09/06/2018, 22:12

Có phải khi lớn lên thì thấy thời gian trôi rất nhanh? - Câu hỏi hay

Khi còn trẻ ta thấy thời gian trôi qua thật lâu, nhưng khi lớn lên thì cảm thấy thời gian trôi rất nhanh. Vì sao có hiện tượng này? ...

Khi còn trẻ ta thấy thời gian trôi qua thật lâu, nhưng khi lớn lên thì cảm thấy thời gian trôi rất nhanh. Vì sao có hiện tượng này?

Vì khi còn trẻ con, con người ta biết tận hưởng hiện tại, thời gian trôi qua đầy ý nghĩa và không ai cảm thấy hối tiếc vì những ngày đó cả.
Còn khi lớn lên, người ta mải buồn chuyện ngày hôm qua, lo chuyện ngày mai mà quên mất ngày hôm nay; để rồi đến cuối ngày thì mới nhận ra là mình chưa thực sự làm được điều gì cả, sự nuối tiếc bồi đắp qua năm tháng lớn dần, con người ta sống mà như chưa sống, có lẽ vì vậy mà ta thấy thời gian thấm thoắt vụt qua, chẳng kịp níu giữ. - (Ling Vu)

Còn nhỏ không phải lo cơm, áo, gạo, tiền, tình yêu. thất nghiệp... nên cảm nhận thời gian đủng đỉnh. Nhưng với người lớn hầm ba lằng thứ phải lo mà có cái được cái không, cái không nhiều hơn cái được nên cảm nhận thời gian trôi nhanh. - (A2Z)

Đây là hiện tượng tâm lý đó bạn, trẻ thơ thì ngày rộng tháng dài chỉ nghĩ ra trò để nghịch giết thời gian, người lớn chìm ngập trong bao công việc lo toan, khi bị cuốn vào công việc cảm giác thời gian trôi như " chuột chạy ngoài đường" vậy thôi. - (thuong le)

Điều này chỉ vì do tâm lý con người mà thôi. Khi còn nhỏ thì chỉ thích đi chơi, vả lại còn bị bắt đi học một cách thụ động nên cảm thấy thời gian nặng nề trôi. Đến khi càng lớn càng có nhiều việc phải làm, con người nảy sinh thêm nhiều hoài bão, ước vọng nhưng thời gian có hạn không làm kịp nên khi nào vẫn thấy thời gian cũng bị thiếu. Do đó có cảm giác thời gian trôi nhanh mà thôi. - (Linh)

Tôi nghĩ đó là vấn đề tâm lý và cảm nhận. Càng nhiều tuổi bạn càng muốn níu kéo thời gian nên cảm thấy chúng qua mau. Bạn cũng bận rộn hơn nên thấy thiếu thời gian cho công việc và những kế hoạch cá nhân. Đôi khi bạn còn muốn thời gian ngừng trôi ỏ một thời điểm nào đó, hoặc được trở lại quá khứ để làm lại điều gì đó ....
Còn khi bạn trẻ! Thế giới mới mẻ mở rộng trước mắt khiến bạn luôn háo hức muốn ngay mai đến nhanh hơn để khám phá thế giới diệu kỳ ...
" Rồi thời gian qua đi, chỉ còn những kỷ niệm.... "
Giá như có thể quay ngược lại kim đồng hồ! - (Hiếu Minh)

khi bận rộn thì con người sẽ thấy thời gian trôi nhanh hơn, lúc rảnh rỗi thì ngược lại
ví dụ như mình, mình thấy tgian trôi rất chậm..
.
.
Sent from my Nokia1280 in Prison :)) - (tanchuai)

Vì áp lực giải quyết công việc tăng lên nên cảm giác thời gian trôi nhanh thôi. Thực tế thì một ngày = 24g, một phút = 60giây vẫn thế thôi. Thời gian rất công bằng ai cũng như nhau bất kể già trẻ, giàu nghèo. Chỉ có cách sử dụng thời gian là khác nhau thôi. - (Saigon)

Khi mình bận rộn thì sẽ thấy thời gian trôi rất nhanh. Cuộc sống càng nhiều áp lực thì lại càng thấy thời gian qua nhanh quá. - (vinh_nary)

