25/05/2017, 00:25

Cảm nghĩ về bài thơ Sông Lấp của Tế Xương.

Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông Lấp của nhà thơ Trần Tế Xương. Trần Tú Xương là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại, nhà thơ được biết đến là một cây bút trào phúng nổi tiếng bậc nhất với ngòi bút sắc xảo, đả phá sâu cay những hiện thực xã hội đen ...

Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông Lấp của nhà thơ Trần Tế Xương. Trần Tú Xương là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại, nhà thơ được biết đến là một cây bút trào phúng nổi tiếng bậc nhất với ngòi bút sắc xảo, đả phá sâu cay những hiện thực xã hội đen tối như nạn mua quan bán tước, cường hào áp bức dân lành, và lối sống nửa tây nửa ta. Tuy nhiên, bên cạnh một hồn thơ đầy cá tính mạnh mẽ là một Trần Tú Xương, chan chứa tình cảm khi ...

Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Sông Lấp của nhà thơ Trần Tế Xương.

Trần Tú Xương là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại, nhà thơ được biết đến là một cây bút trào phúng nổi tiếng bậc nhất với ngòi bút sắc xảo, đả phá sâu cay những hiện thực xã hội đen tối như nạn mua quan bán tước, cường hào áp bức dân lành, và lối sống nửa tây nửa ta. Tuy nhiên, bên cạnh một hồn thơ đầy cá tính mạnh mẽ là một Trần Tú Xương, chan chứa tình cảm khi viết về người vợ tần tảo, thân thương đầy tha thiết, dạt dào khi viết về quê hương, đất nước. Mảnh đất Nam Định, nơi “chôn nhau cắt rốn” của nhà thơ đã rất nhiều lần xuất hiện trong các tác phẩm thơ văn của ông, một trong số đó có thể kể đến bài thơ “Sông lấp”.

Trần Tú Xương là một tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam, vì vậy mà trong chương trình ngữ văn lớp mười chúng ta đã được học một tác phẩm thơ nổi tiếng của ông, đó là bài thơ thương vợ. Khác với giọng thơ sâu cay khi đả phá những tầng lớp vua quan, xã hội thực dân nửa phong kiến, bài thơ mang giọng điệu tha thiết, dạt dào thể hiện tình cảm của mình dành cho người vợ tần tảo. Đến chương trình ngữ văn của lớp mười một, chúng ta lại được tìm hiểu thêm một tác phẩm nữa của nhà thơ Trần Tú Xương, đó là bài thơ “Sông lấp”, đây là bài thơ thể hiện được cảm giác trống vắng trước sự thay đổi của cảnh vật, nỗi niềm hoài niệm về những kí ức xưa, khi dòng sông thân thương vẫn gắn liền với cuộc sống của nhà thơ cũng như người dân của quê hương ông.

“Sông kia rày đã nên đồng”

Không vòng vo, thể hiện dông dài về hoàn cảnh hay gợi mở khung cảnh của thực tại mà nhà thơ đã đi thẳng vào chủ đề, thể hiện trực tiếp những gì mà nhà thơ đón nhận được bằng cái nhìn thị giác và gợi ra cảm xúc của chính nhà thơ trước sự đổi thay ấy. “Sông” là một vật thể của tự nhiên, đặc biệt là những vùng nông thôn Việt Nam thì hình ảnh những con sông đã trở nên rất thân thuộc, gần gũi. Bởi với những người chân quê thì họ không chỉ đơn thuần coi con sông là một vật thể, một hiện tượng vô tri, vô giác của tự nhiên mà nó còn là một người bạn gắn bó mật thiết với cuộc sống của họ. Bởi nước ở con sông cung cấp cho con người nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước dùng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con sông cũng là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống, gắn liền với kí ức của mỗi người.

Nói như vậy để ta thấy được vị trí, vai trò của con sông đối với cuộc sống cũng như tâm thức của những người dân quê. Và với Trần Tú Xương cũng vậy, vì là một người sinh ra và lớn lên ở vùng quê, bên con sông Vị Hoàng đầy thân thương nên hình ảnh con sông này đã in sâu vào tâm khảm, trong dòng hồi ức của nhà thơ, mà minh chứng tiêu biểu nhất, đó chính là sự xuất hiện trở đi, trở lại của nó trong các sáng tác thơ văn của Tế Xương. Nhưng, mục đích của Tế Xương ở đây không phải là sự dãi bày, bộc lộ tình cảm của mình với dòng sông Vị Hoàng mà thể hiện sự ngỡ ngàng, nuối tiếc khi dòng sông ấy không còn vẹn nguyên mà đã trở thành những cánh đồng canh tác “Sông kia rày đã nên đồng”.

Cuộc sống đổi thay nên con sông kia không còn tồn tại ở vị trí vốn có của nó nữa mà đã được đổ đầy, để trở thành những bãi, những đồng canh tác nông nghiệp. Không chỉ vậy, vị trí bị lấp của con sông đã được thay thế bởi rất nhiều hoạt động của con người, không chỉ là nơi dùng để canh tác, mà còn dùng để sinh sống, trồng các loại lương thực, thực phẩm. Đó đều là những thứ phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Đời sống của con người càng phát triển thì những nhu cầu của cuộc sống càng được nâng cao, cái gắn bó bị đổi thay để nhường chỗ cho những hoạt động mới, cuộc sống mới của con người:

“Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”

