09/06/2018, 22:14

Chất Nitơ lỏng có nguy hiểm cho con người ko? - Câu hỏi hay

Trong cảnh gần cuối của một bộ phim, khi nhân vật bị Nitơ lỏng đổ vào người thì bị đóng băng lại. Vậy Nito lỏng có gây độc hại đến con người và môi trường xung quanh không? Và nó được dùng để làm gì? ...

Trong cảnh gần cuối của một bộ phim, khi nhân vật bị Nitơ lỏng đổ vào người thì bị đóng băng lại. Vậy Nito lỏng có gây độc hại đến con người và môi trường xung quanh không? Và nó được dùng để làm gì?

Nitơ lỏng là một dạng khí hóa lỏng, trong khí quyển của trái đất khí Nitơ chiếm khoản 78% và đây là thành phần của mọi cơ thể sống, khí Nitơ hoá lỏng ở nhiệt độ -196 độ C và thường được dùng trong các phòng thì nghiệm để làm lạnh vận chuyển thực phẩm, bảo quản các bộ phận cơ thể, tinh trùng, trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học, nghiên cứu các tác nhân làm lạnh, dùng trong da liễu để loại bỏ các tác nhân xấu trên da, các tế bào tiền ung thư, tải nhiệt các bộ phận máy móc sinh nhiệt lớn như CPU, GPU... - (trantrunghieu08)

Có, rất nguy hiểm. Khi các phái võ lâm đánh lại Ma giáo. Trưởng của ngũ lục kiếm phái luyện đòn lạnh bằng cách giấu nito lỏng trong tay áo và đã gây cơn cảm hàn cho Giáo chủ của ma giáo. Bạn không biết à - (Láo)

Ni tơ hoá lỏng có thể được sử dụng trong mai táng nữa. Nếu dìm xác vào 1 thùng ni tơ lỏng, sau đó sử dụng lực rung...xác sẽ vở ra thành các miếng rất nhỏ. Sau đó bay hơi, sử dụng từ trường để hút hết các kim loại tồn dư. Khi đó, xác chỉ còn lại chút tro tàn. Tro hữu cơ sau đó có thể trồng cây. Đây là phương pháp mai táng của tương lai bạn ạ. - (dr_truongson)

Dính vào người nó gây đông ngay lập tức và hiện tượng phỏng lạnh.
Ni tơ lỏng không độc hại với con người và môi trường khi hóa hơi, vì bản chất của nó cũng chỉ là ni tơ thôi. Tác dụng của ni tơ lỏng thì rất nhiều, nhưng chủ yếu người ta sử dụng để làm lạnh sâu do hiện tượng bay hơi của nó. - (lez)

Nitơ lỏng bạn tưởng tượng cũng giống như khí gas nạp vào trong hệ thống trong điều hòa nhà bạn thôi nếu nỡ bị dính vào tay sẽ gây ra bỏng lạnh. Nghĩa là khu vực đó sẽ bị bỏng rát thậm chí hoại tử. Vì thế khi làm việc với ni tơ lỏng cần dụng cụ và bảo hộ đặc biệt. - (XTPro)

Bản thân khí ni tơ không độc hại nó chiếm khoảng 70% trong không khí. Để hóa lỏng ni tơ cần làm lạnh khí ni tơ xuống -196 độ C. Đặc điểm nữa của nitơ là khả năng dẫn nhiệt cực tốt, nếu bị nitơ lỏng đổ vào mô sống nó sẽ làm đóng băng ngay lập tức và có thể làm vỡ vụn. - (levida78)

Nó chỉ quá lạnh thôi. Mình từng ăn kem làm tại bàn bằng Nitơ lỏng tại resort 5 sao ngoài Đà Nẵng. Người ta cho nguyên liệu kem vào 1 cái tô inox và cho nitơ lỏng vào. Sau đó, người ta dùng cây trộn 1 phút là thành kem. Ăn rất ngon. - (tampham)