Quá đơn giản: Vì người lớn có quá nhiều việc phải làm...có nhiều việc có thể ko làm được nữa do thời gian đã trôi qua...tiếc nuối...sao thời gian ngắn vậy !!! - (Bảo Hưng)

Vì còn trẻ ko phải làm gì lo nghĩ gì vẫn có ăn còn khi lớn lên ko ai nuôi nũa phải tự mình kiếm sống mải làm viêc nên quên thời gian thấy lâu chứ sao nữa - (leanh)

Sống vô tư thờ ơ ko quan tâm thì sẽ thấy thời gian trôi rất lâu. - (Duc Nguyen)

nhìn về quá khứ sẽ thấy sao thời gian trôi nhanh thế, nhìn về 1 thời điểm tương lai sẽ thấy thời gian sao lâu thế, thời gian nếu để ý tới nó thì sẽ thấy nó thật chậm, nhưng nếu không để ý tới nó thì sẽ trôi qua rất nhanh - (Khanh Duy)

lúc nhỏ chúng ta có ít việc để nghĩ và có ít việc để lo,
Còn khi vó gia đình rồi thì..... - (tttscale1999)

Bình thường thôi!
Bạn 10 tuổi, thêm vào 1 tuổi bạn tăng 10% số tuổi của mình.
khi bạn 50 bước qua tuổi 51, bạn chỉ tăng thêm 2%. Điều nầy chỉ có ý nghĩa tương đối nhưng lại rất đúng về mặt tâm lí. - (thangtui)

khi lon di lam nhieu doi den cuoi thang that nhanh de lanh luong nen thay thoi gian troi nhanh hon.... - (viet tran)

Vì khi nhỏ tuổi chúng ta không được tự do làm những điều mình thích mà chỉ khi lớn lên, trưởng thành thì mới có thể có được toàn quyền quyết định mọi thứ cho cuộc đời mình " Thời gian chờ đợi lúc nào cũng lâu hơn thời gian bình thường " - (Dũng.Đặng)

không gian chúng ta đang sống không phải không gian 3 chiều, nó là không gian 4 chiều. chiều thứ 4 chính là thời gian, nó cũng có tính chất giống như 3 chiều còn lại, nhưng về bản chất thì khác nhau. bản chất của thời gian chính là phi vật chất, bản chất của không gian là vật chất. CHÚNG TA VẪN GỌI NÓ LÀ HỆ NHỊ PHÂN VÀ NÓ LÀ TẤT CẢ MỌI THỨ. thời gian và không gian không tách rời nhau mà có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại ( mối quan hệ biên trứng) . không gian và thời gian là hai lương nghịch biến - (phamd9idinhchien84)

Một năm khi còn trẻ tạm coi là 1/80 cuộc đời ... đến khi 50 trở đi , 1 năm là 1/30 chỗ còn lại . Khi 60 , 1năm trôi đi là mất 1/20 chỗ còn lại , tất nhiên khi 80 , 1 năm là tất cả chỗ còn lại nên càng già càng thấy thời gian trôi nhanh ! - (tuantrieu92)

vì người ta sợ chết - (leehodk)

Hồi nhỏ mong đến Tết, phải đợi cả 1 năm, đợi nghỉ hè mất 9 tháng lâu hơn. Lớn lên chỉ phải đợi lương có 1 tháng, đợi thứ Bảy, Chủ nhật có 6 ngày nên nhanh hơn. - (Anh Tuấn)

xin đính chính: nói không gian, thời gian là nghịch biến là chưa đủ. theo anhstanh không gian và thời gian không phải là bất di bất dịch như trong quan điểm của Isaac Newton - cha đẻ của vật lý học cổ điển, mà trái lại, nó có thể "co" lại tùy tình hình.. - (pamdinhchien84)

Be cua toi 8 tuoi, den cuoi tuan be van thuong noi voi toi, het 1 tuan nua roi, thoi gian nhanh qua ba he - (TD)

