09/06/2018, 22:13

Lực đóng và lực đẩy khác nhau thế nào? - Câu hỏi hay

Khi muốn di chuyển hàng chúng ta dùng lực đẩy; còn muốn đóng cây đinh vào tường thì dùng lực đóng sẽ dễ dàng hơn. Rõ ràng cả hai lực đều cùng phương, cùng chiều với hướng ta muốn di chuyển nhưng tại sao lại khác biệt? ...

Khi muốn di chuyển hàng chúng ta dùng lực đẩy; còn muốn đóng cây đinh vào tường thì dùng lực đóng sẽ dễ dàng hơn. Rõ ràng cả hai lực đều cùng phương, cùng chiều với hướng ta muốn di chuyển nhưng tại sao lại khác biệt?

Khi bạn muốn đẩy hàng di chuyển tức là phải dùng lực lớn hơn trọng lực (lực hấp dẫn) khi ấy mới dịch chuyển được đồ vật. Lực tác động cho đinh vào tường đâu nhất thiết phải đóng, có thể ép tác động trực tiếp vào đinh mà lực phải lớn hơn sức căng của kết cấu vật chất ngăn chặn. Không rõ bạn muốn biết về sự khác biệt gì? - (Tung Duong)

Nếu muốn giải thích kiểu "khoa học" một tý thì các hiện tượng trên liên quan tới định luật bảo toàn động lượng.

Khi bạn dùng búa đóng đinh, bạn đang dùng "lực động", khi bạn đẩy cái gì đó là dùng "lực tĩnh" (tôi dùng ngôn ngữ giản dị của tôi chứ có lẽ ko có từ chuyên môn nào như thế).

Khi 2 vật va chạm nhau sẽ tạo ra phản lực đối với nhau. Cụ thể là cái búa va chạm vào cây đinh sẽ tạo nên một phản lực lên chiếc đinh làm nó di chuyển đâm sâu vào tường. Cái lực sinh ra khi va chạm tỷ lệ thuận với khối luợng cái búa, và vận tốc búa lúc va chạm vào đinh, ngoài ra còn có sự liên hệ giữa khối lượng của chính cái đinh so với cái búa. Thế nên búa càng to thì lực đóng càng mạnh, quai búa càng nhanh (vận tốc lúc va chạm cao) thì lực đóng càng mạnh nhưng nếu búa rất nhỏ so với đinh, bạn nghĩ xem sẽ ra sao, búa nẩy ngược lại! troll :)

Còn cái bạn gọi là "lực đẩy" tôi gọi là "lực tĩnh" thì nó có thể liên hệ việc mà nhiều người từng làm: bạn cố đẩy cửa (khi đó là lực đẩy hay lực tĩnh), vì không đủ sức nên bạn lùi ra xa và chạy thật nhanh dùng vai lao sầm vào cửa làm cửa bật mở khi đó bạn dùng lực động (hay bạn gọi là lực đóng gì đó), và ví dụ này cũng chẳng khác đóng đinh là mấy, bạn thử liên tưởng tiếp, nếu bạn chạy chậm thì sao, nếu bạn quá nhẹ so với cái cửa thì sao...

Cheers!

Hoàng Đức - (Hoàng Đức)

Ý bạn là tại sao bạn lại không thể dùng lực đẩy để đẩy cây đinh vào thay cho việc đóng nó à.
1. Thứ nhất là bề mặt các vật đóng đinh rất cứng, muốn tách nó ra cần áp suất bề mặt cực lớn, tương đương với đó sẽ là chất liệu làm đinh sẽ phải cứng để ko bị cong.
2. Việc đóng đinh sẽ tạo ra 1 lực cực lớn trong 1 thời gian ngắn giúp mũi đinh đâm qua bề mặt và thõa mãn 2 yếu tố là lực đủ mạnh và thời gian phát lực ngắn để ko mất sức. - (Ga Tre)

Mình thấy có gì khác đâu trời. Vậy mà cũng.....
Cũng là lực thôi mà - (vy)

Chẳng khác nhau tí nào cả. Đẩy xe hàng thì lực cản ít hơn khi đóng đinh lực cản lớn nên cần lực lớn. Quá trình dùng búa đóng là quá trình tích lũy năng lượng khi búa va chạm với đinh thì toàn bộ động năng của búa được truyền hết cho đinh để thắng lực cản của tường (=m.v.v). 2 đại lượng quyết định lực này là khối lượng và vận tốc vì vậy búa to hoặc búa văng càng nhanh thì đinh càng vào mạnh. - (The Manh Nguyen)

Cái này bạn phải nên thực hành bạn sẽ biết ngay, nhưng trước tiên bạn phải có một đối tác khác phái làm điểm tựa mới được. - (David Tý)

Tích F.Δt gọi là xung lượng của lực F (hay xung lực)
lực đóng: Có F lớn, Δt nhỏ nên thắng được lực ma sát lớn trong thời gian ngắn (đóng đinh)
lực đẩy: Có F nhỏ, Δt lớn (Đẩy xe) - (thechuong.kt)

Cái này là do tiếng Việt thôi(mình chưa từng nghe lực đóng theo phương diện Vật Lý bao giờ), còn lại đều gọi là lực. Nói chính xác hơn là bạn tạo ra lực thắng lực ma sát thôi. - (NguyenDung)

Nếu quy về lực tác dụng lên đầu cây đinh thì không có gì khác nhau cả, nếu bạn muốn đóng đinh mà dùng lực đẩy đủ lớn thì vẫn ok. Khi đóng đinh, lực tác dụng nên đầu đinh phụ thuộc vào tốc độ và trọng lượng vật đóng (đó chính là thế năng của vật đóng, có lẽ đây là vấn đề mấu chốt của sự khác nhau), cùng một trọng lượng tốc độ càng nhanh thì lực càng mạnh. (Cũng giống như cú đấm của bạn, vận tôc đấm càng nhanh thì lực càng mạnh). Mình đưa ra một ví dụ để bạn thấy rõ hơn, đó là khi bạn đẩy oto và bạn đấm oto là khác nhau nhé, khi bạn đẩy thì bạn dùng cả cơ thể (bao gồm trọng lượng cơ thể và lực đẩy của tay và chân) còn khi đấm thì chỉ dung mỗi tay. Nếu bạn lao cả người bạn vào oto với tốc độ của cú đấm thì cũng ra vấn đề đấy,hi - (quanglongtdh)

Theo ý kiến của bản thân em khi chúng ta đẩy hàng lực ban đầu chúng dùng để thắng lực ma sát tĩnh (hình như thế) sau dùng lực đẩy để duy trì chuyển động (cân bằng với lực ma sát động). Còn khi đóng đinh chúng ta sử dụng lực để thắng lực liên kết của các phân tử trong kết cấu cần đóng. Do đó chúng ta phải dùng áp lực lớn mà áp lực tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc và thời gian! - (Vũ Lưu Tuấn)