Về nguyên lí cơ bản khí N2 trơ ở điều kiện bình thường nhưng khi hoá lỏng người ta phải hạ nhiệt xuống cỡ -200 độ C kèm theo điều kiện áp suất. Do vậy khi tiếp xúc trực tiếp với mô sống ( cơ thể sống) sẽ nhanh chóng lấy nhiệt của mô này gây đóng băng các mô sống này, như vậy rất nguy hiểm cho cơ thể người. - (ket)

Nitơ lỏng bay hơi ở nhiệt độ -196oC, có thể gây đóng băng cho mô sống khi tiếp xúc, gây ra bỏng lạnh. Nitơ được tách từ trong không khí và được hóa lỏng bằng cách làm lạnh, trong không khí có khoảng 78% khí Nitơ, hàng ngày bạn hít thở nó, vậy theo bạn nó có độc không? - (Hayday HN)

Thì bác thấy rồi đấy! Nito lỏng làm đóng băng gần như mọi vật, tại vì nhiệt độ của nó quá thấp. Nếu chúng bắn vào người chúng ta sẽ bị phỏng rất nguy hiểm, nó sẽ gây hoại tử mô thì phải... Đa phần dùng trong công nghiệp, dùng trong hệ thống làm lạnh các thiết bị như chíp vi xử lý... - (Đình Linh)

Chạm vào nitơ lỏng gọi là bị bỏng lạnh bạn à, đóng băng và vỡ tan luôn, bạn thử đổ nitơ lỏng vào 1 cái lá, cái lá đóng băng xong vỡ luôn :D - (a_new_day1503)

Khí ni tơ hoá lỏng khi -196 độ C.Với nhiệt độ này thì sẽ gây bỏng nặng(bỏng lạnh) cho con người .Vì vậy làm gì mà có chuyện lấy khí Nito lỏng đổ vào người được. - (Nguyễn Duy Sự)

theo mình biết nito lỏng có 3 mối nguy hiểm lớn nhất là
1- dễ gây nổ: ở nhiệt độ thường nito lỏng sẽ hoá hơi làm tăng dần áp suất trong bình chứa. nếu bình chứa nito lỏng kín se gây nổ bình.
2- bỏng lạnh: như nhiều bạn đã nói ở trên.
3- gây ngạt thở do thiếu oxy: trong phong kín, khi nito lỏng bị rò ri ra ngoai va hoá hơi nhanh, một lương khí nito lớn sinh ra choán chỗ của không khí, gây ra tình trạng thiếu oxy. Do khí nito không màu, việc thiếu oxy khong thế nhận biết bằng măt thường nên khi nhận biết nguy hiểm thường quá muộn. Các phòng nghiên cứu dùng nito lỏng đều có máy đo nồng độ oxy và đồng hồ hiện thị nồng đọ oxy o ngoài cửa. Trước khi vào phòng phải kiểm tra nồng độ oxy.
Ngoài ra theo mình nhơ từng đọc một nghiên cứu sinh học là khi hít phải nito nồng độ cao vào máu, não sẽ phát tín hiệu cho hemoglobin không vận chuyển oxy nữa. Tim sẽ ngừng đập ngay tưc thì.
Tóm lại nito lỏng rất nguy hiểm các bạn a. - (Phượng)

Nitơ là một khí chiếm 78% trong không khí. Nó hóa lỏng ở -196oC, nito lỏng không có trong tự nhiên mà được sản xuất công nghiệp bằng hóa lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn. Nếu Nito lỏng đổ vào người với một lượng lớn, phần bay hơi lấy nhiệt làm người đóng băng là đúng, còn chết hay không là do ... đạo diễn phim. Nito lỏng dùng trong công nghiệp, với độ lạnh của nito lỏng sẽ làm một số kim loại dẫn điện gần bằng 0 dùng cho các thanh dẫn điện từ máy phát ra trạm biến áp, các nam châm điện hay các thí nghiệm cần dòng điện cực lớn; làm mát các thiết bị sinh nhiệt nhu CPU máy tính. Nito lỏng dùng trong bảo quản thực phẩm; trong y tế bảo quản, trứng, tinh trùng, bộ phận cơ thể; trong da liễu làm chết các tế bào gây bệnh... và rất nhiều ứng dụng khác - (Anh Tuán)