Về khoa học, thời gian trôi nhanh hay chậm phụ thuộc vào khối lượng thông tin mà não tiếp nhận và ghi vào bộ nhớ. Ở giai đoạn tuổi thơ, dung lượng bộ não của trẻ em còn nhiều khoảng trống nên ghi nhận hầu như bất cứ thông tin nào mà nó quan sát được, cho nên giai đoạn này có rất nhiều thông tin được ghi vào bộ não của trẻ em. Còn người lớn, khả năng lưu giữ thông tin kém hơn vì còn ít khoảng trống nên ghi nhận được ít sự kiện hơn. Do đó cảm giác của trẻ em về thời gian dường như trôi chậm hơn người lớn. Chính vì thế trẻ em tiếp thu được nhiều thông tin hơn so với người lớn cho cùng một khoảng thời gian (ví dụ trẻ em học ngoại ngữ nhanh hơn người lớn, chỉ cần 5-7 năm là nói thành thạo 1 ngôn ngữ mới, người lớn tuổi phải học gắp đôi thời gian mới đạt mức như vậy). - (Hoàng Tuấn)

Như thế này nhé :
Khi ta 10 tuổi , đối với ta 1 năm dài lắm , bởi vì nảo ta nhận biết 1 năm chính là 1/10 thời gian sống của nảo đã trải qua.
Khi ta 60 tuổi , 1 năm sao mà nhanh quá , vì não nhận biết một cách tương đối = 1/60 đời sống nảo đã trải qua . Đây là loại thời gian cảm nhận sinh học , khác thời gian ...của cái đồng hồ... - (Lam Doanthai)

Khi còn trẻ ta lấy mốc tính thời gian là ngày sinh, thấy thời gian dài, khi về già thì tính đến ngày cán đích (70 tuổi) , tính thời gian theo đồng hồ nhảy ngược, thấy nó ngắn. Vả lại so với tuổi của Trái Đất, đời người chỉ là một khắc. Khi nào lên Thiên Đàng sống vĩnh cửu thì thời gian là vô tận. - (Trường)

Một năm có 365 ngày và 6 giờ, một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút, một phút có 60 giây. Không hơn không kém. Hãy tận dụng thời gian lúc còn trẻ bạn ơi. - (Võ Tuấn)

Theo mình nghĩ càng già đầu óc ta suy nghĩ bị chậm hơn lúc còn trẻ, nên có cảm giác thời gian bị trôi nhanh :) - (Hiếu)

chắc lớn lên sợ chết, nên muốn thời gian chậm lại :D - (bita)

Bạn biết rồi đấy cuộc đời con người ai cũng phải trải qua tuổi ấu thơ một tuổi hồn nhiên vô tư ma không phải nghĩ về thời gian làm gì vì thế cảm giác về thời gian trôi đi lâu là điều dễ hiểu . Còn khi ta phai bon chen với cuộc sống đời thương để lo cai ăn cái mặc thi vòng thời gian trôi đi thật nhanh đơn giản vậy thôi ! - (cao cường)

Theo mình"Khi còn trẻ ta thấy thời gian trôi qua thật nhanh"mới đúng vì khi ta trưởng thành hay già đi mới cảm thấy tuổi trẻ trôi qua nhanh quá khi ta chưa kịp làm gì!!!:) - (Trần Anna)

Còn nhỏ thì cái đồng hồ nó to, lớn lên rồi thì cái đồng hồ nó nhỏ lại, thế mà cũng hỏi. - (Chim Của Trời)

Thật sự là thời gian trôi nhanh hơn vì: một đứa trẻ 5 tuổi, thời gian 1 năm trôi qua là bằng 1/5 thời gian nó đã sống. Một người 50 tuổi thì thời gian 1 năm trôi qua chỉ bằng 1/50 thời gian mà ông ta đã sống!!! sống càng lâu thì thời gian càng ngắn lại - (hungbl)

Các bạn trả lời sai hết rồi, không phải cảm nhận đâu mà nó nhanh thực sự đó bạn. Ví dụ nhé: - Em bé 5 tuổi thấy 1 năm lâu lắm bởi 1 năm là 1/5 tuổi đời của mình. Ông cụ 80 tuổi thấy 1 năm thật nhanh bởi nó chỉ có 1/80 (rất nhỏ) tuổi đời của mình. Nếu ai không cảm thấy thời gian càng ngày càng nhanh thì chắc người ấy “ngủ nhiều quá …hi.. hi..” - (Phạm Văn Tiến)

thời gian giống như bao tiền vàng to mình đang vác trên lưng, mỗi ngày rơi mất 1 đồng. Khi còn bé thì nó nặng quá, nhiều quá. Khi thanh niên thì nó vừa vặn làm mình quên là đang vác nó. Bắt đầu già thì thấy mình còn ít quá .... nhưng khi rất già thì lại chỉ còn ngồi đếm từng đồng bạn sẽ thấy thật lâu - (honghtv70)

