27/04/2018, 13:50

Câu 36 trang 106 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 2

a) Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho. ...

a) Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

Cho nửa đường tròn đường kính AB cố định. C là điểm trên nửa đường tròn, trên dây AC kéo dài lấy điểm D sao cho CD = CB.

a) Tìm quỹ tích các điểm D khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

b) Trên tia CA lấy điểm E sao cho CE = CB. Tìm quỹ tích các điểm E khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho.

Giải

 

a) Chứng minh thuận:

Ta có: (widehat {ACB} = 90^circ ) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra: (widehat {BCD} = 90^circ )

             CD = CB (gt)

Suy ra: ∆BCD vuông cân tại C.

 ( Rightarrow widehat {CDB} = 45^circ ) hay (widehat {ADB} = 45^circ )

AB cố định. Khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB thì D chuyển động trên cung chứa góc 45º dựng trên đoạn thẳng AB cố định.

Ta có dây AC thay đổi phụ thuộc vào vị trí điểm C trên nửa đường tròn đường kính AB.

− Dây AC lớn nhất bằng đường kính của đường tròn. Khi C trùng với B khi đó D trùng với B. Vậy B là điểm của quỹ tích.

− Dây AC nhỏ nhất có độ dài bằng 0 khi C trùng với A, thì khi đó D trùng ới B’ là giao điểm của tiếp tuyến đường tròn đường kính AB tại A với cung chứa góc 45º vẽ trên AB.

Chứng minh đảo: Lấy điểm D’ tùy ý trên cung BB’, nối AD’ cắt đường tròn đường kính AB tại C’. Nối BC’, B’D’.

Ta có: (widehat {AD'B} = 45^circ ) (vì D’ nằm trên cung chứa góc 45º vẽ trên AB).

Trong đường tròn đường kính AB ta có:

(widehat {AC'B} = 90^circ ) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

( Rightarrow widehat {BC'D'} = 90^circ )

Suy ra: ∆BC’D’ vuông cân tại C’

( Rightarrow ) C’B = C’D’

Vậy quỹ tích các điểm D khi C chuyển động trên nửa đường tròn đường kính AB là cung (overparen{BB'}) nằm trên cung chứa góc 45º vẽ trên đoạn AB, trong nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm C.

b) Chứng minh thuận:

Trong đường tròn đường kính AB ta có:

(widehat {ACB} = 90^circ ) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

CB = CE (gt)

( Rightarrow ) ∆CBE vuông tại C

( Rightarrow widehat {CEB} = 45^circ )

(widehat {CEB} + widehat {AEB} = 180^circ ) (hai góc kề bù)

( Rightarrow widehat {AEB} = 135^circ )

AB cố định, C chuyển động trên đường tròn đường kính AB thì E chuyển động trên cung chứa góc 135º dựng trên đoạn AB cố định.

− Khi dây AC có độ dài lớn nhất bằng đường kính đường tròn, thì C trùng với B nên E trùng với B ( Rightarrow ) B là 1 điểm của quỹ tích.

− Khi dây AC có độ dài nhỏ nhất bằng 0 thì C trùng với A. Khi đó E trùng A nên A là 1 điểm của quỹ tích.

Vậy E chuyển động trên 1 cung chứa góc 135º vẽ trên đoạn AB nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C.

Chứng minh đảo: Lấy E’ bất kỳ trên cung chứa góc 135º. Kẻ AE’ cắt đường tròn đường kính AB tại C’.  Nối BE’, BC’.

Ta có: (widehat {AE'B} = 135^circ ) (vì E’ nằm trên cung chứa góc 135º)

(widehat {AE'B} + widehat {BE'C} = 180^circ ) (kề bù)

( Rightarrow widehat {BE'C'} = 180^circ  - widehat {AE'B} = 180^circ  - 135^circ  = 45^circ )

Trong đường tròn đường kính AB ta có:

(widehat {AC'B} = 90^circ ) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

Suy ra: ∆E’C’B vuông cân tại C’. ( Rightarrow ) C¢E¢ = C¢B

Vậy quỹ tích các điểm E khi C chuyển động trên đường tròn đường kính AB là một cung chứa góc 135º vẽ trên đoạn AB nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C.

Sachbaitap.com

0