Nitơ lỏng là nitơ trong một trạng thái lỏng ở nhiệt độ rất thấp. Nó được sản xuất công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt không màu trọng lượng riêng 0,807 g / ml ở điểm sôi của nó và một hằng số điện môi 1.4. Nnitơ lỏng thường được gọi bằng LN2, viết tắt hoặc "LIN" hoặc "LN "và có số UN 1977.
Ở áp suất khí quyển, nitơ lỏng sôi ở nhiệt độ 77 K (-196 °C, -321 °F) và là một chất lỏng đông lạnh có thể gây đóng băng nhanh chóng khi tiếp xúc với mô sống, có thể dẫn đến bị tê cóng. Khi được cách nhiệt thích hợp với nhiệt độ xung quanh, nitơ lỏng có thể được lưu trữ và vận chuyển, ví dụ trong bình chân không. Ở đây, nhiệt độ rất thấp được tổ duy trì xuyên tại 77 K bằng cách làm chậm sôi của chất lỏng, dẫn đến sự chuyển hóa của khí nitơ. Tùy thuộc vào kích thước và thiết kế, thời gian lưu trữ trong bình chân không bình từ vài giờ đến vài tuần.
- (tungtientieu_mangnguoiyeudiban)

Nito lỏng có nhiệt độ âm 180.
Trong phòng thí nghiệm y sinh học thì Nito lỏng dùng để lưu giữ mô và tế bào. Ở nhiệt độ này thì tế bào "ngủ", gần như không cần năng lượng và không chuyển hoá do vậy không phân chia và tồn tại rất lâu ( hàng chục năm hoặc hơn). Tất nhiên để lưu trữ tế bào ở nhiệt độ rất thấp như thế này thì phải qua những công đoạn và kỹ thuật sao cho nhiệt độ hạ dần, nếu làm lạnh đột ngột thì tế bào sẽ chết.
Ngoài ra, trong y khoa người ta còn dùng nhiệt độ lạnh để điều trị một số bệnh ngoài da như mụn cóc, ung thư, tăng sừng.. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tiêu huỷ tế bào bệnh.
Nhiệt độ lạnh còn có tác dụng giảm đau tạm thời do tác dụng phong bế thần kinh. Dễ thấy nhất là các nhân viên y tế xịt hơi lạnh chỗ chấn thương của các cầu thủ.
Nito là khí trơ có trong không khí, không gây hại gì cho cơ thể nếu hít phải - (Bác sĩ)

nito lỏng dính vào người có thể gây bỏng như axit. Trong y học ng ta dùng nito để đốt các mụn như cóc, ghẻ.. - (phong)

Nếu bạn lấy 1 ít nito lỏng tưới lên tay thì nó lập tức bay hơi mà ko bị gì hết. Bởi vì đối với nito lỏng, tay và đồ vật xung quanh rất nóng. Khi tiếp xúc với tay, nito lỏng lập tức sôi và bay hơi. Điều này giống như bạn bật chảo thiệt nóng, xong đổ chút xíu nước vào, bạn sẽ thấy nước tạo thành những cục tròn tròn và bay hơi lập tức. Khi đổ nhiều nước vào, thì chảo sẽ mất nhiệt. Nhưng đừng làm lâu quá vì khi đó tay sẽ mất nhiệt từ từ và đông lại. - (Quang)

theo tôi hồi học phổ thông thì tôi thấy phương pháp điều chế nito là hạ nhiệt độ không khí xuống khoảng âm 179 độ C thì nito hóa lỏng và người ta đem trưng cất phân đoạn để tách nito thì phải. còn về nito tự do thì chiếm khoảng 79% theo thể tích của không khí. như vậy thì khi o trạng thái khí bình thường thì nito không mầu, không mầu và không độc. còn ở tạng thái hóa lỏng thì phải chứa trong bình có áp xuất cao, khi áp xuất xuống thì nito bốc hơi vá thu rất nhiều nhiệt làm cho các vật tiếp xúc với nito lỏng sẽ bị đóng băng. Như vậy hàng ngày con người đều tiếp xúc với nito không khí không độc, nhưng nếu bạn uống nito hóa lỏng chắc bạn bị chết vì đóng băng chứ không phải vì độc, - (toan)