Lúc 5 tuổi , thời gian 1 năm = 1/5 quãng đời bạn có . Lúc 50 tuổi tỉ số này là 1/50. Vì vây thời gian tương đôi của người già ngắn hơn so vơi lúc trẻ - (Phan Đức Tuấn)

bạn có xem trận bóng đá nào không. Khi có tỉ số, bạn sẽ thấy thời gian của cầu thủ 2 đội khác nhau như thế nào. - (vinh)

có một giả thuyết như thế này, vi dụ khi bạn 2 tuổi thi 1 năm tương đương với 1/2 thời gian của đời bạn tính tới thời điểm đó. khi ban 10 tuổi thi 1 nam bang 1/10 va khi ban 30 tuổi thì 1 năm chỉ bàng 1/30 cua cã cuộc đời mình, gia thuyết nay có thể phần nào giãi thich được câu hỏi của bạn. tuy nhiên mình nghỉ đây không phai la nguyên nhân duy nhất khiến con người cãm thấy thời gian trôi nhanh hơn khi trương thành. - (datchau)

vì thời gian còn lại quá ngắn - (lequangminh)

Khi bạn 1 lên 2 tuổi = 1 tuổi + 1 năm = 1 tuổi + 100% - khi bạn 50 - 51 tuổi = 50 + 1 năm = 50 + 2% Càng lớn tuổi t/gian trôi càng nhanh !!! - (Sĩ Tôn)

Thời gian là không thay đổi. Nhanh hay chậm là do con người. Ví dụ: một ông chủ sẽ thấy thời gian sao nhanh quá mới đo đã đến ngày trả lương nhân công rồi. Cùng khoảng thời gian đó thì những công nhân sẽ nói sao lâu quá chưa tới ngày lãnh lương. Vì vậy thời gian qua nhanh hay chậm là do cảm của mỗi người vào từng thời điểm. - (phuong)

Khi còn nhỏ thì mong nhanh được làm người lớn. Khi đã là người lớn, cứ thích làm người lớn mãi mà không muốn làm người già! Hihee - (Ti toe)

trẻ thì tò mò khi hơi tí là bị người lớn quát là trẻ con biết cái gì và mong làm người lớn để thỏa tính tò mò ấy.khi được làm người lớn thì lại kinh sợ tuổi già nên cảm giác là thế.TÓM LẠI bạn mong mỏi điều gì đấy ví dụ như được thăng quan tiến chức hay giầu có v.v.v.. thì lâu lắm còn bạn sợ điều gì đó ví dụ như nghèo khó thua bac hay vỡ nợ chồng ,vợ đi cặp bồ bịch thì rất sơm trở thành hiện thực. - (nam san)

Kể từ khi lấy vợ, tôi thấy thời gian trôi rất chậm. Thảo nào mà người ta bảo những người độc thân có tuổi thọ kém hơn những người có gia đình mặc dù thời gian sống là như nhau - (Super Soi)

Khi còn nhỏ bạn chiếm thể tích ít trong thời gian - (Tuyen Do the)

Don gian la khi nho nguoi khac quan ly thoi gian cua chung ta (ong ba, bame, thay co...), truong thanh thi nguoc lai, chung ta tu quan ly thoi gian, triet de tan dung thoi gian trong cuoc muu sinh, do vay thoi gian troi nhu ten ban. - (Viết)

vì não chúng ta tiếp nhận quá nhiều thông tin nhiễu đó - (atien)

lại còn câu hỏi như thế này nữa thì bó tay - (Mưa)

vì người lớn mới hỏi câu hỏi này - (sonphamtc83)

Tuy. Toi ngay hen tra no thi rat nhanh, nhung doi toi gio gap ban gai thi dai nhu the ky. - (titi)

khi còn nhỏ, nhịp tim đập nhanh hơn, nên thấy thời gian trôi chậm. Càng lớn, nhịp tim đập chậm hơn lúc nhỏ, nên thấy thời gian qua nhanh. - (dại khờ)

