09/06/2018, 22:14

Cách tính thời gian bắt đầu một ngày mới - Câu hỏi hay

Tại sao chúng ta không quy ước thời gian bắt đầu một ngày mới lúc 0h là vào buổi sáng khi mặt trời mới mọc thay vì lúc nửa đêm? ...

Tại sao chúng ta không quy ước thời gian bắt đầu một ngày mới lúc 0h là vào buổi sáng khi mặt trời mới mọc thay vì lúc nửa đêm?

thời gian mặt trời mọc trong năm có cố định đâu bạn
người xưa có câu: Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối là vì thế. Hơn nữa cái đồng hồ người ta quy ước kim ngắn quay 1 vòng là 12 h thì lấy số 12 trên cùng (cuối cùng) làm mốc cho tiên chứ bạn ai lại lấy nửa nửa vừa khó coi vừa khó nhớ bây giờ là mấy giờ - (Long Gia)

Thời sơ khai người ta thường đo thời gian bằng một cây cọc cắm thẳng và chia bóng cây cọc đó thành các phần đều nhau. Cách gọi thời gian các nước, các dân tộc, vùng khác nhau nhưng đều có điểm chung là lúc giữa trưa mặt trời đứng bóng là nửa ngày. Sở dĩ không lấy bắt đầu ngày là buổi sáng vì lúc này rất khó xác định vị trí bóng cây cọc vì ánh mặt trời lúc buổi sáng thường không thấy mặt trời rõ bằng buổi trưa. Sau này ngành hàng hải và thiên văn ra đời thống nhất chia trái đất ra làm 24 múi giờ và lấy giữa trưa là nửa ngày tức là 12 giờ trưa là giữa ngày thì 24 giờ đêm hay 0 giờ là bắt đầu một ngày mới. Chứ nếu lấy 12 giờ trưa là 0 giờ các hoạt động sự, kiện trong ngày sẽ nằm ở hai ngày rất khó tính. Lấy 0 giờ giữa đêm là hợp lý hơn vì đêm ít hoạt động, sự kiện hơn. Sau này các nước thống nhất nhau cách tính ngày giờ như ngày nay và qui ước giờ giữa các địa phương (quốc gia) bằng cách chia trái đất là 24 múi giờ, bắt đầu từ kinh tuyến 0 (đi qua đài thiên văn Greenwitch), các múi giờ tiếp theo từ 0 đến 24 không theo đường kinh tuyến mà bao phủ một quốc gia hay vùng miền nào đó. Các quốc gia đều tính 0 giờ vào giữa đêm cho quốc gia hay vùng lãnh thổ, còn khi tính so sánh với quốc tế sẽ là giờ GMT (Greenwich Mean Time) cộng thêm hay trừ đi số giờ chẵn (phút giây vẫn như nhau). Tên múi giờ không phải là quốc gia mà theo tên thủ đô, như Việt Nam là giờ Hà Nội là +7, nhanh hơn giờ GMT 7 giờ. - (Anh Tuấn)

À, vì lúc ấy là 5h - 6h sáng bạn ạ và nếu vậy thì có lẽ giao thừa bạn sẽ ngắm pháo hoa ban ngày. - (kimsoche)

Cách tính giờ ngày nay thực ra bắt nguồn từ cách tính lịch âm của người phương Đông chúng ta. Lịch âm người xưa dùng 12 con Giáp để tính giờ. Một con Giáp ứng với 02 giờ. Bắt đầu từ giờ Tý (từ 23h-01h hôm sau), Sửu (từ 01h-03h)...cứ thế cho đến giờ Hợi (21h-23h) là kết thúc một ngày. Giữa giờ Tý (tức 0h) theo triết lý Âm Dương là thời điểm khí âm cực thịnh, và khí dương cực suy. Sau đó, theo nguyên tắc dương bắt đầu thịnh lại thì âm suy dần, một ngày mới lại bắt đầu. Lý do là thế! - (Còi)

người ta quy định 12h là lúc mặt trời chiếu thẳng vào chỗ đó trên trái đất, sau đó mới suy ra 0h là nửa đêm bạn nhé, chứ quy ước theo bạn thì lấy gì làm quy chiếu ?? - (abcd)

buồn cười quá, đó là qui ước mà. bạn có quyền không chấp nhận nhưng mọi thứ sẽ phức tạp hơn. - (tinphong94)