Chào bạn
Bạn đừng "dịch" các lực vật lý sang Tiếng Việt thì bạn sẽ hiểu được 2 lực đó giống hay khác nhau. Theo mình thì cái bạn đang hỏi chỉ khác nhau về cách tác dụng và giá trị của lực thôi. - (vietphongcdt)

Thế đóng cây đinh vào tường bạn định dùng lực đẩy à?? - (D.P)

Chào a Mẫn.Để trả lời câu hỏi của a,e xin được nói qua về lực.Để mô tả lực ta có các đại lượng đặc trưng của nó.Như phương, chiều, độ lớn Hai lực này khác biết lớn nhất là thời gian tác dụng trong một khoảng thời gian nó lên vật cần tác dụng lực. - (Hiệu Nguyễn)

Lực đóng khác lực đẩy ở dạng xung lực, để phá vỡ hay xuyên thủng,... cần một xung lực nhất định đủ lớn hơn lực cản, khi di chuyển lực chuyển động không cần lớn nếu có chỉ có thể lúc khởi động ban đầu, xung lực cần lớn hơn lực do ma xát. - (võ van bé)

Ngoài lực tác động thì di chuyển hàng hóa còn phải chịu thêm lực ma sát, còn đóng đinh chịu thêm phản lực từ tường. Hai lực ma sát và phản lực là khác nhau nên sẽ tạo ra khác nhau. Còn nếu bỏ đc ma sát và phản lực đi thì không có gì khác hết (hàng và đinh phải có cùng trọng lượng và độ cao) - (Nhật Huy)

F = m.a
m là khối lượng, a là gia tốc. còn lại tự hiểu. - (Cong Hanh Truong)

- Theo mình thì tuy là 2 lực cùng phương truyền lực nhưng về độ lớn khác nhau.
Mình nghĩ k có khác biệt nhiều đâu. chỉ khác là phương thức truyền lực và tốc độ truyền lực. - (quangthuong175@gmail.com)

Có 2 dạng khác nhau của định luật II Newton: F=ma (1) hoặc Fdt=d(mv) (2) trong đó F gọi là lực tác dụng dùng để giải các bài toán chuyển động xảy ra trong thời gian dài, con Fdt gọi là xung lực dùng để giải các bài toán xảy ra trong thời gian ngắn như đóng đinh, các vụ nổ, người từ thuyền nhảy lên bờ v.v.... Lực là nguyên nhân gây ra gia tốc cho vật, còn xung lực làm biến thiên động lượng của vật. Tuỳ theo thời gian tương tác dài hay ngắn mà ta xét lực hay xung lực để giải. Theo tôi hiểu ý của bạn thì lực đóng là xung lực còn lực đẩy là lực trong 2 dạng của cùng một định luật II Newton (trong việc khảo sát chuyển động tịnh tiến). Sau này khi xét chuyển động quay còn có khái niệm Moment Lực nữa. Bạn có óc quan sát tốt đấy vì bạn biết tư duy so sánh. Bạn nên lập sơ đồ tư duy trong quá trình học tập. Chúc bạn tiến bộ trong học tập. - (Vũ Thạch Lương)

Câu trả lời là khi đẩy hàng, phản lực sẽ tác động toàn bộ lên tay bạn. Còn khi đóng đinh, phần lớn phản lực sẽ tác động lên cây búa. Khác biệt là ở chỗ đó. - (KNG)

Sự khác biệt lớn nhất ở đây chính là lực tác động vào thời điểm "tuyền lực". VD: đóng 1 cái đinh cần lực là X thì dù bạn đóng hay là đẩy cái đinh... miễn là lực tác động vào cái đinh lớn hơn hoặc bằng X thì cái đinh được đóng vào... hoặc để thực nghiệm thì bạn làm như sau: dùng cái búa ấn lên ngón tay rồi sau đó lấy cái búa "đập" lên ngón tay... kết quả sẽ chỉ rõ sự khác biệt... - (unregister)

Nó phụ thuộc vào tiết diện của bề mặt tiếp xúc và lực tác động bạn ak. - (Tuan)

khác biệt quá nhiều mà bạn! cùng phương nhưng thường lực đóng rất mạnh và diện tích tiếp xúc rất nhỏ, còn lực đẩy thì diện tích tiếp xúc lớn, bạn thử dùng tay đóng đinh xem có được ko? theo khoa học nói chung( chưa xét về chất liệu,diện tích... ) thì 2 vật tác động vào nhau đều có lực đẩy lẫn nhau, nếu lực nào mạnh hơn thì lực còn lại phải bị đẩy lùi ( trọng lượng nhẹ ) hoặc đâm xuyên qua ( trong lướng lớn ) - (pt vũ)

Hai lực cùng phương, cùng chiều nhưng khác biệt nhau ở chỗ: Nếu bạn bị đẩy một cái, thì bạn vẫn có thể đi bằng chân của mình. Nhưng nếu bị búa đập một phát thì bạn phải đi bằng xe cứu thương. - (Lê Thăng)

tôi chưa hiểu được hình dung "tương tự" và "khác biệt" của bạn là như thế nào?
bạn "đẩy" đủ mạnh thì cây đinh cũng đâm xuyên vào tường thôi; và bạn "đóng" nhẹ bằng tay không thì thùng hàng chắc cũng chỉ dịch chuyển thôi nhưng nếu bạn đấm bụp mạnh thì tay không cũng có thể đập thủng thùng hàng các-tông.
Hai ví dụ của bạn cả dụng cụ lẫn phương thức đều khác nhau thì kết quả khác nhau là quá bình thường.
Còn bản chất vấn đề tác dụng lực vào đồ mà tại sao có cái được đẩy đi có cái thì bị đâm thủng, nằm ở áp suất của lực ép tác dụng lên bề mặt. Cùng một lực nhưng diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn thì áp suất càng lớn và có thể xuyên thủng, áp suất nhẹ thì chỉ đẩy đi. Thực chất là áp suất luôn gây ra biến dạng cho bề mặt tiếp xúc, nhưng do tính chất đàn hồi của vật và mặt bị tác dụng mà khi áp suất không đủ lớn để phá vỡ kết cấu thì mặt bị tác dụng còn có xu hướng phục hồi còn nếu áp suất đủ lớn để phá vỡ kết cấu thì mặt bị tác dụng bị thay đổi hoàn toàn, đơn cử như bị đinh đâm xuyên thành lỗ thủng. - (crd)

Việc này được Archimedes tìm ra. Lực đóng đinh là mô men lực: tức lấy khớp vai của bạn làm tâm điểm và cánh tay của bạn làm trục tựa như 1 chiếc đòn bấy hay ròng rọc để gây ra tác động cho búa và búa sẽ tác động lên đầu đinh. Việc này tương tự như hoạt động của 1 chiếc đòn bẩy. Tức là nếu cánh tay của bạn càng dài và trọng lượng của cánh tay cùng tốc độ càng lớn thì lực sẽ càng mạnh. - (Toàn)

