09/06/2018, 22:12

Có phải nhiệt độ chỉ truyền từ nơi cao sang thấp? - Câu hỏi hay

Nếu đổ một ly nước đá vào ly nước nguội, hoặc để cạnh nhau thì nước nguội cũng sẽ lạnh. Vậy tại sao người ta nói nhiệt độ chỉ chuyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp hơn mà không có chiều ngược lại? Tại sao nhiệt ...

Nếu đổ một ly nước đá vào ly nước nguội, hoặc để cạnh nhau thì nước nguội cũng sẽ lạnh. Vậy tại sao người ta nói nhiệt độ chỉ chuyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp hơn mà không có chiều ngược lại?

Nguyên lý truyền nhiệt là : Nhiệt độ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Chú ý: Không có trường hợp ngược lại.
Vì sao thì đó là nghiên cứu khoa học đã chứng minh.
Nguyên lý của hiện tượng bạn đưa ra đó là do ly nước đá có nhiệt độ sẽ thấp hơn ly nước nguội => nhiệt sẽ truyền từ ly nước nguội sang ly nước đá làm nhiệt độ ly nước nguội giảm xuống ( lạnh hơn) - (nhatkhanhcn)

Nhiệt độ của vật có được là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động không ngừng chúng va chạm với nhau sinh ra nhiệt. nếu nhiệt độ của vật càng cao, đồng nghĩa với việc các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh => động năng của các hạt càng lớn. Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì sự truyền nhiệt xảy ra theo chiều từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp là vì: sự truyền nhiệt về bản chất đó là sự truyền động năng từ các hạt có động năng cao (vật có nhiệt độ cao) sang những hạt có động năng thấp ( vật có nhiệt độ thấp), các hạt nhận được động năng sẽ chuyển động nhanh hơn nên sự va chạm của các hạt ở vật có nhiệt độ thấp sẽ tăng lên => nhiệt độ của vật tăng lên. Sự truyền nhiệt sẽ dừng lại khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau (hay là tổng động năng của các hạt cấu tạo nên hai vật bằng nhau sự truyền năng lượng sẽ dừng lại). - (hb)

Ly nước nguội có nhiệt độ cao hơn ly nước đá, do đó nhiệt độ của ly nước nguội sẽ truyền vào ly nước đá =>> Sẽ trung hòa với nhau. Bạn cảm thấy lạnh là do nhiệt độ sau khi trung hòa nó thấp hơn nhiệt độ môi trường. - (CucDoc)

Các bạn đều nhầm, hay nói đúng ra các bạn chỉ nói đúng một vế. Theo tôi, nhiệt độ truyền từ chỗ nóng đến chỗ ít nóng hơn, ngược lại hàn độ (độ lạnh) truyền từ chỗ lạnh đến chỗ ít lạnh hơn. Hai chiều bản chất là như nhau, bởi vậy không nên phiến diện chỉ cho một chiều là đúng. - (VT)

Ly nước ấm, sau khi truyền hết nhiệt cho ly nước lạnh, nó bị mất nhiệt nên tự nó "lạnh". Sau khi nhiệt độ của 2 ly cân bằng nhau thì nó không truyền nữa. Nên nói, ly nước lạnh là thủ phạm hút nhiệt của ly nước ấm làm cho ly nước ấm bị lạnh. - (Thắng)

Khi đổ nước đá vào nước nguội, nhiệt ở nước nguội sẽ truyền sang phần nước đá, phần nước đá hấp thụ nhiệt của phần nước nguội, như vậy nhiệt phần nước đá sẽ tăng lên, và nhiệt phần nước nguội giảm đi do truyền sang phần nước đá. Tương tự như vậy ở trường hợp đặt 2 cốc nước cạnh nhau, nhiệt ở phần nước nguội truyền sang cốc nước đá khiến cốc nước nguội lạnh đi. Nước nguội lạnh đi do đã truyền nhiệt sang phần nước đá bên cạnh. - (Hien Ng.)

Câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn là: không phải vậy. Bạn chỉ đúng khi nói rằng THÔNG THƯỜNG nhiệt (hay nói chính xác hơn là năng lượng nhiệt - heat energy) hay truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Nhiệt độ một vật được tính bởi tốc độ chuyển động vi mô của các hạt phân tử cấu tạo nên nó. Năng lượng nhiệt như vậy thực ra là động năng của các phân tử. Khi đặt một vật nóng cạnh một vật lạnh thì các hạt phân tử của vật nóng chuyển động nhanh hơn, va đập và truyền động năng cho các phân tử chậm của vật lạnh, vì vậy vật lạnh sẽ trở nên ấm hơn, và vật nóng sẽ nguội đi. Đây chính là định luật thứ hai của động nhiệt học.

Tuy nhiên, khi có nhưng yếu tố khác (ví dụ như công sinh ra bởi nhiệt) thì định luật này không còn được áp dụng nữa. Một ví dụ thường ngày là cái tủ lạnh. Khi chưa bật tủ lạnh lên thì không có cái gì lạnh cả, vậy sao khi bật tủ lạnh lên thì lại có thể làm được đá, trong khi trước đó đâu có cái gì lạnh hơn đá sẵn trong tủ lạnh để có thể "truyền lạnh" cho nước đóng đá? Lý do là bởi vì trong chu kỳ làm lạnh, một phần năng lượng bị ép sinh công (để làm thay đổi trạng thái của chất ga làm lạnh), và khi bị mất đi phần năng lượng này thì nhiệt độ sẽ giảm xuống. Đây là một trong những phát minh lớn nhất từ động nhiệt học. Vật lý quan trọng trong đời sống lắm đó bạn ạ! - (dbhoan)

Nhiệt độ không truyền đi mà chỉ có "nhiệt" hay "năng lượng" được truyền đi. Nhiệt độ là thước đo nội năng trong vật thể. Xu hướng của thiên nhiên bao giờ cũng rơi từ nơi có năng lượng cao về nơi có năng lượng thấp, giống như nước chảy từ nơi cao về thấp một cách tự nhiên. Vì thế một cách tự nhiên là nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao, sẽ truyền về nơi có nhiệt độ thấp. Tất nhiên cũng có quá trình ngược lại là lấy nhiệt ở nơi có nhiệt độ thấp, đẩy sang nơi có nhiệt độ cao. Đó là quá trình trong tủ lạnh, máy lạnh,... nhưng cần có một nguồn năng lượng khác để thực hiện quá trình này - (Ngô Đức Thế Ryan)

Nhiệt chỉ truyền một chiều từ vật nóng sang vật lạnh, nghĩa là vật lạnh hơn sẽ nóng lên, còn vật nóng hơn sẽ nguội đi. Hiện tượng mà bạn miêu tả phù hợp với quy tắc này.
Nếu nhiệt truyền theo kiểu ngược lại, có nghĩa là vật lạnh hơn sẽ lạnh đi và vật nóng hơn sẽ nóng lên nữa. Điều này không tồn tại trong tự nhiên, hay nói đúng hơn, con người chưa phát hiện được hiện tượng tự nhiên nào tương tự như vậy.
Tóm lại, hiện tại người ta chỉ chấp nhận quy tắc nhiệt truyền 1 chiều. - (anhtrang)

ví dụ dễ thấy nhất là ngồi ngoài trời nóng trước cửa một phòng kính bê trong bật điều hoà lạnh. Khi mở cửa thấy không khí mát lan đến chỗ nóng bên ngoài. vậy thì là có truyền từ chỗ nhiệt thấp sang chỗ có nhiệt độ cao đấy chứ nhỉ ! - (nguyencuong81vn)

