Cách nấu rau câu sơn thủy đơn giản cho ngày tất niên
Cách nấu rau câu sơn thủy ngon ngọt mát đẹp mắt của thuviendoisong.vn sẽ giúp các chị em bổ sung vào thực đơn ngày tất niên một món tráng miệng tuyệt vời. Sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, một món ăn thanh mát, hương vị nhẹ nhàng sẽ giúp các thực khách cảm thấy dễ chịu hơn. Món rau câu sơn thủy trông như ...
Cách nấu rau câu sơn thủy ngon ngọt mát đẹp mắt của thuviendoisong.vn sẽ giúp các chị em bổ sung vào thực đơn ngày tất niên một món tráng miệng tuyệt vời. Sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, một món ăn thanh mát, hương vị nhẹ nhàng sẽ giúp các thực khách cảm thấy dễ chịu hơn. Món rau câu sơn thủy trông như một bức tranh sơn thủy sẽ khiến các thực khách vô cùng thích thú. Các chị em hãy vào bếp học làm món này nhé.
Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món rau câu sơn thủy
- 1 gói bột Agar 25g
- 200 – 250 gr đường cát trắng
- 1/2 hộp sữa đặc
- 1 trái dừa nạo ra, vắt lấy chừng 2/3 tô nước cốt
- 1 nhánh lá dứa (chừng 3-4 lá)
- 1 ly cafe đen (đã pha)
- 1 ly cafe sữa (đã pha)
- 1 ống phẩm màu vàng (loại dành cho thực phẩm – nên dùng màu làm bánh kem, loại I, để không bị đắng)
Lưu ý các bạn nên biết để có ổ rau câu sơn thủy ngon
- Đong lượng nước cho 1 ổ bánh rau câu sơn thủy chừng 1,5 lít.
Bắt đầu đổ rau câu sơn thủy nào
1. Đong 2 lít nước cho vào nồi to, đổ 25g bột rau câu vào ngâm chừng 15 phút cho rau câu nở. Sau đó dùng muỗng to khuấy đều cho bột tan hết trong nước.
2. Cho luôn 200gr đường vào nước rau câu, khuấy vài lần để đường tan rồi cho nồi lên bếp nấu đến khi rau câu sôi lên thì vặn nhỏ lửa. Khuấy đều tay để bột rau câu không vón dưới đáy nồi.
3. Nấu rau câu chừng 10 phút thì nước rau câu mịn dần, sánh lại. Vẫn để nồi rau câu trên bếp, chuẩn bị 1 tô to và 4 chén nhỏ để pha màu.
- Màu đen pha cafe đen.
- Màu nâu pha cafe sữa.
- Màu xanh pha nước cốt dừa và nước cốt lá dứa
- Màu vàng pha nước cốt dừa và nhỏ vài giọt màu vàng, khuấy đều.
- Màu trắng đục dùng nước cốt dừa và sữa đặc (màu chính nên dùng rau câu nhiều gấp 3 các màu khác)
Lưu ý: Các bạn nhớ giữ lại 1/2 chén nước rau câu không màu để tráng trên bề mặt.
4. Đổ hết chỗ rau câu chính vào khuôn, đợi cho rau câu hơi nguội, se mặt thì lần lượt đổ các màu còn lại vào (màu nào trước cũng được), mỗi lần đổ cách nhau chừng 7 -10 phút.
5. Sau khi đổ xong cả 4 màu để khuôn rau câu cố định ở mặt bàn. Chờ rau câu ấm ấm thì nấu lại phần rau câu không màu cho sôi lên, rồi đổ nhẹ tay lên bề mặt ổ bánh rau câu.
6. Chờ rau câu đông lại, cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Khi ăn cắt miếng vuông, tam giác tùy ý.
Những vấn đề bạn cần chú ý để tạo hình cho ổ rau câu sơn thủy
1. Thạch rau câu sơn thủy muốn ngon phải đổ hơi cứng một chút. Tức là 1 gói bột rau câu 25g – trong hướng dẫn ghi là nấu với 2,5 cho đến 3 lít nước, nhưng khi làm chỉ nên đong 2 lít. Sau khi nấu rau câu sẽ rút bớt còn chừng 1,5 lít là vừa. Nếu đong 1,5 lít từ đầu thì rau câu bị cứng quá còn đong như hướng dẫn rau câu sẽ nhão, lúc pha màu sẽ bị hòa thành một khối, không ra vân màu.
2. Lượng đường không nên cho nhiều vì chất ngọt trong nước cốt dừa, sữa đã có rồi. Với một khuôn rau câu chừng 1,5 lít nước chỉ cần 200gr đường là đủ.
3. Nếu muốn ăn béo thì thay nước thường bằng nước dão dừa (dừa sau khi vắt lấy nước cốt thì cho ra thau, đổ thêm 1,5 lít nước nóng vào, nhồi kỹ, vắt lấy nước dão)
4. Rau câu khi đổ hết ra chén sẽ rất mau nguội, nên để rau câu nguyên trong nồi, vặn lửa thật nhỏ, pha màu nào thì múc ra chén rồi pha ngay màu đó, đỡ mất công đun đi đun lại.Với cách nấu rau câu sơn thủy trên đây, bạn sẽ có những ổ rau câu giòn – ngọt – thơm – nhiều hương vị, lại rất đẹp mắt đó. Sau bữa ăn, nhấm nháp miếng rau câu sơn thủy, bạn sẽ có được cảm giác dễ chịu, thoải mái với hương vị nhẹ nhàng lan tỏa trong khoang miệng. phunublog.vn chúc các chị em nấu ăn ngon thành công.