Suy nghi đi thi se thay ma thoi. Khi con tre thi con suc luc doi dao cho nen lam cai gi cung le lang! Khi ve gia hay lon tuoi thi gân cot hoac suc luc khong cho phep! Đon gian vay thoi, suy dien chi cho cuc. :) - (Paul Nguyen)

vì trong con mắt trẻ thơ, điều gì cũng trở nên to lớn, vĩ đại. - (hoangban)

Lúc nhỏ chưa nhận thức được thế nào là thời gian, khi lớn lên mới nhận thức được nó,lúc nào cũng để ý đến nó nên thấy thời gian trôi nhanh - (lê thị hồng)

Muon thoi gian troi qua cham thi tot nhat la ngoi Tu boi vi " nhat nhat tai tu, thien thu tai ngoai" - (Hoa)

rất lớn càng nhận thức được sự quý trọng của thời gian! - (Hoang Trung Anh)

1 năm đối vs đứa trẻ 3 tuổi là 1/3 cuộc đời ...
1 năm đối vs 1 ng 25 tuổi là 1/25 cuộc đời ...
đó là lí do tại sao càng lớn chúng ta càng thấy thời gian trôi nhanh ... - (tran)

Vì lớn lên mới phải vay lãi...! - (Thịnh)

tại vì biết nhìn đồng hồ....biết quí thời gian rồi...mới biết rằng nó trôi nhanh.... - (Louis Nguyễn)

TRONG VŨ TRỤ CHÚNG TA TỒN TẠI MỘT CÁI GỌI LÀ TINH THẦN. CÁI TINH THẦN ẤY LÀ VÔ HÌNH, LÀ PHI VẬT CHẤT, NÓ BAO TRÙM LÊN TẤT CẢ , NÓ TÁC ĐỘNG VÀ CHI PHỐI THẾ GIỚI VẬT CHẤT MÀ CHÚNG TA NHÌN THẤY BẰNG MẮT THƯỜNG. NGƯỢC LẠI THẾ GIỚI VẬT CHẤT ĐÓ CŨNG TÁC ĐỘNG NGƯỢC TRỞ LẠI CÁC YẾU TỐ VỀ MẶT TINH THẦN, TINH THẦN CHÚNG TA CẢM NHẬN THỜI GIAN ĐANG TRÔI ĐI LÚC NHANH, LÚC CHẬM. TẠI SAO? CHÚNG TA AI CŨNG CÓ MỘT TÂM HỒN. TRƯỚC KHI VŨ TRỤ HÌNH THÀNH LIỆU CÓ AI CẢM NHẬN ĐƯỢC THỜI GIAN TỒN TẠI. CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH CÓ MỘT GIÁ TRỊ VỀ MẶT TINH THẦN ĐƯỢC TẠO RA KHI VŨ TRỤ ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ CÁI TINH THẦN ĐÓ CẢM NHẬN ĐƯỢC SỰ TỒN TẠI CỦA DÒNG THỜI GIAN. (CÁC CỤ THƯỜNG BẢO TRỜI SINH VẬT TRỜI SINH LINH TÍNH). - (PHAMDINHCHIEN84)

Đúng đấy bạn ạ ! Khi mình có tuổi, thời gian sao trôi nhanh quá ! sức khỏe , công việc ...và mọi thứ không chờ mình , chỉ tiếc cho một điều , hả chi bây giờ mình 18 thì sẽ làm tất mọi việc vậy mà tuổi trẻ lại bỏ qua . Hy vọng các bạn trẽ hạy nghĩ lại ...! - (congtruong61)

