Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh tiếng đàn trong đoạn trích Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh tiếng đàn trong đoạn trích sau: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi tơ ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy ...
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh tiếng đàn trong đoạn trích sau: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi tơ ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng.
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm: Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng nói cảm thương và đầy ngưỡng mộ của Thanh Thảo đối với nhà nghệ sĩ lớn Tây Ban Nha Gar-xi-a Lor-ca. Bằng cả tấm lòng và tài năng của mình, Thanh Thảo đã dựng lên trong bài thơ chân dung Lor-ca - bức chân dung một nghệ sĩ lớn, một nhà cách tân đơn độc với cái chết bi thảm và sự nghiêp dang dở.
- Đoạn trích là những cảm nhận sâu sắc của tác giả về tiếng đàn - tiếng nói của tâm hồn Lor-ca.
2. Thân bài
Hình ảnh tiếng đàn trong đoạn trích được cảm nhận với rất nhiều sắc điệu:
- Tiếng đàn tươi xanh, đầy sức sống, trẻ trung, lãng mạn (tiếng ghi ta nâu - bầu trời cô gái ấy - tiếng ghi ta lá xanh biết mấy). Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đã biến âm thanh tiếng đàn thành những cảm nhận của thị giác, hiển hiện thành sắc màu của tình yêu, sắc màu của sự sống. Những sắc màu của tiếng đàn cũng chính là những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Tiếng ghi ta đứt vỡ, nức nở, thương đau (tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy). Tiếng đàn mong manh như bọt nước, tiếng đàn rỏ máu như tiếng khóc đau thương. Ởđây nỗi đau được thể hiện, được cụ thể hoá thành nỗi đau da thịt và được cảm nhận bằng rất nhiều giác quan, tạo nên một cảm giác và ấn tượng đặc biệt về bi kịch của người nghệ sĩ. (Có thể liên tưởng đến những câu thơ nói về nỗi đau và sự mất mát, chẳng hạn như: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc - Sao xót xa như rụng bàn tay (Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống)...)
- Tiếng đàn để lại dư âm, hiện thân cho sự bất diệt, cho sức sống không thể vùi dập (không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang). Người nghệ sĩ có thể ngã xuống, nhưng tiếng đàn và khát vọng của anh thì không một sức mạnh nào có thể vùi chôn. Tiếng đàn được so sánh với "cỏ mọc hoang" cho thấy một sức sống, một sức vươn lên mãnh liệt. Những thanh âm bi thương và hào hùng của người nghệ sĩ tài năng Lor-ca sẽ còn mãi như "giọt nước mắt vầng trăng - long lanh trong đáy giếng", soi sáng tâm hồn bao người.
3. Kết bài
- Hình ảnh tiếng đàn trong đoạn trích thể hiện tài năng nghệ thuật của Thanh Thảo, đặc biệt là những sáng tạo trong việc khắc hoạ tiếng đàn với những hình ảnh, ngôn ngữ thơ mang màu sắc hiện đại; sử dụng nhiều yếu tố tượng trưng, siêu thực.
- Sự cảm nhận sâu sắc về tiếng đàn thể hiện tiếng nói tri âm sâu sắc của tác giả đối với tài năng và phẩm chất, nhân cách của người nghệ sĩ chân chính.