Khi đẩy hàng thì lực tác động lực đẩy thông thường.
Còn trường hợp đóng đinh chính là lực quán tính. Do búa chuyển động nhanh khi chạm vào đinh thì tốc độ giảm đột ngột gây ra lực quán tính. Lực quán tính tỷ lệ với khối lượng của vật và sự thay đổi tốc độ (gia tốc)

- (NMK)

Lực đóng phụ thuộc lưc tay đòn độ dài độ nặng của búa sinh ra lực quán tính.Lực đẩy di chuyển hàng chủ yếu tạo ra để thắng lực hấp dẫn và lực ma sát. Khi đóng búa dùng cả lực kéo theo hướng cung tròn. - (thanh bằng)

Đơn giản lắm bạn, nhưng thôi mình sẽ nhường cho các bạn khác trả lời hộ bạn nhé :) - (khánh quốc)

Nếu bức tường làm bằng sáp, bằng kem, ... hay bằng một thứ gì đó mềm thì anh Minh Mẫn chỉ việc ........ đ....ẩ....y.......... cây đinh vào tường!!! - (Quân)

tùy vào nhiều yếu tố...tuy cùng phương chiều...nhưng 1 điều rút ra từ thắc mắc of bạn là diệm tích bề mặt tiếp xúc... - (chipgaconchip)

Cái này là kiến thức vật lý cấp 2 về "ĐỊnh lỹ bảo toàn cơ năng". Động năng của búa trước khi va chạm vào đinh sẽ được chuyển sang Công của lực mà sát tác dụng vào cây đinh (Fms x L với L là chiều sâu ngập vào sau cú đóng). Lực ma sát trung bình này được coi là cân bằng (hoặc < một chút) so với lực va chạm mà búa tác dụng vào đinh. Fms= Wđ/L. Với Wđ là động năng của búa trước lúc va chạm. Wđ = mv^2/2. Với m là khối lượng của búa (kg); v là vận tốc búa trước lúc va chạm. Như vậy búa càng nặng, vung tay càng nhanh (vtoc lớn) thì Wđ càng lớn -> Fms không thay đổi lớn dẫn đến đinh càng ngập sâu (L càng lớn) - (engineeruct)

Do yêu cầu công việc khác nhau nên bạn phải dùng cách tác động lực để di chuyển vật theo cách khác nhau sao cho hiệu quả nhất thôi. Ví dụ như bạn vẩn có thể dùng lực đóng để di chuyển đồ vật được nhưng bạn phải gói nó trong một vật sao cho trong quá trình bạn tác động lực không phá hủy vật bạn cần di chuyển :)) và ngược lại bạn vẩ có thể dùng lực đẩy (ép) để đóng đinh nếu bạn có công cụ hổ trợ cần thiết như súng bắn đinh chẳng hạn. vấn đề là để đạt cùng mục đích mà bạn dùng không đúng cách thì vẩn có thể đạt được nhưng bạn mệt hơn hay khõe hơn thôi :)). Còn nếu nói cụ thể hơn là khi bạn muốn đẩy vật gì đó di chuyển môt khoảng cách nhất định thì bạn phải tì lên nó trong suốt thời gian đẩy (trừ lúc nghĩ mệt) và vật di chyển nhanh hay chậm tùy thuộc vào lực bạn đẩy mạnh hay yếu, vật bị đẩy nằm trên bề mặt gì? Còn lực "đóng" thì bạn dùng một vật rắn như kim loại có khối lượng nhất định và tạo động năng bằng cách đưa cây búa lên chẳng hạn rồi tùy vào sức của bạn mà bạn cũng có thể đóng 1 phát là lút cán hay phải đóng nhiều lần. - (Vo Trong Khanh)

Mình nghĩ là do tỷ lệ giữa bề mặt tiếp xúc với độ lớn lực giữa 2 lực trên khác nhau, lực càng lớn trên diện tích càng nhỏ thì áp suất/áp lực sẽ càng lớn. Việc này thể hiện rõ qua việc bạn đóng 1 cây đinh nhọn & 1 cây đinh cùn cùng trên 1 bề mặt.

Do đó, dù lực đẩy & lực đóng tuy cùng phương cùng hướng như bạn nói nhưng lực đẩy & lực đóng khác nhau; cộng với diện tích tiếp xúc khác nhau nên sẽ có hiệu quả khác nhau! :) - (Phan Thành Dân)

Mình thấy bạn có vẻ nhầm lẫn khi phân biệt 2 lực này. Bản chất 2 lực đều là lực đẩy. Đóng chỉ là một động tác nhằm tác động lực đẩy một cách mạnh hơn để phá vỡ cấu trúc tường, gỗ để có thể đưa chiếc đinh xuyên vào trong. Bạn hãy tưởng tượng nếu tay bạn đủ khoẻ như 1 máy ép và bạn không có cảm giác đau thì bạn hoàn toàn có thể đẩy cái đinh đó cắm vào tường giống như cắm nến vào chiếc bánh vậy. Việc bạn dùng búa tay vì dùng tay là nhằm tạo lực mạnh hơn và tránh phản lực tác động vào tay làm bạn bị thương mà thôi. - (Trịnh Quang Tú)

Khái niệm lực đóng là không đúng, chính xác gọi là xung lực. - (Linh)

bạn cứ thử dùng tay thay búa đóng đinh sẽ tìm được câu trả lời. Chúc bạn thành công! - (noname)

Lực đẩy và lực đóng khác nhau chứ . Khi bạn đẩy hàng thì phía trước không có vật vật nào cản . Nhưng khi đóng đinh thì phía trước mũi đinh đã bị vật cản là gổ nên không thể nào bạn đẩy nổi, nên phải dùng bằng lực đóng. Nếu bạn nội công thâm hậu bạn sẽ dể dàng cầm đinh đâm thẳng vào gổ như các võ sư vậy. - (phi.maluc)

Lực đẩy và lực đóng là gì? Chỉ có lực thôi. Khi đóng cây đinh thì cho đầu búa di chuyển nhanh để tạo động năng lớn và như vậy thì có lực lớn. Bạn hãy lấy cây búa nặng 1 tấn đặt nhẹ nhàng trên cây đinh thì cây đinh cũng sẽ xuyên vào gỗ thôi - (Mạc Bình Minh)

Mình nghĩ do lực cản khác nhau: ma sát và phản lực. - (duyhungpro)

tuy cùng phương cùng chiều nhưng tiết diện tiếp xúc khác nhau.Lực đóng tác dụng lên bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn nên gây lún vào trong vật cần đóng - (hua tan long)

Câu trả lời ở đây là động năng.

Khi đóng cây đinh, động năng (W = m.v^2/2) từ búa chuyển vào đinh làm đinh chuyển động về phía trước đâm vào tường.