các bạn coi quá nhiều phim nên cứ tưởng tượng là tay bạn khi đụng vào N2 lỏng sẽ đóng băng rồi vỡ vụn ra. Đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng. Quả đúng là N2 lỏng rất lạnh ( xấp xỉ-200 độ). Nhưng chính vì vậy, khi tiếp xúc với bất kỳ vật nào (ở nhiệt độ thường (25 độ ) chứ đừng nói tới cơ thể người 37 độ), thì N2 lỏng sẽ bốc hơi cực nhanh tao thành 1 lớp màng khí N2, ngăn cách sự tiếp xúc tiếp tục của N2 lỏng. Chính vì vậy mà nhiệt độ không thể hạ quá nhanh hoặc tích tắc đông đá như trong phim đâu.  - (scorpius)

Ni tơ (Nguyên tố hóa học ký hiệu là N ) số nguyên tử bằng 7. Ở điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2, còn gọi là đạm khí. Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axít amin, amôniắc, axít nitric và các xyanua. Liên kết hóa học cực kỳ bền vững giữa các nguyên tử nitơ gây khó khăn cho cả sinh vật và công nghiệp để chuyến hóa N2 thành các hợp chất hóa học hữu dụng, nhưng đồng thời cũng giải phóng một lượng lớn năng lượng hữu ích khi cháy, nổ hoặc phân hủy trở lại thành khí nitơ. Các ammoniac và nitrat được tổng hợp là các loại phân công nghiệp chính và phân nitrat là các chất ô nhiễm chính gây ra hiện tượng phú dưỡng môi trường nước.
Nito có mặt trong tất cả các cơ thể sống, chủ yếu ở dạng các amino axit (và protein) và cũng có trong các axit nucleic (DNA và RNA). Cơ thể người chứa khoảng 3% nitơ theo trọng lượng, là nguyên tố phổ biến thứ tư trong cơ thể sau ôxy, cacbon và hydro. Chu trình nitơ miêu tả sự chuyển động của nguyên tố này từ không khí vào sinh quyển và các hợp chất hữu cơ, sau đó quay trở lại không khí.
Nitơ là một phi kim, với độ âm điện là 3,04. Nó có 5 điện tử trên lớp ngoài cùng, vì thế thường thì nó có hóa trị ba trong phần lớn các hợp chất. Nitơ tinh khiết là một chất khí ở dạng phân tử không màu và chỉ tham gia phản ứng hóa học ở nhiệt độ phòng khi nó phản ứng với Liti. Nó hóa lỏng ở nhiệt độ 77 K (-196 °C) trong điều kiện áp suất khí quyển và đóng băng ở 63 K (-210 °C) thành dạng thù hình có tinh thể sáu phương đóng kín. Dưới 35,4 K (−237.6 °C) nitơ được cho là có thù hình của hệ lập phương (được gọi là pha alpha).[3] Nitơ lỏng, có dạng giống như nước, nhưng có tỷ trọng chỉ bằng 80,8% (tỷ trọng nitơ lỏng ở điểm sôi là 0,808 g/mL), là chất làm lạnh phổ biến.
Các thù hình không bền của nitơ có hơn hai nguyên tử đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm, như N3 và N4. Trong điều kiện áp suất cực kỳ cao (1,1 triệu atm) và nhiệt độ cao (2000 K), khi tạo ra bằng diamond anvil cell, nitơ polymer hóa thành các cấu trúc tinh thể lập phương liên kết đơn. Cấu trúc này tương tự cấu trúc của kim cương, và cả hai có các liên kết cộng hóa trị cực mạnh. N4 còn có tên gọi là "kim cương nitơ".
Các dạng thù hình khác (chưa tổng hợp được) bao gồm hexazine (N6, một vòng benzen)và octaazacuban (N8, một cubane đơn). Dạng nitơ 6 được dự đoán là không ổn định trong cao, trong khi dạng nitơ 8 được dự đoán là ổn định động học, vì sự đối xứng quỹ đạo.
Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và nó thường được nói đến theo công thức giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của môi trường xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí mà không cần nén. Ngoài ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách siêu phàm, do nó bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu trình mở, bao gồm:
làm lạnh để vận chuyển thực phẩm
bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học.
trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh
để minh họa trong giáo dục
trong da liễu học để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da...
Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU, GPU, hay các dạng phần cứng khác.
Ni tơ hóa lỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với da thì nó gây "BỎNG LẠNH" làm hoại tử vùng da tiếp xúc. Ngoài ra nó không độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - (tranhauhoang.pa38)