Nhiệt là sự chuyển động hỗn loạn các phân tử của vật chất. Trong một hệ kín, thì động năng của các phân tử biết thành nhiệt năng, nhiệt năng lại biến thành động năng theo định luật bảo toàn năng lượng. Trong một hệ mở, cân bằng nhiệt năng - động năng bị phá vỡ, nơi tiếp xúc giữa bên nhiệt - động năng cao sẽ chuyển năng lượng sang nơi có nhiệt - động năng thấp để cân bằng hệ nhiệt. Việc truyền nhiệt thông qua ba con đường là tiếp xúc, đối lưu và bức xạ. Do vậy bao giờ nhiệt cũng truyền từ nóng sang lạnh. Máy điều hòa, tủ lạnh... chuyển lạnh vào trong, nóng ra ngoài là hệ cưỡng bức: Máy nén nén tác nhân làm lạnh (TNLL) làm TNLL này nóng lên, sau đó qua bộ tản nhiệt, TNLL mất nhiệt khi phun vào dàn lạnh giảm áp suất và bay hơi lấy nhiệt làm lạnh dàn lạnh. Trong phòng kín mở cửa tủ lạnh hoặc lắp cả dàn nóng lạnh vào phòng phòng sẽ nóng hơn = công suất của bản thân tủ lạnh, máy lạnh. - (Anh Tuấn)

Phải hiểu cho chính xác : nhiệt được truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Như vậy khi để nước đá ở gần nước nguội thì nhiệt sẽ truyền từ nước nguội sang nước đá làm cho nước nguội mất nhiệt và nhiệt độ hạ xuống làm cho ta thấy lạnh đi. Đồng thời nước đá nhận được nhiệt từ nước nguội truyền sang cho nên nhiệt độ tăng lên và có thể làm tan đá - (Nga)

Đây là một phát biểu vô trách nhiệm và không có cơ sở khoa học. Nó chỉ đúng khi xét về khía cạnh động nhiệt năng phân/nguyên tử. Còn nhiệt độ nói chung chỉ là một đại lượng đo lường tính nóng lạnh của một vật/môi trường thì không thể phát biểu như thế được. Nếu phát biểu như thế thì làm sao bạn có phòng máy lạnh chạy phe phé? bạn có tủ lạnh để ăn kem? - (NTB)

Thấy mọi người giải thích mà toàn quay ngược lại câu hỏi. - (thaivan)

Đó là quy ước, giống như chiều dòng điện vậy. Nhiệt lạnh truyền từ chỗ lạnh hơn sang chỗ nóng hơn và ngược lại. - (Hoang Viet)

Nguyên lý truyền nhiệt là việc truyền năng lượng từ các phân tử có năng lượng cao (nóng), dao động nhanh sang các phân tử có năng lượng thấp, dao động chậm, nên người ta mới bảo là nhiệt truyền từ nơi nóng sang nơi lạnh. - (Cầu Xanh Đà Nẵng)

Các bạn trả lời đều ko đúng bản chất: Độ nhiệt và độ lạnh là 2 khái niệm đối xứng nhau: khi ta nói vật A truyền nhiệt cho vật B thì đồng thời điều đó có nghĩa là vật B truyền lạnh cho vật A. Để đơn giản trong diễn đạt người ta chọn khái niệm "nhiệt" mà không quan tâm đến cái đôí xứng của nó là "lạnh" và quy ước là nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp- đó chỉ là quy ước. Cũng giống như trong dòng điện người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương tức là ngược lại với chiều chuyển động thực của các điện tử trong dây điện. - (Tô Linh Giang)

Nếu nói vật nóng truyền nhiệt sang vật lạnh hơn thì nhiệt lượng truyền là Q, nếu nói vật lạnh truyền nhiệt sang vật nóng hơn thì nhiệt lượng truyền là -Q, cứ quy nhiệt độ ra năng lượng rồi định luật bảo toàn năng lượng là dễ hiểu thôi... - (Đỗ Tiến)

Không có chuyện đó đâu bạn, chỉ là nhiệt độ nó luôn tự cân bằng với môi trường xung quanh, do đó việc hấp thu hay phát nhiệt độ cũng là chuyện dễ hiểu - (thanhtoan17)

Không có chuyện truyền nhiệt độ đâu. Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp thôi. - (tuan)