Nếu không đóng, mà đẩy, thì động năng bằng 0 vì vận tốc bằng 0. Do tường cứng, nên lực tay và phản lực của đinh triệt tiêu cho nhau hết. - (Cầu Xanh Đà Nẵng)

Tôi chưa bao giờ nghe đến khái niệm "Lực Đóng" - (loanbang8183)

Theo mình thì so sánh 2 hiện tượng này chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Về thí nghiệm đẩy hàng, sở dĩ đẩy được là do thắng lực ma sát giữa đất và xe đẩy, lực ma sát càng nhỏ (tức là bề mặt tiếp xúc giữa bánh xe và đất càng it) thì đẩy càng nhẹ. Còn thí nghiệm đóng đinh vào tường thực chất là phá vỡ liên kết vật liệu. Về nguyên tắc, 1 cây đinh có thể đâm thủng một 1 tấm thép bằng 1 ngón tay như xuyên kim qua 1 tờ giấy, nhưng chúng ta không làm được vậy vì lực của ta rất yếu. - (Phu Pham)

Hãy cứ đẩy cây đinh bằng một lực có độ lớn như là dùng búa đóng thì đóng đinh bằng đẩy đinh - (canh_qsqn)

Câu hỏi là lực đẩy và lực đóng khác nhau thế nào thật ra rất đơn giản nhưng mình thấy các bạn giải lan man quá... Thật tế lực đẩy và lực đóng chỉ khác nhau ở phương thức thực hiện. Ví dụ dễ hiểu : các bạn đóng cây đinh lên 1 vật thể cần 1 lực đóng là 10 để xuyên vật thể đó . Thì tương tự nếu bạn dùng lực đẩy là 10 thì cây đinh vẫn xuyên được vật thể đó. Vấn đề ở đây là phương thức thực hiện mà thôi và tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mà bạn chọn phương thức nào cho hợp lý ... - (nguyễn tấn hòa)

Lực nào chả là lực, làm gì có lực "đóng" trong vật lý. - (vanynguyen)

rất khác nhau, thí dụ nhé nếu bạn dùng búa nện xuống bàn cân thì trọng lượng không thể cao hơn 300kg nhưng cây đinh vẫn đi vào gỗ rất ngọt, đổi lại dùng 300kg để tạo lực đẩy đinh vào gỗ thì không thể, nếu muốn phải dùng trọng lượng lớn hơn nhiều. tại sao vậy? đó là vận tốc rất khác với trọng lượng. như viên đạn chỉ vài gam khi được bắn nó đạt vận tốc siêu thanh nên nó có thể xuyên cả thép - (Hoangphuc Pham)

lực đóng khác lực đẩy ở chữ đóng và chữ đẩy - (phantrung3000)

Bạn dùng búa đóng cây đinh vào tường tức là dùng lực đẩy cây đinh tiến về phía trước, có gì khác đâu. - (TesterX)

Lực đóng và lực đẩy đều cùng phương, cùng chiều nhưng khác nhau ở chổ, lực đóng thì ta phải dùng một lực rất mạnh và tức thời để tác dụng lên vật cần đóng ngoài ra vật tác động xuất phát từ ngoài xa, có một khoản cách so với vật bị tác động Lực đẩy thì vật chịu lực tác động hầu như thương gắn liền với vật bị tác động và lực này không có sự biến thiên đột ngột như lực đóng. - (Nguyễn Văn Hùng)

F= m.a
lực tác động F = khối lượng của vật x gia tóc. - (Cong Hanh Truong)

nếu bạn đóng đinh mà không cần giơ búa lên rồi dùng lực xuống cây đinh thì bạn có thể gọi là đẩy đinh cũng được. hy vọng gợi ý này giúp được bạn - (duc)

lực đẩy là lực để thắng lực ma sát của một vật cần đẩy đi. còn lực đóng là lực để thắng cản lực, thắng ứng suất giới hạn của vật liệu. so sánh như vậy thật là khập khễng, không thể khẳng định lực nào dễ hơn lực nào
. - (cauhamk18.gtvt)

bạn hoàn toàn có thể dùng lực đẩy để ép đinh vào tường hoặc gỗ nếu như dùng lực ép đủ lớn. Trong thực tế thì nếu không có dụng cụ chuyên dụng thì với tay không ta không thể làm được việc đó. Việc đóng đinh vào tường hay gỗ là ta thực hiện một tác động lực cực lớn tức thì lên đinh (không như đẩy là tác dụng một lực liên tục) lực tác này được tính theo công thức P=M x V bình phương (trong đó M là trọng lượng của búa, V là vận tốc của búa lúc va chạm) theo công thức này ta nhận thấy chỉ cấn tăng vận tốc gõ búa thì lực tác dụng sẽ tăng lên rất nhiều. - (TT)

Lực đóng của búa được cộng hưởng từ lực đẩy và lực quán tính do có xuất hiện gia tốc, thậm chí được cộng hưởng luôn cả lực hấp dẫn của trái đất nếu đóng từ trên xuống. Chính vì thế tổng lực sinh ra rất mạnh để có thể đưa được đinh vào vật thể khác. - (clouds)

bạn đã xác định điều kiên biên khác nhau rồi. điều đó giải thích sự khác nhau. Bạn suy nghĩ thêm về ép cọc và đóng cọc xem. thân - (ban be)

công thức tính lực của vật chuyển động là F= ma; trong đó m là khối lượng và a là gia tốc. a= (Vt-Vo)/t. Thế nên cùng 1 vật cùng 1 phương nhưng vận tốc Vt lớn hơn thì a lớn hơn (cả 2 trường hợp Vo đều bằng không) nên F sẽ lớn hơn. Có thể thấy đơn giản Vt của đóng sẽ nhanh hơn Vt của đẩy nên F sẽ lớn hơn, thậm chí là gấp nhiều lần. - (phamvanan412@gmail.com)

Đóng thì là đẩy cực mạnh, mạnh đến mức mà cây đinh đóng phập vào thân gỗ - (thua)

Khác nhau cơ bản là gia tốc tức thời a0.
F=ma, a=dv/dt. lực đóng dv lớn, dt nhỏ dẫn đến a lớn suy ra lực F lớn.
Lực đẩy Dv0 =0, suy ra F nhỏ.
Lực đóng > lực đẩy - (Tấn Đạt)

Về phương diện "Công" hai lực đó là như nhau nhưng về bản chất vật lý thì hoàn toàn khác nhau, lực đóng là tác dụng một lực thật mạnh nhưng thời gian tác động ngắn có kết cấu vững chắc di chuyển một đoạn có định hướng, trên thức tế dó thể thay lực đóng bằng lực đẩy nếu "công" của lực đẩy lớn hơn và bằng lực đóng VD máy ép cọc bê tông, Lực đẩy có lợi hơn lực đóng là không cần cơ cấu bề mặt vật cần đẩy vũng chắc, nhưng phải cần duy trì một lực làm sao thắng đươcj ma sát khi vật đó tạo ra khi di chuyển. - (Đạt)