Qua câu thơ, ta tiếp tục có những liên tưởng về dòng sông bị lấp, tại vị trí của dòng sông ngày nào nay không còn, nhà thơ không cung cấp những hình ảnh, khúc xạ của con sông ấy, người đọc cũng không có những dữ liệu để hình dung, mường tượng. Sự liên tưởng của người đọc qua hai câu thơ đầu này chính là những vật thay thế cho con sông ấy, nơi con sông ngự trị không chỉ là những cánh đồng, những bãi đất để trồng hoa màu, sản xuất nông nghiệp mà khu đất ấy còn bị thay thế bởi những ngôi nhà mới được xây lên của con người, và những khu đất, luống đất trồng đầy ngô, khoai, những thứu phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Điều đáng nói là bài thơ này được sáng tác không phải thể hiện cảm xúc nhất thời, trực tiếp của tác giả ngay khi dòng sông Vị Hoàng bị lấp, mà đây chính là sự ngỡ ngàng, bối rối khi nhà thơ chợt nhận ra, chợt nhớ ra. Bởi, trong guồng quay của cuộc sống mới, những bộn bề của cuộc sống, những lo toan về sự sinh tồn đã khiến cho nhà thơ Trần Tế Xương đã vô tình lãng quên đi, vô tình quen với cuộc sống mới có nhiều đổi thay này. Vì đã vô tình lãng quên, không để tâm nên những thay đổi cũng đi sâu, trở thành những gì quen thuộc, thường nhất. Con sông Vị Hoàng kia không mất đi trong kí ức của nhà thơ mà nó bị che vùi bởi những thói quen mới. Để khi vô tình, những kí ức ấy được lật mở thì nhà thơ không tránh được cảm giác giật mình, xúc động:

“Đêm nghe tiếng ếch bên tai”

Ta có thể thấy ở đây, cuộc sống của nhà thơ tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn là cuộc sống dân dã của những người nông dân, vẫn sống gần gũi, gắn bó với tự nhiên, bởi điều này được thể hiện trực tiếp qua âm thanh tiếng ếch trong đêm. Đêm khuya là khoảng thời gian mà cả con người và vạn vật chìm sâu vào giấc ngủ, không gian của đêm khuya là một màu đen bao phủ, là vẻ tịch mịch thường thấy. Nhưng cũng chính trong không gian này, những âm thanh của tự nhiên mới đánh động vào tâm thức, cảm nhận của con người, gợi mở ra cho con người những kí ức đã bị chôn vùi. Cũng chính sự khai phá, gợi mở ấy đã tạo cho con người, mà ở đây là nhà thơ Trần Tế Xương những cảm xúc vô cùng phức tạp, từ giật mình, bồi hồi nhớ lại rồi tâm trạng bị “đeo” nặng bởi những xót xa, mất mát không nói lên lời.

Có thể là trong giấc ngủ, những tiếng ếch kêu đã đánh động làm nhà thơ thức giấc, hoặc cũng có thể nhà thơ vốn chưa ngủ, và khi nghe thấy tiếng ếch kêu thì chợt giật mình, tâm thức nhận nhớ lại những âm thanh quen thuộc, từng gắn bó một thời với mình và cũng từng bị chính mình quên lãng, để nó chìm sâu trong dòng hồi ức. Nhưng ta cũng phải thấy rằng những hồi ức của nhà thơ không hề mất đi mà chỉ là tạm quên lãng, bởi chỉ những tác động nhỏ, những âm thanh vô tình thôi cũng đã gợi nhắc, làm những kí ức ấy sống dậy mạnh mẽ đến vậy. Nói cách khác, nếu không gắn bó, thân thuộc, không có những ý nghĩa lớn với cuộc sống của nhà thơ thì tiếng ếch mơ hồ ấy cũng đâu dễ tác động.

Nếu như câu thơ trên thể hiện sự tác động của tiếng ếch đêm đến tác giả Trần Tú Xương, ta mập mờ dự đoán đó là những kí ức của quá khứ, của những hồi ức, kỉ niệm đã qua, nhưng chưa dám chắc chắn đối tượng bị tác động đó thực chất là gì, thì ngay câu thơ cuối cùng của bài nhà thơ Trần Tú Xương cũng đã trình bày một cách rõ ràng, rành mạch:

“Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

Và đến câu thơ này thì ta có thể nhận diện được rõ nét đối tượng mà nhà thơ nhớ lại, là kí ức trở về trong tâm thức của nhà thơ. Đó chín là âm thanh của tiếng gọi đò, tiếng ếch kêu trong đêm vang vọng làm nhà thơ giật mình ngỡ như mình vừa nghe tiếng gọi đò thân thuộc ngày nào. “Giật mình” là trạng thái bất ngờ, hoang mang đến tận độ khi những yếu tố ngoại cảnh tác động đến con người mà không hề có sự thông báo trước, không có dấu hiệu nhận biết và người bị tác động hoàn toàn bị động, không có sự chuẩn bị về tâm lí nên không tránh được sự ngỡ ngàng, hoang mang. Tiếng gọi đò ấy dường như đã ngủ quên nhưng trước tác động của âm thanh tiếng ếch kêu đã làm cho kí ức về âm thanh quen thuộc cũng như kỉ niệm về dòng sông thân quen.

“Sông lấp” là bài thơ viết về sự hồi sinh của những kí ức thân quen, đó là những kí ức vốn thân quen, gắn bó nhưng do nhịp vận động không ngừng của cuộc sống, những lo toan, bộn bề mà nhà thơ đã có lúc lãng quên, đã dần quen với cuộc sống mới mà những gì thân thuộc bị đẩy lùi vào dòng hồi ức. Nhưng qua bài thơ ta cũng thấy tình cảm dạt dào, thiết tha của nhà thơ với kí ức, với dòng sông thân quen vì nhà thơ nhận thức được sự đổi thay đó, đã giật mình mà thức tỉnh. Đây cũng là điều rất đáng quý.

0