1968), miền Bắc bắn rơi và phá hủy 3243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công Mi, bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến.

Ngày 1 – 11 – 1968, Mĩ tuyên bố ngừng hẳn chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Đã bắn rơi 81 máy bay (trong đó 34 máy bay B52, 5 máy bay F111), bắt sống 43 phi công Mĩ. Tính chung, trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai (từ 6-4- 1972 đến 15 -1 -1973), miền Bắc bắn rơi 735 máy bay Mĩ (trong đó có 61 máy bay B52, 10 máy bay F111), bắn chìm 125 tàu chiến loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ.

Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Câu 10: Diễn biến và kết quả của cuộc tấn công Mậu Thân 1969

-Sau 2 cuộc phản công mùa khô, trên cơ sở nhận định so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Hơn nữa trong năm 1968, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ nảy sinh những mâu thuẫn mà ta có thể lợi dụng được.
-Ta đã chủ trương mở cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy” trên khắp chiến trường miền Nam, chủ yếu là ở các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ – ngụy, buộc Mỹ phải rút quân về nước.
- Đêm 30 rạng ngày 31/01/1968 (giao thừa Tết Mậu Thân), quân chủ lực của ta đã đồng loạt tấn công và nổi dậy ở 37/44 thị xã, 4/6 thành phố trên toàn miền Nam.
-Ở Sài Gòn, quân ta đã tấn công vào các vị trí cơ quan đầu não của địch như Tòa Đại sứ, Dinh Độc lập, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu …
-Trong đợt này, quân ta đã loại khỏi vòng chiến 147.000 tên, trong đó có 43.000 lính Mỹ và chư hầu, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của địch.
-Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy, có thêm nhiều lực lượng mới chống Mỹ và chính quền Sài Gòn được mở rộng.
-Sau đợt tấn công Tết, ta tiếp tục tiến công đợt 2 (4/5 – 18/6) và đợt 3 (17/8 – 23/9).
-Đây là một đòn bất ngờ làm cho địch choáng váng, nhưng do lực lượng của địch còn mạnh, nên chúng đã nhanh chóng tổ chức phản công giành lại những mục tiêu bị ta chiếm đồng thời cũng đã làm cho ta bị tổn thất khá nặng nề.

-Tuy vậy, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã làm cho phong trào phản chiến đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam ở Mỹ dâng cao, buộc tổng thống Giôn- xơn phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh, ngừng mọi hoạt động bắn phá miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Paris để chấm dứt chiến tranh.
-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 9: Kết quả của cuộc Chiến đấu chống chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh ”và ”Đông Dương hóa chiến tranh ”của Mỹ.

– Chiến đấu chống ”Việt Nam hóa chiến tranh ”là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch.
– 1969: thực hiện lời chúc Tết của Bác Hồ, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

a. Thắng lợi về chính trị
– Ngày 6.6.1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
Ngày 2-9-1969 Bác Hồ qua đời là một tổn thất lớn đối với cách mạng.
– Ngày 24 – 25.04-1970: hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.
– Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục.
– Quần chúng nổi dậy phá ”Ấp chiến lược”, chống ”bình định”. Đầu năm 1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân

b. Thắng lợi quân sự:
– Ngày 30.04 – 30.06.1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.
– Từ 12.02 đến 23.03, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân ”Lam Sơn-719 ”của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương

Câu 11: Diễn biến, kết quả của Cuộc Tiến công chiến lược 1972.

– Phát huy thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao trong hai năm 1970 – 1971, ta đã quyết định mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam trong năm 1972.
– Ngày 30/3/1972, quân ta tấn công vào Quảng Trị, Từ đó mở rộng tiến công ra khắp chiến trường miền Nam và kéo dài trong năm 1972.

– Trong năm 1972, Quân ta đã tấn công địch trên quy mô lớn với cường độ mạnh và ở hầu hết các địa bàn chiến lược quan trọng của địch; chọc thủng 3 tuyến phòng thủ mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-Trong 3 tháng đầu, quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 20 vạn quân đội Sài Gòn, giải phóng một vùng lãnh thổ rộng lớn với hơn 1 triệu dân.

– Sau đòn tấn công bất ngờ của ta, quân đội Sài Gòn được sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ đã phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đồng thời, Mỹ cũng tiến hành ném bom và bắn phá miền Bắc trở lại.
– Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 cho thấy, quân đội Sài Gòn với quân số hơn 1 triệu được trang bị hiện đại vẫn không đủ khả năng để “tự đứng vững” và “tự gánh vác lấy chiến tranh” khi quân viễn chinh Mỹ rút lui. Trước tình thế đó, Mỹ đã tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh – tức là thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 12: So sánh chiến lược ”Chiến tranh cục bộ ” và ”Việt Nam hóa chiến tranh ”
Chiến lược Chiến tranh cục bộ 65-68 ”Việt Nam hóa ” chiến tranh 1969 – 1973

Điểm khác nhau

– Tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ, quân Đồng minh, quân Sài gòn, Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
– Để rõ bộ mặt xâm lược trắng trợn
– Tiến hành ở hai miền: bằng các cuộc hành quân tìm diệt và bình định ở miền Nam, và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
– Qui mô: lớn và ác liệt hơn nhiều – Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mỹ, vẫn do cố vấn Mỹ chỉ huy. Tiếp tục quốc sách ”bình định ”
– Thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu ”Dùng người Việt đánh người Việt”, để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường.
– Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu ”Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương ”.

-Qui mô lan rộng ra cả Đông Dương

Câu 13: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Đồng Khởi

*   Nguyên nhân bùng nổ

Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn. Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật. Luật 10/59 (tháng 5 – 1959) cho phép tay sai Diệm thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào hoặc bất cứ ai có biểu hiện chống lại chúng, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn thử thách.

Tháng 1 – 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm, và nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.

Được Nghị quyết 15 của Trung ương soi sáng, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Câu 14: Tại sao nói: Phong trào Đồng Khởi đã chuyển Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Phong trào Đồng Khởi đã chuyển Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Mĩ xâm lược miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, “luật 10-59”, “cải cách điền địa”, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật”… Mĩ Diệm đã kìm kẹp, bóc lột và đàn áp khốc liệt, phong trào cách mạng miền Nam bị tổn ‘thất nặng nề.

Cách mạng miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ Diệm để củng cố hòa bình, giữ gìn lực lượng cách mạng.

Phong trào đấu tranh của quần chúng chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hòa bình, dân chủ… đã đi từ đấu tranh chính trị đến kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ.

Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.

Phong trào “Đồng khởi” rộng lớn, tiêu biểu là khởi nghĩa Trà Bồng và nổi dậy ở Bến Tre. Đến năm 1960 ở hàng trăm xã thôn chính quyền địch tan rã, chính quyền cách mạng được hình thành.

Phong trào “Đổng khỏi” đã đưa tới sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-1 – 1960), thành lập Trung ương cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam. “Đồng khởi” đã làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm và giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.

Như vậy, cách mạng miền Nam đã từ đấu tranh chính trị giữ gìn lực lượng tiến dần lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành quyền làm chủ, phát triển thành chiến tranh cách mạng.

Phần tiếp theo:

Phần 1:Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Phần 1) – Lịch sử 12

Phần 3:Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1954-1975 (Phần 3) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0