2 lực cùng phương, cùng chiều nhưng diện tích tiếp xúc là hoàn toàn khác nhau.
Lực đẩy là để thắng ma sát dừng, còn khi đóng vào là để thắng lực cản và phá vỡ kết cấu của vật được đóng. - (2 công việc khác nhau)

Nó khác nhau về thời gian tác động lực, đóng là phải dùng lực có tác dụng tức thời tạo ra được gia tốc cực lớn. còn đẩy thì dùng lực trong một thời gian tương đối dài. - (hanhdv)

Khác biệt ở chỗ lực đóng là khai thác nguyên lý bảo toàn động lượng của quả búa. Thân! - (Quoc Thinh)

Muốn biết khác nhau thế nào thì bạn phải thực nghiệm: Nhờ một người cầm búa đẩy bạn một cái, rồi kế tiếp cũng dùng chính cây búa đó đập bạn một phát, bạn sẽ biết nó khác nhau thế nào liền. Lưu ý quan trọng: Phải thử đẩy trước, sau đó mới thử đập. Nếu thử đập trước thì có thể bạn sẽ không còn dịp để thử đẩy nữa. - (Lê Thăng)

Bởi vì tải trọng của lực đóng là tải trọng động, lực tác dụng lên 1 diện tích nhỏ là cây đinh. Nếu so sánh lực đẩy và lực đóng trên cùng 1 tiết diện bằng nhau thì lực đóng sẽ lớn hơn rất nhiều. Bạn nên tìm hiểu thêm về khái niệm "ứng suất" chính là "lực/diện tích" trong các giáo trình kỹ thuật. Thân! - (Đỗ Trường Sơn)

theo tôi nghĩ khá đơn giản.lực đẩy giúp 1 vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác còn lực đóng sẽ tạo nên sự liên kết giữa 2 hay nhiều vật với nhau - (vu van sung)

Mình nghĩ là do tỷ lệ giữa bề mặt tiếp xúc với độ lớn lực giữa 2 lực trên khác nhau, lực càng lớn trên diện tích càng nhỏ thì áp suất/áp lực sẽ càng lớn. Việc này thể hiện rõ qua việc bạn đóng 1 cây đinh nhọn & 1 cây đinh cùn cùng trên 1 bề mặt.

Do đó, dù lực đẩy & lực đóng tuy cùng phương cùng hướng như bạn nói nhưng lực đẩy & lực đóng khác nhau; cộng với diện tích tiếp xúc khác nhau nên sẽ có hiệu quả khác nhau! :) - (Phan Thành Dân)

Mình nghĩ là do tỷ lệ giữa bề mặt tiếp xúc với độ lớn lực giữa 2 lực trên khác nhau, lực càng lớn trên diện tích càng nhỏ thì áp suất/áp lực sẽ càng lớn. Việc này thể hiện rõ qua việc bạn đóng 1 cây đinh nhọn & 1 cây đinh cùn cùng trên 1 bề mặt.

Do đó, dù lực đẩy & lực đóng tuy cùng phương cùng hướng như bạn nói nhưng lực đẩy & lực đóng khác nhau; cộng với diện tích tiếp xúc khác nhau nên sẽ có hiệu quả khác nhau! :) - (PhanThanhDan)

Mình nghĩ là do tỷ lệ giữa bề mặt tiếp xúc với độ lớn lực giữa 2 lực trên khác nhau, lực càng lớn trên diện tích càng nhỏ thì áp suất/áp lực sẽ càng lớn. Việc này thể hiện rõ qua việc bạn đóng 1 cây đinh nhọn & 1 cây đinh cùn cùng trên 1 bề mặt.

Do đó, dù lực đẩy & lực đóng tuy cùng phương cùng hướng như bạn nói nhưng lực đẩy & lực đóng khác nhau; cộng với diện tích tiếp xúc khác nhau nên sẽ có hiệu quả khác nhau! :) - (PhanThanhDan)

Bạn phân tích nhầm rồi. Lực đóng vào đinh coi là va chạm mềm. Lực kéo bao gồm F kéo ma sát mặt mặt đường. Mình nhớ lý 1 sv tính lực kéo và lực đẩy 1 đồ cũng khác nhau. Lực kéo công có ích lớn hơn lực đẩy ( tính cho 1 chiếc xe).
Cái này bạn đọc lại sách lý 11 là có đáp án ngay thôi. hơn 10 năm rồi mình không nhớ chính xác. có gì sai bạn thông cảm - (Quang Đỗ Đức)

Công thức tính của 2 lực này khác nhau.
Lực "đẩy": F=ma (m là khối lượng, a là gia tốc)
Lực "đóng" - thực chất là lưc va đập: F-mv2 (m là khối lượng, v là vận tốc va đập) do vậy cái búa tạ mà ta thường nói nó chỉ nặng và cân nhưng lực đập của nó lên đến cả tạ - (Bằng)

Bản chất là giống nhau, tên gọi khác nhau thôi, cũng giống như món chiên với món xào ấy mà - (thahuong@yahoo.com)

Tôi có ý kiến như sau: Lấy ví dụ đóng 1 cây đinh đến khi ghim vào tường và đẩy 1 cây đinh đến khi ghim vào tường. Thực ra 2 việc này như nhau cả, đóng hay đẩy thì cũng phải dùng 1 lực tác động vào đầu đinh để mủi đinh ghim vào tường, khi lực tác động vào đầu đinh để thắng lực ma sát giữa đinh và tường thì đinh sẽ đi ghim dần vào tường. Việc đóng và đẩy là dùng từ ngữ phù hợp cho những hành động mà thôi. - (Hoang Hung)

Khác nhau ở thời-gian tác động (lực và xung-lực) , tương-tự như tia sét (lực đóng) đối với dòng điện (lực đẩy) .
. - (Góp Ý)

Lực đóng dẽ dàng là nhờ tốc độ, còn lực đẩy khó hơn vì không có tốc độ - (Hồng Trịnh văn)

vì "lực đóng" là do động lượng có được của búa do bạn đã tác động vào búa trong một khoảng thời gian nhất đinh (khoảng thời gian bạn dơ búa lên) theo định luật bảo toàn động lượng - ở đây do trọng lượng của đinh rât nhỏ còn của búa lớn hơn và đủ nhẹ để bạn có thể cầm.
Còn "lực đẩy" thì không, tuân theo a = f/m cái này chắc bạn cũng biết rồi :) - (Kiên)

Chỉ khác nhau vế̀ tên goi . - (honghai)

Lực đẩy tác dụng trong khoảng thời gian dài còn đớng tác dụng lực trong khoảng thời gian tức thời. Lực đẩy áp dụng công thức F=ma, trong khi đóng dùng công thức m1.v1 = m2.v2 - (Lê Thành Trung)

Lực đóng là lực sinh ra khi ta đóng (dùng để đóng) còn Lực đẩy là lực sinh ra khi ta đẩy (dùng để đẩy). Rất đơn giản. Kekeke - (Vinh Tran Quang)