Nếu muốn xãy ra sự truyền nhiệt thi f phải có bên cho và bên nhận... bên cho có dư nhiệt mới diễn ra sự cho đk. Tương tự bên nhận ngược lại. Nên nhiệt chuyễn từ cao xuống thấp là đúng... xét về mặt năng lượng thì bên t* cao chứa nhiu năng lượng hơn nên mới di chuyễn wa bên t* có it hơn.. dẫn đến cảm giác 2 luồng khí chạy xoáy nhau khi đứng giữa... - (gato)

sure - (333 casau)

nguyen cuong nham sang su doi luu cua khong khi roi - (ngoc huong)

Quan trong nhiet do moi truong tai thoi diem do cao hay thap - (nguyentrung)

vật lý lớp 7 hay 8 gì đó nói là nhiệt độ chỉ truyền từ cao xuống thấp. - (trduong)

Tuy la nước nguội nhưng nhiệt độ vẫn cao hơn nước đá, do vậy cốc nước nguội sẽ mất dần nhiệt vì truyền nhiệt ra môi trường xung quanh, và cụ thể ở đây là cốc nước đá, do vậy cốc nước nguội sẽ lạnh thôi bạn ah. - (Nguyễn Xuân Quynh)

bạn chưa phân biệt được 2 khái niệm "nhiệt" và "nhiệt độ". Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp. Chứ không phải "Nhiệt độ truyền". - (datbi201)

Cũng phải xét xem 2 vật nóng lạnh ở hệ nào. 2 Vật là hệ kín đương nhiên nhiệt sẽ truyền từ nóng sang lạnh. Còn hệ hở thì phụ thuộc công bên ngoài nữa. Ví dụ, trong ngăn đá tủ lạnh, muốn nhiệt độ hạ xuống 0 độ c thì phải đem nhiệt trong ngăn đá truyền ra ngoài. Nhưng nhiệt độ bên ngoài cao hơn 0 độ c rất nhiều. Vậy nhiệt truyền từ trong ngăn đá ra ngoài môi trương là từ thấp đến cao, công do tủ lạnh gây ra. - (tran hong)

bạn nên hiểu thế nào là năng lượng, năng lượng mất đi gọi là truyền đi, đơn bị năng lượng tính bằng Jun, calo... - (Hải)

Có 3 cách truyền nhiệt. 1: Dẫn nhiệt ( truyền trực tiếp do tiếp súc trực tiếp); 2: Truyền theo hiện tượng đối lưu ( Truyền do dòng đối lưu); 3: Truyền theo hiện tượng bức xạ nhiệt. Hiện tượngtruyeeng nhiệt thứ 3 này có thể xấy ra hiện tượng mà câu hỏi đưa ra. - (Lê Văn Linh)

Sao lại quên kiến thức cơ bản ấy nhỉ ?! - (hvc)

Theo nguyên lí của nhiệt học thì nhiệt chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn, chứ không thể diễn ra quá trình ngược lại. Hiện tượng bạn nêu ra thực chất là quá trình truyền nhiệt từ ly nước có nhiệt độ cao hơn sang ly nước có nhiệt độ thấp hơn, nên ly nước có nhiệt độ cao sẽ giảm dần nhiệt độ và trở nên lạnh hơn. - (Jack)

Mệt quá. Tất cả mọi thứ để để cân bằng với môi trường xung quanh. Càng gần môi trường xung quanh, thì trạng thái của vật chất sẽ bền hơn thế thôi. Đó là tiền đề của vật lý chẳng cần chứng minh. - (KenToe)

Theo mình, nhiệt độ truyền từ chỗ nóng đến chỗ ít nóng hơn, ngược lại hàn độ (độ lạnh) truyền từ chỗ lạnh đến chỗ ít lạnh hơn. Hai chiều bản chất là như nhau, bởi vậy không nên phiến diện chỉ cho một chiều là đúng. Nhưng nó đúng theo mức hiểu thông thường dân gian. Hãy xét vấn đề vật lý cấp nguyên tử, vật nhiệt độ cao là do rung động nguyên tử,phân tử. Hiện tượng truyền nhiệt là hiện tượng sự rung động truyền từ nới rung động cao sang nơi rung động ít hơn và không có việc ngược lại, giống như bạn đá quá bóng chứ quả bóng không đá được bạn. Nên nếu xét bản chất của sự truyền nhiệt theo góc độ khoa học, vật lý học thì chỉ có vật nóng truyền nhiệt sang vật lạnh. Hy vọng các bạn có thêm kiến thức về vật lý - (Setsuna Hanazawa)