Nito lỏng có nhiệt độ là -183 độ C. Được dùng trong ngành chế biến đông lạnh. Đó chỉ là 1 đơn chất trong không khí được xử lý để chuyển sang thể lỏng thôi, vì vậy nó không có tác động gì đến môi trường cả. - (Trong Dat Vu)

Trong khí quyển của trái đất, khí N2 (Nitrogen) chiếm khoảng 78% thành phần không khí, về cơ bản N2 dạng khí không độc hại đến môi trường/sinh vật/con người.
Khi khí N2 được hoá lỏng (bạn có thể tìm hiểu quy trình và cách thức hoá lỏng N2 trên google) có nhiệt độ khoảng -196oC, một nhiệt độ rất thấp, thấp tới mức nó sẽ lập tức hoá đá tất cả các mô sống khi tiếp xúc. Vì vậy có thể nói, Nito lỏng "độc hại" với con người, vì các phần mô của người sẽ bị bỏng lạnh (đôi khi còn ghê hơn bỏng do nhiệt cao) khi tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, để giữ Nito ở dạng lỏng, cần chứa nó trong các dụng cụ chứa đặc biệt, cách nhiệt với môi trường ngoài. Khi mang ra ngoài không khí, Nito lỏng sẽ tăng nhiệt và hoá khí trở lại trong vài s. Do đó có thể nói Nito lỏng không độc hại với môi trường (tất nhiên chỉ là tương đối, nếu bạn có đủ nito lỏng để đổ lên một cánh rừng thì là có gây hại đó nha......) . Thân - (Van Can Khon)

Nitơ bình thường ở dạng khí và luôn có sẵn một lượng lớn trong không khí, nhiều hơn cả ôxi. Khi bạn hít thở thì bạn đã hít cả nitơ và ôxi vào chung rồi đó. Nếu nitơ là chất độc thì chắc bạn đã die lâu rồi. Nitơ ở dạng lỏng cũng không độc nhưng nó lại cực kỳ lạnh và gây hoại tử nếu chạm vào, thậm chí có thể làm chết người. Nitơ lỏng được dùng để đông lạnh. - (Hung)

Nito lỏng có tác dụng làm lạnh rất nhanh,gây đóng băng tức thì,chỉ cần đóng băng thì chúng ta có thể chết rồi - (Thaoly3012)

no tơ lỏng là chất làm đông lạnh, có thể sử dụng để điều trị một số bệnh lý. Nó sẽ gây gây hại nếu số lượng nhiều và thời gian tiếp xúc lâu - (Pham Cao Kiem Pham)

Nitơ lỏng làm bỏng lạnh thì các bạn khác đã trả lời rồi, nhưng còn một yếu tố khác đáng sợ hơn. Đó là nitơ lỏng sẽ nhanh chóng bốc hơi, nếu bạn ở trong phòng kín cùng nó thì sẽ gây ngạt thở rất "êm ái" rồi dẫn đến tử vong rất nhanh. Ở các nước khác người ta giết súc vật nhân đạo bằng cách cho gây ngạt khí nitơ hay hêli đó.  - (Trung)