Khác biệt ở chỗ: lực đẩy là lực tác động liên tục (để di chuyển hàng), lực đóng là lực cố định (tại điểm tiếp xúc với đinh). - (Khanh an)

Khi đẩy thì toàn bộ lực phân tán đều trên vật mình đẩy. Còn khi đóng đinh thì lực tập trung tại một điểm là đầu cây đinh. Lực tác động đó vượt qua sức bền của điểm chịu tác động nên bị vỡ tại điểm tiếp lực thôi. Cùng một lực và cùng phương nhưng điểm chịu lực khác nhau thôi bồ ạ - (Le quang vu)

Khái niệm của bạn sai rồi. làm gì có lực đóng và lực đẩy? Bạn nghe, đọc ở đâu hay là tự bạn suy nghĩ ra?
2 tên gọi của bạn người ta xếp loại Lực Pháp Tuyến. không thể gọi lực đóng hay lực đẩy.
Thân! - (Chim Cánh Cụt)

Đóng và đẩy hai cái tên này sẽ gộp làm một gọi chung là lực tác dụng. Ở trường hợp đẩy kiện hàng, lực từ cánh tay bạn tác dụng trực tiếp vào kiện hàng, nếu lực tác dụng thắng đc lực ma sát nghỉ giữa kiện hàng và mặt đất thì kiện hàng di chuyển. Khi đóng đinh, năng lượng không tác dụng trực tiếp vào cây đinh mà tích tụ vào trong cây búa gọi là động năng. Khi cây búa va chạm với đinh, toàn bộ năng lượng tích tụ này sẽ truyền sang đinh, độ lớn của động năng này phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của búa - (Duy Từ)

Khác ở chỗ: 1 cái là xung lực, 1 cái là áp lực. - (mr.qb.arc)

À quên nữa. Khi đẩy thì lực đẩy ko thắng được lực đàn hồi của tiếp điểm. Còn khi đóng thì lực đóng thắng được lực đàn hồi của tiếp điểm. Lực đẩy bị phân tán nhiều hơn lực đóng đấy bạn ạ - (Le quang vu)

các bạn lạc đề rồi.Câu hỏi đặt ra " sự khác nhau giữa lực đẩy và lực đóng đinh". để cho hàng chuyển động chỉ cần tác động một lực thông thường thắng lực ma sát là được. Còn muốn đinh ghim vào tường ta cũng tác dụng một lực vào đinh nhưng, lực này phải là do động năng gây ra. Có nghĩa đây là sự "va chạm mềm". - (truong)

khác chứ...lực đẩy là ta tiếp xúc vào vật rồi dùng lực đẩy đồ vật di chuyển, lực đóng có 2 hướng ngược chiều nhau bằng cách dùng vật chủ (cây búa) kéo vào và dùng lực nhất định đẩy ra để tiếp xúc với vật (cây đinh) - (duy.tuti.3)

khi đóng đinh vào tường hay gỗ thì khác với lực đẩy cơ bản ở chhor này : lực tác dụng vào xe nếu không cản trở theo phương tác dụng lực( có nhưng ít) còn khi đóng đinh lực phản sẽ ngược chiều với lực đóng( nếu cùng một lực đóng, đinh và vật cản có độ cứng bằng nhau) nếu đinh đặt xiên góc thì sẽ bị cong hoạc gãy, còn cây đinh thẳng góc sẽ bị chỉ với trường hợp đọ cứng nhỏ hơn vật cản. - (luuchau53)

Ồ, bạn gọi là lực đẩy hay lực đóng là dựa trên phương pháp sinh ra lực thôi, chứ thực ra bản chất nó vẫn là lực. Bạn dùng búa đóng đinh với lực 100N và bạn đặt cái tấm sắt lên đầu đinh sau đó ấn lực tay lên đó 100N thì kết quả chẳng khác gì nhau.  - (Hải Minh)

Bạn phải so sánh với cây đinh được đóng vào cái xe đấy chứ,lúc đó 2 lực bằng nhau :D - (Ryu)

F=ma , trong đó a là gia tốc = , m là khối lượng của búa, gia tốc khi đóng đinh là cực lớn, ví dụ: búa nặng 0,5kg, khi đóng tốc độ ban đầu của búa là 72km/h, thời gian từ khi búa chạm vào đinh đến khi búa dừng lại là 0,01s, a=(72.000/3600s)/0.01s=2000m/s2 , --->F=0,5x2000=1000N, áp lực tác dung lên mặt tiếp xúc =F/S , diện tích của đầu đinh = 0,0001m2 ---> áp lực = 1000/0,0001=1.000.000N/m2 , bạn có thể đẩy với áp lực này ko? - (vanduc2010)

Người hỏi đang bị nhầm khái niệm và quên đi mất định luật bảo toàn động lượng trong va chạm đã học trong vật lý lớp 10. Đẩy xe hàng là dùng lực chiến thắng ma sát lăn, đóng đinh là dùng lực thắng ma sát nghỉ. Ôi vật lý tôi đã học cách đây gần 20 năm, sao chẳng thể quên nổi tới từng công thức - (Ngoc The)

Thật ra dùng lực đóng cũng có thể đẩy hàng được, nếu không tin bạn để một cái thùng dưới đất rồi bạn đá mạnh nó một cái nó cũng sẽ duy chuyển, mà duy chuyển nhanh hơn bạn dùng tay đẩy gấp mấy lần. Nhưng có câu nói như thế này: Tại sao phải dùng dao mỗ trâu để giết gà. - (Nguyễn Bùi)

nói ngắn gọn,nếu cả 2 lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn thì như nhau cả, bạn cứ dùng 1cái máy ép ( lực đẩy mà bạn nói), cây đinh = với lực bạn dùng cấy búa đóng đinh thử xem có giống nhau không, đâu phải cây búa 2kg là lực đóng đinh là 2kg đâu mà bạn lại so sánh lực đóng với lực đẩy - (snooppy)

đâu bạn thử dùng công thức :
-1 công thức động lực : F=ma=m.v/t
-2 công thức bảo toàn động lượng:m1.v1=m2.v2
-3 công thức áp lực : P=F/S
-4 công thức lực đàn hồi vật chất :F=-kx
Áp dụng vào chắc sẽ ra câu trả lời cho bạn - (khoa tran)

Để tự trả lời rốt ráo câu hỏi của bạn, bạn nên nghiên cứu về "VA CHẠM", mà với bài toán bạn đặt ra thì vấn đề cần nghiên cứu cụ thể là "VA CHẠM ĐÀN HỒI". Bạn cứ search Google "va chạm đàn hồi" sẽ cho nhiều kết quả tốt. - (shan shin)

