Cảm nghĩ về con người Nguyễn Trãi qua bài Côn Sơn ca
Đề bài : Em hãy nêu cảm nghĩ của em về con người Nguyễn Trãi qua bài Côn Sơn Ca để thấy được tấm lòng nhân nghĩa của ông. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quân sư bên cạnh chủ trương Lê Lợi. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao xuất ...
Đề bài : Em hãy nêu cảm nghĩ của em về con người Nguyễn Trãi qua bài Côn Sơn Ca để thấy được tấm lòng nhân nghĩa của ông. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quân sư bên cạnh chủ trương Lê Lợi. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú với nhiều tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, quân trung từ mệnh ...
Đề bài : Em hãy nêu cảm nghĩ của em về con người Nguyễn Trãi qua bài Côn Sơn Ca để thấy được tấm lòng nhân nghĩa của ông.
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò quân sư bên cạnh chủ trương Lê Lợi. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, nhà quân sự thiên tài, nhà ngoại giao xuất chúng, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Ông để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú với nhiều tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, quân trung từ mệnh tập,..Bài Côn Sơn ca được ông sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn ở quê nhà. Côn Sơn không chỉ là quê nhà mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn Nguyễn Trãi. Côn Sơn ca vừa là bài ca thiên nhiên vừa là bài ca tâm trạng hài ý hòa quyện thống nhất trong tâm hồn thi nhân.
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Bài thơ mở ra bằng khung cảnh hết sức nên thơ, thiên nhiên thật nhẹ nhàng ta cảm giác thấy sự tĩnh tại trong từng câu từng chữ. Không gian yên ắng tiếng suối nổi lên rì rầm như đang nhắn nhủ thì thầm điều gì chăng. Hẳn phải có một tâm hồn thật tinh tế cảm xúc thật lắng sâu mới có thể cảm nhận được những âm thanh dù là nhỏ nhất. Âm thanh nhỏ réo rắt như một tấm lưới thanh lọc tâm hồn thi nhân giúp mọi xô bồ phiền muộn trong cuộc sống khi đi đi qua tấm lưới này đều được giữ lại chỉ còn lại một tâm hồn thật là thư thái để hòa mình vào thiên nhiên để cảm nhận thấy từng hơi thở của cành cây ngọn cỏ để sống cuộc sống của một cư sĩ không vướng bụi trần. Tiếng suối như tiếng đàn cầm lúc to lúc nhỏ lúc nhanh lúc chậm, khi thì mạnh mẽ lúc lại êm xuôi bên tai như một bản hòa tấu nhịp nhàng trong tay người nhạc trưởng tài ba, khúc nhạc đi từ thính giác tới cảm giác lay động mọi cảm xúc của thi nhân. Thi sĩ có lẽ rất yêu không chỉ yêu mà còn quý mến coi thiên nhiên như một người bạn tâm tình thì mới có thể lắng nghe lời thì thầm từ người bạn tri kỉ này. Ta đã bắt gặp hình ảnh tiếng suối trong thơ của Hồ Chí Minh hai nhà thơ tuy không cùng thời nhưng ở họ đều có chung một sự giao cảm đó là yêu thiên nhiên:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong hai câu thơ đầu Nguyễn Trãi đã sử dụng tài tình biện pháp so sánh. Tác giả đã so sánh tiếng suối với thiếng đàn cầm. Sự so sánh tạo ra hiệu ứng chuyển đổi của cảm giác từ thính giác đi tới tâm hồn.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm
Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta nên ta nằm
Lại một hình ảnh về Côn Sơn nữa được tác giả phác họa một cách thật là tài tình và sống động những hình ảnh giàu sức gợi được tác giả sử dụng một cách dày đặc làm cho bạn đọc có những sự hình dung thật đẹp về khung cảnh côn sơn không chỉ đẹp mà còn hết sức bình yên. Khung cảnh bình yên hay chính tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng. Trải qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, trải qua binh đao khói lửa chiến tranh tàn khốc chém giết lẫn nhau, hơn thua, thời thế, thế thời gạt tất cả sang một bên ông trở lại quê hương, trở lại Côn Sơn để được hòa mình vào thiên nhiên. Bụi thời gian dù có phủ mờ lên mái tóc người chinh phu, lên đôi mắt người chinh phụ nhưng chiến tranh đã qua rồi giặc giã đã dẹp yên, trí lớn trượng phu đã thỏa, lui bỏ chốn quan trường với những âm mưu đấu đá thiệt hơn ghen ghét bon chen người anh hùng người thi sĩ lại trở về quê cũ, về với những giản dị với thiên nhiên để di dưỡng một tâm hồn mà buộc phải trải qua nhiều biến động. Có hiểu về nhân cách cao cả tấm lòng vì nước vì dân tận trung với nước có hiểu được hoàn cảnh khi Nguyễn Trãi về ở ẩn ở Côn Sơn ta mơi hiểu được và giải mã được những ẩn ức trong tâm hồn danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn
Cuộc đời thật có ý nghĩa khi lui về ở ẩn lại tìm được một chốn thiên nhiên đẹp như bức tranh thủy mạc, Côn Sơn là một chốn như vậy núi non trùng điệp quanh năm xanh mát, suối chảy róc rách luồn lách qua những hàng cây, khung cảnh thơ mộng như vậy tạo cảm xúc cho những vần thơ được bay bổng. Nhịp thơ nhẹ nhàng, lời thơ giản dị, cảnh sắc được miêu tả hết sức thanh bình và phóng khoáng đã khớp phần nói nên tính cách của Nguyễn Trãi.Một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn giản dị, lạc quan, phóng khoáng, yêu đời, yêu người và cũng yêu thiên nhiên sâu sắc
Cùng với Bình Ngô đại cáo, Quân Trung từ mệnh tập , Ức Trai thi tập thì bài thơ Côn Sơn ca đã góp phần làm rạng danh tên tuổi của nhà quân sự ,nhà chính trị, nhà thơ lỗi lạc, Nguyễn Trãi. Tên tuổi ông đã được lưu danh thiên cổ không chỉ vì tài năng mà còn vì ông là một danh nhân lớn của dân tộc.