trẻ hay già là do ta tự gán cho nhau, khi qua cái tuổi học hành thì là già, hay khi về hưu là già??? người nào là già còn phải xem lại, chỉ đơn giản chúng ta không thể biết ta chết lúc nào, nên không thể tính được ta còn bao nhiêu quỹ thời gian. Nhưng lớn dần lên đủ để thấy nhiều người ra đi không quay lại, thấy nhiều người sức yếu, và nhiều người than vãn hơn, và nhiều tiêu cực hơn xuất hiện, đồng thời ta không có chỗ để chỉ chú tâm vào một việc nữa, như ăn, hay chơi, hay học, mà còn chú tâm làm nhiều thứ một lúc, vì ta phải sống vì bản thân ta nên ta phải tự lo, trước có người lo. Và cũng có nhiều người thời còn niên thiếu, đã đi làm ăn, bôn ba, cũng phải lo đủ thứ, họ có nghĩ thời gian trôi nhanh không? họ sống như thế nào. Cái này là tùy vào cách sống và hoàn cảnh tác động, cũng như gen di truyền của thế hệ trước ảnh hưởng, và tùy vào khoa học... nhiều yếu tố. Và tất nhiên có thể họ nghỉ hưu sớm lúc 20 tuổi chẳng hạn, sau đó họ không phải làm việc vì đã có dòng tiền tự do, họ có thể bắt đầu làm những gì họ thích, và khi thích thì thời gian không còn là mối quan tâm. nhanh hay chậm đều không quan trọng. Vậy chừng nào còn phải kiếm tiền, và phải chăm lo đủ cho những nhu cầu, mong muốn của mình thì chừng đó thời gian trôi nhanh; chừng nào không phải kiếm tiền để sống nữa mà làm việc mình yêu thích thì thời gian không phải là mối bận tâm, lúc đó nó sẽ bắt đầu chậm lại do mình bắt đầu tận hưởng từng giây phút. - (Trần Thị Thịnh)

Khi mình còn nhỏ, mọi thứ đều mới lạ, như là học đi, học một ngôn ngữ, chơi 1 môn thể thao nào đó. Bộ não cảm ghi nhận nhiều điều, vậy nên khi mình nghĩ lại về tuổi trẻ thì thường nhớ đến nhiều trải nghiệm hơn nên tạo nên cảm giác là thời gian trôi qua lâu. Khi về già thì cảm giác này ko còn, hoặc bị giảm đi nhiều vì cuộc sống không còn mới lạ nữa, vì vậy thời gian cũng trôi nhanh hơn. - (Heo)

bạn có một chiếc đồng hồ mua từ lúc nhỏ phải không, hãy sửa lại nó cho nó chạy đúng đi =)) - (Thực)

Hối hả làm giàu nên thấy thời gian trôi nhanh. Sống tự tại, thấy bình thường, tôi nay 60 rồi mà ngỡ như tuổi đôi mươi vẫn vui chơi từ trẻ em cho đến người già ,người cùng tuổi.... cười đùa suốt ngày thấy thời gian cứ chậm trôi đấy thôi - (quoc tri)

Đây hoàn toàn là vấn đề tâm lý: Khi còn nhỏ bạn luôn mong mình mau lớn nên cảm thấy thời gian sao trôi chậm thế, còn khi đã lớn tuổi, thậm chí khi về già bạn lại mong mình đừng già nhanh quá nên cảm thấy thời gian trôi nhanh quá vậy thôi! - (Sơn)

Đây chính là 1 trong những cơ sở làm nên thuyết tương đối nổi tiếng của Axtanh : Thời gian là một đại lượng bất biến, nhưng người ta cảm nhận khác nhau về độ dài ngắn của thời gian. ví dụ khi ta vội vã làm một việc gì thì thấy thời gian trôi đi thật nhanh, ngược lại khi chờ đợi một việc gì đó ( chẳng hạn ngồi ở sân bay chờ lên tàu bay ) thì cảm thấy thời gian dài vô tận) - (Ha Xuphuong)

vì khi trẻ ai cũng ham chơi không bận tâm gì cuộc sống ,bố mẹ lo hết rồi ,sau này trưởng thành chúng ta phải đương đầu với thực tại ,suy nghĩ nhiều hơn ,càng nghĩ ngợi ta thấy thời gian càn dài
kết luận: càng suy nghĩ thời gian càng dài - không nghĩ ngợi gì vui chơi thời gian trôi qua rất nhanh ,như thê ta mới quý trọng thời gian không thôi nó sẽ trôi qua vô ích - (dt)

Càng lớn, bạn càng co nhiều kinh nghiệm sống. Nhiều việc không còn mới lạ để bạn phải mong chờ sự việc xảy ra như khi còn trẻ, vậy nên bạn không tập trung chú ý nhiều việc nửa. Nên mọi việc sẽ đi qua đời bạn nhanh hơn. Giống như lúc nhìn đồng hồ khi sắp đến giờ về thì thấy nó lâu hơn nhiều khi không để ý đến nó bạn à... - (Phong Le)