Không phải như vậy, có cả chiều ngược lại bạn ạ. Chỉ là nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn mà thôi. Nó cũng chính là phát biểu của nguyên lí thứ 2 nhiệt động lực học của Clausius "không thể
thực hiện được một quá trình mà kết quả duy nhất là truyền năng lượng dưới dạng
nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng hơn". Bạn có thể tham khảo các ví dụ người ta làm thế nào để truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng hơn qua các ví dụ của nguyên lí này trên internet. - (heistein1991)

Nói chung đây là quy ước vật lý chứ không phải định nghĩa hay khái niệm, nên các bạn nào giải thích cho một quy ước vật lý là sai hết. - (Hà Phạm Thanh)

Tại sao các mảng kiến tạo các lục địa lại trôi trượt? Lực nào đã đẩy các mảng lục địa trôi trượt chồng lấn lên nhau và xa dời nhau? Lực đó hình thành từ đâu? - (Tran Xuan Xanh)

Có 3 cách truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, và bức xạ
Hai ly nước để cạnh nhau là truyền nhiệt theo dạng dẫn nhiệt
Đổ ly nước lạnh vào nóng là truyền nhiệt theo dạng dẫn nhiệt và đối lưu một phần
Truyền nhiệt theo cách nào đi nữa thì bản chất của sự truyền nhiệt là truyền động năng của nguyên tử hoặc phân tử khi va chạm với nhau. Nguyên tử hoặc phân tử có động năng lớn sẽ truyền sang động năng nhỏ hơn khi va chạm với nhau cho đến khi cân bằng động năng. Ở đây, phân tử nước nóng có động năng lớn hơn phân tử nước lạnh nên khi va chạm, phân tử nước nóng sẽ làm cho phân tử nước lạnh chuyển động nhanh hơn, và đồng thời làm chính nó chuyển động chậm lại. Không thể có chuyện phân tử nước lạnh chuyển động chậm hơn làm cho phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn đươc. Do đó, nhiệt chỉ truyền một chiều từ mức cao hơn sang mức thấp hơn. Thân chào. - (Ted Minh)

Nhiệt là một dạng năng lượng, mà năng lượng khi truyền dẫn phải tuân thủ định luật bảo toàn NL. - (Minh)

Nguyên tắc về nhiệt: Nhiệt độ cao là tỏa nhiệt, nhiệt độ thấp hơn là thu nhiệt, cho nên ly nước nóng gần ly nước lạnh thì ly nuóc lạnh sẽ thu nhiệt từ ly nước nóng theo qui luật cân bằng nhiệt - (Son Thien)

Xin lỗi, nhiệt độ chỉ chỉ số trạng thái nhiệt năng của một vật mà thôi, không phải năng lượng đâu, cái truyền đi là nhiệt lượng. Phát biểu đúng phải là nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. Còn vì sao nước ấm giảm nhiệt độ khi để nước đá vào là vì nó bị mất nhiệt lượng đã truyền cho nước đá đã đạt trạng thái cân bằng nhiệt. - (Hoài An Phạm Lê)

Tóm lại đó chỉ là sự tản nhiệt và ngược lại là hấp thụ nhiệt - (NguyenChuong)

Đây là kiến thức về nhiệt động lực học. Nguyên lí số II nhiệt động lực học có nhiều cách phát biểu, một trong số đó là: nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn (cách phát biểu của Clausius).