Sự khác nhau: Lực đẩy đồ vật là động lực của người đẩy. Lực đóng là momen lực của cái búa tổng hợp cùng thế lực của búa, phát sinh do tay di chuyển búa. Chuyển động của lực đẩy là chuyển động thẳng phương. Chuyển động đóng của búa có phương cong. Độ lớn lực đẩy phụ thuộc phần lớn vào cơ bắp người đẩy. Độ lớn lực đóng là độ lớn momen lực của búa tổng hợp với thể lực của búa, phụ thuộc và tỉ lệ với trọng lượng đầu búa, chiều dài cần búa và cơ bắp của người đóng búa. Điều này tương tự khi so sánh lực kéo với lực đòn bẩy. Nếu dung tay không kéo vật thì mất rất nhiều lực. Nhưng nếu dùng đòn bẩy, lực đòn bẩy càng lớn tỉ lệ với cần đòn bẩy càng dài. - (hoàng)

Như nhau thôi. Bạn có thể hàng kiểu đóng đinh cũng như đóng đinh kiểu đẩy hàng. Miễn là đủ lực ! - (Lâm)

2 lực cùng phương cùng chiều thì chả khác biệt gì nhau cả. Chỉ khác về độ mạnh của lực tác động vào thôi. Bạn không thể dùng cái búa đóng vào cái cửa để mở cửa được như vậy hỏng cửa và bạn cũng không thể chủ động được quãng đường dịch chuyển của cách cửa. - (Knopfler Mark)

lực đóng và lực đẩy là hai hiện tượng vật lý hoàn toàn khác nhau. Có thể giải thích như sau để mọi người dễ hiểu: Lực đẩy xảy ra khi vật tác dụng lực và vật được hấp thụ lực có khoảng cách không đổi; Còn lực đóng chỉ xảy ra khi có sự thay đổi khoảng cách giữa hai vật trước khi hai vật chạm nhau và có cùng vận tốc./. - (Hạnh Bảo Bình)

Khác ở chỗ: 1 lực ko có vận tốc (lực ban đầu) và 1 lực có vận tốc (lực sau khi va chạm tỉ lệ thuận với tốc độ và khoảng cách). Muốn dùng cách nào đóng đinh cũng được (phụ thuộc vào bộ não) - (lagiabao2004)

Khi đóng đinh, tại thời điểm chạm lực tác động lên đầu đinh tỷ lệ thuận với trọng lượng búa và vần tốc của đầu búa. Nếu dùng đầu búa đẩy đinh thì vận tốc bằng không nên lực tác động tại thời điểm chạm nhỏ hơn rất nhiều. - (Phan Lương)

chỉ là định luật bảo toàn động lượng F = m.a (xem lại vật lí cấp 2 để hiểu rõ hơn) - (Oduyen)

Xung của lực - (Văn)

Trong xây dựng có một dụng cụ gọi là "Súng bắn đinh", nguyên lý hoạt động của nó là dùng khí nén để tạo lực đẩy. - (thangnguyen)

quan trọng là diện tích bề mặt tiếp xúc! - (khanh cong)

Đúng rồi,, khác phương, chiều, độ lớn (vd xem chiều của vật cần đóng là phương chuẩn,
chiều của lực đóng là song song với vật cần đóng, còn lực đẩy là vuông góc với vật cần đóng) - (Nguyễn Trang)

Mình thấy câu hỏi có vấn đề .
1 : Lực giúp bạn di chuyển gọi là lực phát động , lực này ngược chiều với hướng di chuyển của bạn
2 : Khi bạn đóng đinh thì nó liên quan tới động năng rồi

- (Nguyên Phạmt)

RÕ RÀNG LÀ CẢ 2 CÁCH ĐỀU TẠO RA 1 LỰC HOÀN TOÀN GIỐNG NHAU. KHÁC Ở ĐÂY LÀ DỤNG CỤ TẠO RA LỰC. NẾU TAY BẠN CỨNG HƠN ĐINH THÌ BẠN VẪN CÓ THỂ DÙNG TAY ĐỂ ĐẨY CÂY ĐINH VÀO TƯỜNG, TẤT NHIÊN LÀ LỰC TẠO RA PHẢI LỚN HƠN MA SÁT - (VODANGTHI)

Thực ra hai lực là một, đều dùng năng lượng để truyền vào lực khác nhằm thắng lực ma sát. bạn đang có sự nhầm lẫn về lực ma sát. Nếu bạn suy nghĩ cây đi đóng vào cái bánh kem thì đơn giản bạn vẫn ấn(đẩy) nó vào được thôi? Và ngược lại nếu đóng vào khúc gỗ mà bạn có một cái máy ép thủy lực thì bạn cũng vẫn ép cây đinh vào được. Vậy câu hỏi đặt ra là sao mà dùng búa vẫn đóng đinh vào được, cái khác là do chúng ta thực hiện nó. Đó là vận dụng vào nguyên lý lực quán tính. Nếu bạn đóng đinh với vận tốc không đổi với một lực F thì đinh sẽ nhận một lực tương tự, nhưng với vận tốc tăng dần thi sẽ có thêm lực quán tính do gia tốc thay đổi. Sự khác nhau nằm ở đây:
1: lực đẩy: lực biến thiên tăng dần đến khi thắng lực ma sát vật di chuyển được. Có thể khống chế được.
2 lực "đóng đinh": lực biến thiên tăng dần tác dụng vào cuối hành trình vận dụng vào nguyên lý lực quán tính, khó kiểm soát vì đôi khi bạn đóng có thể đinh không vào hoặc gãy đinh.
Mình chỉ hiểu đến thế thôi. - (Lê Hòa)

Cái này liên quan đến xung lượng hay xung lực và định luật bảo toàn động lượng. Vận tốc di chuyển của đinh tỉ lệ thuận với vận tốc của búa, bạn đóng càng nhanh (delta t càng nhỏ) đinh vào càng nhanh. Nếu dùng cách này đẩy xe, xét về lực không sai, nhưng k ai chạy nhanh rồi đạp vào xe 1 cái cả, vì nếu sau đó xe chạy nhanh thì bạn cũng bị bật lại nhiều do bảo toàn động lượng mà. - (Vat ly 11)

định luật bảo toàn năng lượng:
động năng của búa E=1/2mv.v
cây đinh đâm vào tường E=F.s.cos90 (*)
đơn giản cho 2 cái E đó bằng nhau, ta thấy vì tường rất cứng nên cần có lực F cực lớn để xuyên thủng, từ (*) E là hằng số; suy ra tích F.s cũng là hằng số, tức là gặp bề mặt càng cứng thì lực của cây dinh tác dụng lên bề mặt đó càng lớn - (khôi)

đơn giản vì kết quả mà bạn mong đợi sau khi thực hiện 2 công việc là hoàn toàn khác nhau.
Bạn dùng lực đẩy để đẩy cây đinh vào miếng ván thì cũng đc nhưng yêu cầu lực tác động mạnh và bền bỉ hơn. Và bạn cũng có thể chọn mức độ lún của cây đinh vào miếng ván.
Còn khi bạn dùng lực đập để di chuyển đồ vật thì đồ vật vẫn di chuyển nhưng bạn sẽ không tự chủ đc là vật sẽ dừng ở chỗ nào, có hư haị hay ko.
Điểm đặt lực cũng là vấn đề mà bạn cần tham khảo thêm: Búa - Đinh, Mũi đinh - miếng ván, chân trụ - mặt phẳng, bàn tay - tủ(giường) - (Hòa)