Ni tơ tuy không độc nhưng không phải là không hại. Lạnh là một phần nhưng gây ngạt mới là cái hại nhất. Khi làm việc với ni tơ lỏng trong phòng kín, ni tơ lỏng bốc hơi làm tăng nồng độ ni tơ trong không khí, giảm nồng độ ô xi. Bạn sẽ không thấy khó thở để chạy ra ngoài mà sẽ xỉu dần nhưng không hề hay biết là mình bị xỉu. Nguyên nhân do nồng độ ô xi sẽ giảm dần dần, cơ thể chúng ta sẽ thích nghi với nồng độ ô xi thấp cho tới lúc bị xỉu mà không cảm thấy gì hết. Vì vậy khi làm việc với khí ni tơ cần làm ở chỗ thông thoáng hoặc có đồng hồ báo động khi nồng độ ô xi xuống thấp (tiêu chuẩn: ô xi dưới 20%). - (Thanh)

bệnh viện chấm 1 chút ni to lỏng nhu giọt suong đá chấm vào mụt cóc , thì tế bào mụt cóc bị chết hẩn đi sau đó mụt cóc đó biến mất - (chung nguyên)

Trong y tế N2 lõng dùng để cấp đông các bộ fận cơ thể sống cho vô kho; Khi cần lấy ra & ủ ấm để xài, như tinh trùng, giác mạc,. . . .
N2 lõng dùng trong bảo quản thực fẩm, thuốc y dược,. . .
N2 lõng có thể uống, nếu muốn chết! - (Sa Duong Quang)

Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và nó thường được nói đến theo công thức giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của môi trường xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí mà không cần nén. Ngoài ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách siêu phàm, do Nitơ lỏng bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu trình mở, bao gồm:
Trong Nông nghiệp Nitơ lỏng được sử dụng để bảo quản tinh bò, tinh heo và phôi, giống các loại.
làm lạnh để vận chuyển thực phẩm
bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học.
trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh
để minh họa trong giáo dục
trong da liễu học Nitơ lỏng để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da v.v.
Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU,GPU, hay các dạng phần cứng khác.
Ứng dụng của Nitơ lỏng trong sản xuất thực phẩm và đồ uống như (Làm căng vỏ bao) - (Đạt)

bạn sẽ bị phỏng lạnh khi nito lỏng đổ vào da . ngoài ra trong không khí co rất nhiều nito nên khí ni tơ không gây độc. - (Lich Duong)

Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất - (duyanhgreenarc)

Ni Tơ khi làm giảm nhiệt độ xuống dưới -140oC thì người sẽ thành tro. - (phạm)

Có thể làm kem bằng Nito lỏng đó. Mình đã làm thí nghiệm Nito lỏng. Nito không gây nguy hiểm cho con người. Khi mình rót Nito lỏng, có thể đưa ngón tay qua dòng Nito lỏng mà không sao hết. Tuy nhiên nếu một lượng lớn Nito lỏng đổ vào người bạn thì có thể bị bỏng lạnh. Nhiệt độ của Nito lỏng là -196 độ C. - (khamphakhoahoc)

Nhân vật bạn đang nói đến là Người Thuỷ Ngân trong phim Kẻ Huỷ Diệt nếu mình không nhầm.
Và thực sự, thuỷ ngân chắc chắn sẽ đóng băng ở nhiệt độ -196oC .
Với nhiệt độ này thì không chỉ thuỷ ngân mà các mô cơ thể cũng sẽ dừng hoạt động ... vô thời hạn. - (Mr. H)

chạm nhẹ và nhanh thì không sao, nhưng để dính vào người là bỏng lạnh. Mình thử nghịch rồi, đổ Nito lỏng ra chén, thả con thạch sùng vào nó chết luôn, cứng ngắc như đá, lôi ra đập vỡ vụn, thấy cả nội tạng vỡ như đá - (Ngoc The)