Cách phát biểu khác của nguyên lí II là: không thể chế tạo được một loại máy hoạt động tuần hoàn biến đổu liên tục nhiệt thành công nhờ làm lạnh một vật mà xung quanh không sảy ra một sự biến đổi đồng thời nào (cách phát biểu của Thomson)

Như vậy bạn có thể hiểu là thắc mắc của bạn đã đc mô tả bằng một nguyên lí khoa học nhé. - (Duc Manh)

Nhiệt vẫn có thể truyền từ nơi co nhiệt độ thấp sang nơi co nhiệt độ cao, nhưng phải tốn một công nhất định. Vd tủ lạnh, máy điều hòa - (quoc hung)

truyền nhiệt chứ không phải truyền nhiệt độ.
nhiệt được trao đổi được tính bằng nhiệt lượng.
nhiệt độ là một đặc tính của trạng thái. sự trao đổi nhiệt (mà truyền nhiệt là một dạng của nó) là hoạt động hướng đến sự cân bằng nhiệt độ giữa các "thể" có nhiệt độ khác nhau ./. - (dlq)

Nếu nói vật nóng truyền nhiệt sang vật lạnh hơn thì nhiệt lượng truyền là Q, nếu nói vật lạnh truyền nhiệt sang vật nóng hơn thì nhiệt lượng truyền là -Q, cứ quy nhiệt độ ra năng lượng rồi định luật bảo toàn năng lượng là dễ hiểu thôi... - (Đỗ Tiến)

Tôi thích ý kiến của bạn VT và bạn nguyen tuan haha - (Van dao)

Theo mình cũng như Điện vậy, không phải dòng điện chạy từ dương sang âm mà là từ âm sang dương đó - (N.Tuan)

nhiệt chỉ có thể truyền từ nơi cao đến nơi thấp vì đó là nguyên tắc của nhiệt động học.
Nếu có thể xảy ra vấn đền ngược lại thì đã chế tạo được " ĐỘNG CƠ VỈNH CỬU"
nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì có thể xem qua 3 nguyên tắc của nhiệt động học sẽ rỏ ngay mà...! - (nhonhung1989)

PHUONG TRINH CAN BANG NHIET - (Bui Duyen)

Vì sao Mặt Trăng và Mặt Trời khi ở đường chân trời (Mặt Trăng và Mặt trời khi mới nhô lên từ mặt biển) lại nhìn thấy to hơn khi đã lên cao? Đây là một bí ẩn thần bí hay chỉ là một hiện tượng khoa học?

Câu trả lời theo khoa học: Mặt Trăng và Mặt Trời khi ở đường chân trời khi nhô lên khỏi mặt biển, khi ánh sáng truyền qua một lớp không khí chứa nhiều hơi nước đang bốc lên cao sẽ tạo ra một thấu kính phóng đại Mặt trăng và Mặt trời ở đường chân trời nhìn thấy to hơn. Hiện tượng trên cũng giống như ngồi trên ô tô di trên đường có trời nắng to, mặt đường có nhiệt độ cao, không khí sẽ bốc lên cao tạo ra một thấu kính làm sai lệch tia sáng và sẽ nhìn thấy các vật thế đối diện méo mó không rõ dàng và thường sai lệch. - (Tran Xuan Xanh)

mời các bác đọc lại sách giáo khoa vật lý đi nhé. Có câu trả lòi cho các hiện tượng thông thường của tự nhiên. - (u u minh minh)

Theo Albert Einstein thì Tối chẳng qua là không có ánh sáng, Lạnh chẳng qua là không có nóng. Đây là quá trình truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. cốc nước có nhiệt độ cao hơn bị mất nhiệt do đó nó lạnh hơn chứ không phải là quá trình " truyền lạnh". giống như điều hòa không khí vậy : Dàn lạnh lấy nhiệt thừa trong phòng rồi thải ra ngoài qua dàn nóng chứ không phải điều hòa thổi không khí mát vào phòng. có phải không các kỹ sư nhiệt lạnh ? - (Mộc Châu)

