Chuyên đề 2: Lịch sử thế giới hiện đại ( Phần 1) – Lịch sử 11
ĐỀ 1 Câu 1: Lập niên biểu về các sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1937 theo yêu cầu dưới đây: Sự kiện chính Nội dung cơ bản 1)…………………………… ...
ĐỀ 1
Câu 1: Lập niên biểu về các sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1937 theo yêu cầu dưới đây:
Sự kiện chính | Nội dung cơ bản |
1)…………………………… | ………………………………. |
……………………………… | ………………………………. |
……………………………… | ………………………………. |
2)………………………….. | ………………………………. |
……………………………… | ………………………………. |
……………………………… | ………………………………. |
Câu 2. Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thếgiới. Nhận xét về phong trào này.
Câu 3. Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thếgiới diễn ra như thế nào?
Câu 4. Ghi sự kiện lịch sử cho phù hợp với thời gian cho sẵn về tiến trình của Chiến tranh thếgiới thứ hai (1939-1945) ở bảng kê dưới đây:
Thời gian | Sự kiện chính |
1 – 9 -1939
9 -1940 26 – 6 – 1941 7 – 12 – 1941 1 -1942 2 – 2 – 1943 6 – 6 – 1944 9 – 5 – 1945 15 – 8 – 1945 |
………………………………….
…………………………………. …………………………………. …………………………………. ………………………………… …………………………………. ………………………………… …………………………………. ………………………………… |
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:
Câu 1:
Sự kiện chính | Nội dung cơ bản |
1) Phong trào Ngũ tứ | – Bùng nổ ngày 4 – 5 – 1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
– Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. – Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới. – Từ sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sâu rộng. |
2) Cuộc chiến tranh Bắc phạt | Những năm 1926 -1927, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc chiến tranh đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương, gọi là Chiến tranh Bắc phạt. |
– Quân cách mạng chiếm các thành phố Nam Kinh, Thượng Hải. Sau đó, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến ở Thượng Hải, rồi thành lập chính phủ tại Nam Kinh. Đến tháng 7 – 1927, chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Cuộc chiến tranh Bắc phạt thất bại. | |
3) Cuộc Nội chiến Quốc – Cộng | – Cuộc nội chiến Quốc – Cộng, diễn ra trong những năm 1927 -1937.
– Quân đội Tưởng Giới Thạch đã tổ chức bốn lần vây quét lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản, nhưng đều bị thất bại. – Tháng 10 – 1934, Hồng quân công – nông phải tiến hành cuộc phá vây, rút khỏi căn cứ địa cách mạng, tiến lên phía bắc, trong lịch sử gọi là cuộc vạn lí trường chinh. – Tháng 7 – 1937, Nhật xâm lược Trung Quốc, Đảng Cộng sản đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến để chống Nhật. |
Câu 2:
*Nêu một số nét khái quát:
-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những tiến bộ rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
-Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. Từ đó dẫn đến sự ra đời của một số chính đảng tư sản ờ Đông Nam Á như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai.
-Đến đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành, nhiều đảng cộng sản được thành lập như Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5 – 1920), Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Mã Lai… thành lập trong năm 1930.
-Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và quyết liệt.
Nhận xét:
-Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
-Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp tạo bước ngoặt cho phong trào.
-Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung, từ 1940 trở đi lần lượt chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 3.
-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở Lào và Cam-pu-chia, nên nhân Lào và Cam-pu-chia đứng lên đấu tranh chống Pháp.
+ Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam diễn ra trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo do Chậu-pa-chay lãnh đạo kéo dài trong những năm 1918 -1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
+ Ở Cam-pu-chia, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng.
-Từ năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 -1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Lào và Cam-pu-chia.
-Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh. Trong điều kiện đó, một số cơ sở cách mạng của Đảng đã được xây dựng và củng cố ở các thành phố lớn như Viêng Chăn, Phnông Pênh. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia cho đến khi Chiến tranh thếgiới thứ hai bùng nổ.
Câu 4:
Thời gian | Sự kiện chính |
1 – 9 -1939 | Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ. |
9 -1940 | I-ta-li-a tấn công Ai Cập |
26 – 6 -1941 | Đức tấn công Liên Xô. |
7-12-1941 | Nhật tấn công Mĩ ở Ha Oai. |
1 -1942 | Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập. |
2 – 2 -1943 | Chiến thắng Xta-lin-grát. |
6-6-1944 | Anh – Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp. |
9-5-1945 | Phát xít Đức đầu hàng. |
15 – 8 -1945 | Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến tranh kết thúc. |
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11