Ngoài các vấn đề về bỏng lạnh, N2 lỏng gặp môi trường không khí sẽ hoá khí, nó xâm chiếm không khí (nhất là oxy) nên sẽ làm bị ngạt thở. 1 cái nữa là hiện tượng có bong bóng trong mạch máu (do N2 trong máu) như người thợ lặn nổi đột ngột. - (Nam Vo)

Mình cũng ăn kem nitơ ở Resort Đà Nẵng rồi. Họ dùng nitơ lỏng để làm. Trông rất hay. Ko có hại đâu. - (quanpuma)

Ý bạn là một chất có thể lạnh ở âm 500 độ C.khi rớt vào người thì có làm sao ko ư? - (Trieuc35)

phim gì thế,terminator 2 à ^^ - (Ryan)

Nitơ có nhiều trong thành phần không khí nó chiếm khoảng 78% thể tích không khí, ở điều kiện thường nó không gây hại cho con ngươi tuy nhiên ở -196 độ C nó sẽ hóa lỏng. Nếu vô tình chúng ta bị Ni tơ lỏng đổ vào thì sẽ bị bỏng lạnh mà thôi. Ni tơ thường được sản xuất phân bón trong nông nghiệp... - (Kha Dương)

Ko độc, có thể làm kem! - (Lý Văn Được)

cũng không đến mức nguy hiểm vậy nếu bạn chỉ sờ nhanh vào và nhấc ra thù sẽ ko sao nito sẽ bốc hơi hết. nguy hiểm nhất là bạn đậy kín thùng chứa nito vì khi đó nó sẽ bay hơi liên tục vat tạo áp suất gây nổ như bom vậy - (nguyễn)

Nitơ lỏng không nguy hiểm đâu!  - (God)

Bạn nào xem phim Vertical Limit chưa, có đoạn nitơ lỏng gặp ánh nắng mặt trời nổ như bom - (Tien)

Tầng ozon bảo vệ sự sống trên Trái đất được hình thành như thế nào?
Hiện tượng đó được ứng dụng trong đời sống của con người tồn tại ở loại máy nào? - (Tran Xuan Xanh)

Ni tơ là chất dạng lỏng,có thể đóng băng một vật nào đó chẳng hạn như con người ( đoán vậy thôi nha ) - (Lyzu_1702)

Chỉ bỏng lạnh khi da ẩm hoặc dính nước. Trong PTN người ta dùng để làm lạnh cho các đầu dò phóng xạ dưới dạng hệ phổ kế (Ge hay Si). Tôi đã từng bị Ni tơ lỏng đổ vào chân nhưng ko bỏng lạnh vì chân khô, dù sao với nhiệt độ quá lạnh thì sẽ gây bỏng lạnh rất nguy hiểm cho con người nếu ko cẩn thận nhưng về độ độc hại thì ko có vì đó là Ni tơ chiếm 70% thành phần không khí. - (Vutd)

Đây là trong phim The Terminator II : Judgment Day (Kẻ Hủy Diệt 2 : Ngày phán xét), nhân vật người máy T-1000 bị Nito lỏng tràn qua người rồi bị đông cứng. Hiện tại cái điều này được ứng dụng khá phổ biến như việc phá khóa, phá két sắt. - (Frankie)

nito lỏng không đáng sợ như các bạn nghĩ đâu - (sonvukcn)

N2 lỏng dùng để bảo vệ tế bào, như tinh trùng, fôi . . .
N2 lỏng gấy bỏng lạnh, nguy không kém hơn bỏng nóng & chúng ta chưa quen chữa loại bỏng này. - (chanhTQ)

nito lỏng có thể trị mụn cóc được không - (Nguyễn Đình Hòa)

chất nito lỏng ko nguy hại gì đến con người đâu, nhiệt độ của nó bằng -320 độ, bằng nhiệt độ trong vũ trụ. nó có thể đông cứng nhiều thức ăn mà ko cần dùng đến tủ lạnh. như vậy thì ngược lại, nó có ích cho con người - (huynhthingoclan)

0