Vì càng già, con người càng quyến luyến, cố nếu kéo thời gian !... Thời gian có trôi nhanh hay chậm, rồi ai cũng phải chết thôi. Thắc mắc chi ba chuyện vô nghĩa đó cho phí thời giờ. Tại sao không lo dùng thời giờ, hiện có được, vào những việc hữu ích cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội. - (Hùng Việt)

Đây chính là 1 trong những cơ sở làm nên thuyết tương đối nổi tiếng của Axtanh : Thời gian là một đại lượng bất biến, nhưng người ta cảm nhận khác nhau về độ dài ngắn của thời gian. ví dụ khi ta vội vã làm một việc gì thì thấy thời gian trôi đi thật nhanh, ngược lại khi chờ đợi một việc gì đó ( chẳng hạn ngồi ở sân bay chờ lên tàu bay ) thì cảm thấy thời gian dài vô tận) - (Ha Xuphuong)

Khi nhỏ thì bố mẹ nuôi và tận hưởng thời gian trẻ thơ vui chơi học tập. cảm giác qua 1 ngày rất lâu. còn bây giờ lao vào làm nuôi con cái. làm nhiều thì tiền nhiều càng làm thời gian lại trôi càng nhanh - (Cừ Đặng)

Mỗi cá nhân cảm nhận độ dài của thời gian - một cách vô thức - bằng cách so sánh với các hoạt động tự động mang tính chu kỳ của cơ thể mình, gọi là thời gian sinh học. Cụ thể ở con người là nhịp tim.
Lúc còn nhỏ, tim chúng ta đập nhanh hơn nhiều so với khi lớn lên. Vì thế, trong cùng một giờ, tim trẻ em đập được nhiều nhịp hơn nên em bé sẽ cảm thấy thời gian trôi chậm hơn so với người lớn.

Ngoài ra, còn vấn đề về thời gian tâm lý. Ai từng ngồi trong phòng thi đều thấy thời gian trôi cực kỳ nhanh, trong khi đó, thời gian ngồi trong lớp học (đặc biệt là những buổi có môn học nhạt nhẽo và chán chường) thì lại trôi cực kỳ chậm... - (NDS)

Tôi thì thấy lúc trẻ thời gian trôi nhanh vì cuộc sống vô lo vô nghĩ, giờ lớn với bao lo toan về cuộc sống, cơm áo gạo tiền thì thời gian trôi qua thật chậm, thật khó nhọc và đôi khi tự hỏi thủa ấu thơ với cuộc sống vô lo vô nghĩ lại trôi đi nhanh quá.  - (Triệu Đức Linh)

Đó là cảm giác của mỗi con người, cái này đã dược Albert Einstein chứng minh trong thuyết tươnddoodsi và có VD cụ thể là khi ta ngồi 1 phút bên cô gái đẹp thì thấy thời gian trôi mau còn khi ta ngồi 1 phút trên cục sắt nóng thì ta ta thấy thời gian trôi chậm - (Lê Minh)

Tất cả các Bạn đều nói đúng, trẻ thì quá rảnh rỗi, ít có trách nhiệm với công việc hay áp lực này nọ, lại khoái vui chơi, thường xuyên chờ sự kiện nào đó để được vui chơi,ăn uống(ví dụ như chờ đợi Tết đến, chờ được nghỉ hè,chờ đến rằm trung thu v.v,,) nên ý thức về thời gian là rất thường xuyên(nhiều hơn người lớn), càng ý thức về thời gian thì thấy thời gian trôi qua rất châm(giống như ta đang đếm thời gian vậy đó)
Còn người lớn thì ngược lại, phải lo toan đủ thứ nhiều khi không màng đến thời gian, đến một lúc nào đó chơt ý thức thì thấy thời gian trôi qua nhanh quá,,,,
Theo Tôi thì sự khác biệt này cũng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, nếu ví sự nhận thức thường xuyên của con người về những gì xung quanh như những nhịp xung(giống nhịp tim chẳng hạn) thì tuổi trẻ sẽ nhịp nhanh hơn,khiến trẻ tiếp thu rất nhanh và hoàn chỉnh hơn(nhanh nhớ và nhớ lâu,ít bị quên theo kiểu đứt quãng(ở người lớn là quên đãng không thể nhớ ra được)).Còn người lớn thì những nhịp xung chậm dần . - (vuong van)

0