 Để giải thích hiện tượng thì phải biết bản chất của nhiệt là gì?Nhiệt cũng là năng lượng,mà năng lượng thì sẽ truyền từ nơi cao sang nơi thấp hoặc là nơi có sang nơi không có.Bạn có thể nghĩ được rằng năng lượng có thể truyền từ nơi không có sang nơi có không?Không có thì lấy gì mà truyền.Năng lượng của nhiệt thể hiện ở sự dao động của nguyên tử trong vật chất,khi một ngyên tử có năng lượng cao ở bên cạnh một nguyên tử có năng lương thấp thì nó truyền một phần năng lượng của nó cho nguyên tử bên cạnh cho đến khi năng lượng hai nguyên tử cân bằng từ đó có thể nói là năng lượng được truyền đi hay nhiệt được truyền đi - (hoanglongatb)

Bạn nên tìm sách truyền nhiệt để đọc. Ai lại đi hỏi về một hiện tượng khoa học như thế mà hy vọng có câu trả lời đầy đủ được - (dan)

Nói sự truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn là đúng về mặt vật lý. Còn những ý kiến nói truyền cái lạnh hơn sang cái nóng hơn là sai, nó chỉ đúng theo nghĩa toán học. - (Sùng cha)

Năng lượng nhiệt truyền từ nơi cao tới nơi thấp thông qua ba hình thức đó là
Bức xạ nhiệt, tiếp xúc và đối lưu. Và nó giữ trong nguyên lý bảo toàn năng lượng. - (Lap)

Nhiệt độ truyền từ cao xuống thấp là đúng,theo nguyên tắc gia nhiệt(làm nóng).truyền từ thấp lên cao theo nguyên tắc hạ nhiệt(làm lạnh).Nếu không thì máy điều hòa nhà bạn bị hỏng rồi,he..he?? - (chinguyenvan)

Đã là lạnh thì làm gì có nhiệt mà truyền sang nóng - (Kiên Giang)

nhiệt truyền từ vật thể có nhiệt độ cao đến vật thể có nhiệt độ thấp, không khí chuyển động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. - (phamdinhchien84)

xem lai giao trinh nhiet hoc di may bac oi, cai co lam gi - (LONG HO)

ban co 100k cho thang em 50k ban con bao nhieu? tu cao sang thap day - (anhphong.hanoi)

Nhiệt độ là muc đo chuyển động của các phân tủ. Số luọng nhiệt truyền gọi là nhiệt luong. Vật nhận nhiệt sẽ duọc tang them năng luọng bên trong cho nên nhiệt độ của vật đó sẽ tang.
"Nếu đổ một ly nước đá vào ly nước nguội thì nước nguội cũng sẽ lạnh". "Nóng " và "lạnh" là khái niệm chỉ nhiệt độ cao hay thấp: cao thì nóng; thấp thì lạnh. Sụ truyền năng luọng sẽ chấm dut khi múc năng luọng cân bang nhau: cốc nuoc nguội vì nhận duoc năng luong nên nhiệt độ tang lên, nguoc lại, cốc nuoc nóng vì động năng phân tu cao hon nên bị mất năng luong, kết quả là sẽ giảm nhiệt độ. Khi năng luong không truyền cho nhau đuoc nua thì nhiệt độ 2 vật sẽ bằng nhau. - (Hien Luong)

Thermodynamics! Ngô Đức Thế Ruan nói đúng. - (Famida)

nói chung tất cả sẽ hướng đến sự cân bằng - (Trần Ngọc Khanh)

Hiện tượng canh bằng nhiệt là gì nhỉ!? - (Trung le Van)

Luộn có sự cân bằng về nhiệt, không phải nhiệt cao truyền cho nhiệt thấp, đó là sự cân bằng nhiệt, rõ ràng vật mang nhiệt cao khi để gần vật mang nhiệt thấp thì vật mang nhiệt cao cũng giảm bớt nhiệt và vật mang nhiệt thấp cũng tăng thêm nhiệt đó chứ - (linhha)

Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn, đó là quan trình tự diễn biến. Nhưng nếu có yếu tố bên ngoài tác động vào, như điện năng chẳng hạn, thì chiều ngược lại có thể xảy ra. ví dụ như tủ lạnh chẳng hạn. Bạn có thể tham khảo ở môn hóa lí 1, hoa dại cuog a2 than^. - (alonesit4404)

0