:))) Lực kéo là lực tác dụng phía trước vật, lực kéo là lực tác dụng từ phía sau vật - (Hiền Lương)

tôi thích câu hỏi này, nghe đơn giản nhưng giải thích thì không dễ, các bạn có thấy súng bắn đinh chưa?, đó là 1 ví dụ, thực ra đinh của súng này rất mềm dùng tay bẻ cong dễ dàng nhưng lại đi vào gỗ rất ngọt, do vận tốc bắn rất cao, còn dùng lực đẩy thì không thể vì đinh sẽ bị cong. vận tốc và lực đẩy khác nhau ở chỗ đó - (Hoangphuc Pham)

Bạn quên rồi à . Vận tốc có sức phá hoại rất lớn , ví dụ với vận tốc máy bay thì hạt dưa cũng đủ làm thủng vỏ máy bay . Quay vè le quấn đề mà nói khi dùng búa lực sẽ tăng lên nhờ vận tốc đầu tạ búa , còn đẩy thì không . - (inuyasha)

lực nén và lực đẩy nhé - (hồng)

Hạt Photon sinh ra ở đâu trong bóng đèn? - (Tran Xuan Xanh)

Đóng là bạn sử dụng động năng của búa lên vật cần đóng, còn đẩy là ta truyền động năng cho vật ta cần đẩy - (Quang Hùng)

Điều đó có gì khó đâu mà phai giải thích nhiều, tất cả đều tính đến lực F và độ nén. - (DƯƠNG ĐINH QUẢNG)

Khác nhau ở chố tường là và xe tai đều chịu ngoại lực tác động nhưng xe tải có thể thay đổi vị trí còn bức tương thì k.hay nói cách khác lực tác động vào bức tường bé hơn trọng lực. - (lâm đồng)

No chi khac nhau la "Day" va " dong" thoi chu thuc ra no giong nhau. Cay Dinh hay canh cua hoac vien bida, cai day truyen luc cho cai bi va cham no dung luc cua cai day. khi do cai day bi dung lai neu co luc can manh, no se di tiep neu luc can yeu. - (truong)

lực đẩy và lực đóng khác nhau ở thời gian tác động lực lên vật - (phantrung3000)

Câu hỏi rất hay không biết tôi có làm bạn thỏa mãn không: Ở cả 2 trường hợp đều dùng lực. Nhưng ở đây là 2 loại lực khác nhau đó là lực biến thiên nhanh qua thời gian còn gọi là động lực hay xung lực và lực không biến thiên hoặc biến thiên ít qua thời gian gọi là tĩnh lực. Cả 2 cùng là lực và tuân theo các định luật vật lý nhưng động lực (xung lực) có tác dụng công phá (phá vỡ kết cấu vật chất) mạnh hơn rất nhiều tĩnh lực. Nếu dùng sức để đẩy nén một kẻ thù thì chẳng gây hại gì cho người ấy nhưng nếu đấm có thể gây chấn thương rất nặng. Do vậy khi người ta muốn dùng lực để phá vỡ kết cấu vật chật thì người ta dùng động lực việc đóng đinh chính là phá vỡ kết cấu gỗ để đinh chui vào thân gỗ. Và để bảo vệ kết cấu thì người ta phải tránh các xung lực. Để giảm xung lực thì phải giảm độ biến thiên của lực qua thời gian mà cách thông dụng là dùng giảm chấn (lò xo, đệm). Các phương thức giảm chấn sẽ rất hiệu quả với xung lực nhưng không có tác dụng với tĩnh lực. - (Tô Linh Giang)

Gia tốc
Đều là lực, lực từ chiếc búa là lực quán tính, định luật 2 newton F=ma, trong đó m trọng lượng, a gia tốc. Quan trọng là gia tốc( độ gia tăng của vận tốc), búa phải tăng tốc trong quá trình đóng thì mới có tác dụng. Bạn thử đưa búa cùng với một tốc độ (dù búa rất to) vào bất kỳ vật thể nào cũng kg có lực tác dụng. Khi đóng đinh từ trên xuống dễ hơn vì bản thân búa đã có gia tốc trọng trường (g=9,81m/s2), chỉ cần nâng búa lên và hướng búa về vật cần đóng. - (ntsy)

Vì lực khi đóng búa dồn hết vào đầu đinh nên nó mạnh hơn khi dùng lực tương tự để đẩy một vật to gấp nghìn lần cái đinh - do lực này bị phân bổ
Vậy khác nhau ở chỗ phân bổ lực trên tiết diện tác động. - (cuong.n.h)

ĐÓng đinh hay đẩy đinh vào thì vẫn dùng lực chứ có dùng cái gì khác đâu. Đóng đinh dùng búa thì đóng ok, đẩy đinh cắm vào tường mà ta dùnh cánh tay ép thủy lực cực mạnh cũng ok thôi. Quan trọng là lực khi đến đầu đinh phải thắng được sức căng bề mặt của tường. - (ngoctandng)

Khác nhau về thời gian tác dụng lực. Nhưng cả 2 lực điều có tác dụng như nhau, có thể dùng lực đẩy để đóng đinh, và dùng lực đóng để đẩy xe hàng. Vấn đề là dùng lực nào trong điều kiện nào thì hiệu quả nhất. - (vo duy nhan)

Lực đóng hay đẩy o đây điều giống nhau. Chỉ khác o tốc độ truyền lực và lực cản. Bạn có thể đẩy cây đinh vào tấm xốp ma kg cần dùng búa để đóng. Lực lớn hay nhỏ tuỳ vào tốc độ va chạm va diện tích. - (ess)

tat ca nhung gi ban lam la de cai dinh cam vao tuong goi la cong (A). cam 1cai dinh 5cm vao tuong thi dung luc gi thi cong (A) phai bang nhau - (anhphong.hanoi)

Nếu đẩy cái đinh thì sẽ có 2 lực ép cái đinh xuống là trọng lượng của cái búa và lực đẩy của tay.
Nếu đóng cái đinh thì có 2 lực là trọng lực của cái búa và lực đóng. Lực đóng là rất lớn vì lực F=m*a. m là khối lượng cái búa, a là gia tốc cái búa đến khi dừng. Gia tốc này được hình thành do tay ta di chuyển cái búa có vận tốc nhanh hơn đẩy. Khi gặp cái đinh nó sẽ giảm về 0 trong thời gian rất nhỏ nên gia tốc này lớn hơn so với đẩy nhiều lần. Vậy nên đóng sẽ có lực tác động lên đinh nhiều lần so với đẩy. Đó là điều khác biệt rõ ràng. - (vq)

khi đóng đinh vào tường các lực nào đã tác dụng lẫn nhau - (chuyentau98)

0