Bởi vì có phải ngày nào mặt trời cũng mọc đâu! - (Quang Minh)

câu hỏi này theo mình là thông minh vì k phải ai cũng hỏi được câu này! nhưng thực ra từ ngày xưa ng ta cũng đã tính giờ bắt đầu từ nửa đêm rồi bạn ạ! còn lý do như m.n đã giải thích! - (Khánh Đào Duy)

Chỉ là quy ước thôi bạn ah giờ Quốc tế được chia làm 24 múi giờ và được dùng trên khắp thế giới còn theo như bạn nói thì đó là giờ địa phương , mỗi một địa phương theo chiều Đông Tây có một giờ khác nhau không Thuận lợi trong các hoạt động kinh tế xã hội vì vậy giờ địa phương không được sử dụng rộng rãi. - (Thế Lĩnh)

Vậy theo bạn khi mặt trời mới mọc là khi nào, bạn có thể nhìn thấy mặt trời mọc chỗ này nhưng chỗ khác vẫn là tối. Chính vì thế nên mới sinh ra các múi giờ khác nhau trên toàn thế giới.. - (Khoahoc)

Phụ thuộc vào vòng quay của trái đất quanh Mặt trời,đều là có tính toán khoa học rồi chứ không phải ngẫu nhiên đâu bạn ơi, - (Hùng Trịnh)

Sáng sớm hay chiều tối là điểm trung bình chuyển giao giữa tối và sáng hay ngược lại làm sao lấy sáng sớm làm điểm bắt đầu được. Nên lấy từ điểm mà mặt trời khuất xa chúng ta nhất. - (Sùng cha)

Bởi vì thời gian chỉ là một sự kéo dài của những vật sống biết phân biệt nên mới đặt ra thôi. Thực tế "không" mới tồn tại mãi mãi vì không có gì là vĩnh hằng. Mà là "không" thì không có thời gian mà không gian mới là tồn tại. Ví dụ ta đi từ a đến b mà mãi không đến, ta càng đi càng không tới,ta cảm thấy lâu và xa nên ta cảm nhận được điều đó nên mới đặt ra khái niệm thời gian. Từ đó trải qua quá trình lâu xa nên mới đặt ra giờ như ngày nay. Nếu ta cũng tương tự, ta làm một vật quay y như đồng hồ nhưng chia nấc thang một ngày đêm của ta bây giờ là 24h làm 16 bậc gọi là một ngày 16h, 8h=ngày, 8h=đêm...hoặc xé nhỏ hơn là ngày 40h...do vậy thời gian giờ giấc thực tế chỉ là con người đặt ra và thống nhất lấy một cái quy ước chung nhất làm chung cho toàn thể nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn cãi - (ta tran van)

Tôi thấy câu trả lời của "Sùng cha" là thuyết phục nhất. - (cu Tít)

Lấy 0 giờ thay cho 6 giờ sáng cũng được nhưng không tiện lợi bằng lúc 24 giờ đêm vì vậy tại sao lại không chọn. - (NQT)

Tất cả là do quy ước của con người thôi? - (Minh Sang)

Nếu ngày xưa quy ước như vậy, ngày nay bạn lại hỏi sao không đặt 0h là nửa đêm....Quy ước mang tính lịch sử rồi. - (tuanteocdt)

câu hỏi rất vui, theo tôi thì vì… tự nhiên nó như thế, hehe - (Luan Le)

10001 năm nữa mọi ngừoi sẽ tính giờ theo cách khác, các bạn ráng chờ nha. - (cachang)

Không phải quốc gia nào cũng tính ngày mới từ 0h00, chẳng hạn như Israel - (Vũ Nguyễn Fiat)

Theo mình thì điện thoại hỏi ông Omega thì rõ ngay, hình như ông ấy ở Thụy sỹ.... - (Hero)

Cái này theo tôi hiểu là phụ thuộc vào con gà trống các bác ạ,  giải thích nhiều như các bác đau cái đầu quá ! - (lip)

Dương lịch chia ngày thành 24h, ngày mới bắt đầu từ 0h. Âm lịch chia ngày thành 12 canh giờ, mỗi giờ gắn tên moitj con vật trong 12 con giáp,. Tý là con đứng đầu 12 con giáp và giờ tý được tính từ 23h đến 1h (dương lịch) nhưng giao thừa hàng năm cả dương lịch và âm lịch đều tính năm mới bắt đầu từ 0h (dương lịch). Vậy thì ngày mới không thể bắt đầu từ 23h dương lịch (đầu giờ Tý được) mà bắt đầu từ giữa giờ Tý, như vậy sự thiêng liêng của giao thừa mới được giữ vững và đáp ứng cả dương và âm lịch - (Xuân Văn Pham)

0