07/02/2018, 17:41

Cách gói bánh chưng xanh vuông ngon đẹp mắt không cần khuôn cho ngày Tết

Cách gói bánh chưng xanh vuông ngon đẹp mắt không cần khuôn cho ngày Tết cổ truyền năm nay đang là từ khóa rất hot được nhiều bà nội trợ tìm kiếm, chuẩn bị cho mâm cúng trọn vẹn ngày Xuân Mậu Tuất sắp tới đây. Bánh chưng ăn rất ngon và rất béo, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và không thể thiếu ...

Cách gói bánh chưng xanh vuông ngon đẹp mắt không cần khuôn cho ngày Tết cổ truyền năm nay đang là từ khóa rất hot được nhiều bà nội trợ tìm kiếm, chuẩn bị cho mâm cúng trọn vẹn ngày Xuân Mậu Tuất sắp tới đây. Bánh chưng ăn rất ngon và rất béo, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng và không thể thiếu trong ngày Tết nhưng để làm nên một mẻ bánh vừa vuông khéo vừa chắc tay lại ngon lành từ phần nhân, phần thịt phần bánh bên trong không phải ai cũng biết.

Hãy cùng chúng tôi học hỏi cách gói bánh chưng xanh vuông ngon hấp dẫn đẹp mắt cho ngày Tết đoàn viên theo công thức hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá dong: Lá dong dùng để gói bánh chưng thường là những chiếc lá bánh tẻ, không quá non hay quá già. Lá cần có màu sẫm, to đều, không bị rách hay sâu. Số lượng lá dong bạn chuẩn bị sẽ được tính theo số bánh chưng mà bạn muốn có. Với số lượng lá cần cho một chiếc bánh là 4 chiếc lá, như vậy bạn chỉ cần xác định bạn cần bao nhiêu bánh thì sẽ suy ra lượng lá phù hợp.
  • Thịt lợn: Thịt lợn nên là thịt lợn ba chỉ, có cả phần mỡ và phần nạc. Với mỗi một chiếc bánh chưng, bạn cần khoảng 1 – 2 miếng thịt lợn thái bản to, hơi dày cỡ khoảng từ 30 – 50 gram/miếng.
  • Đỗ xanh: Đỗ xanh bạn có thể mua loại đã chà vỏ hoặc chưa chà để về ngâm rồi đãi đỗ. Cũng như các nguyên liệu khác, lượng đỗ xanh bạn chuẩn bị sẽ tuỳ theo lượng bánh mà bạn muốn làm. Trung bình một chiếc bánh chưng cần 1 nắm đỗ cỡ khoảng 50 gram.
  • Gạo nếp: Gạo nếp bạn có thể tuỳ chọn loại nếp nào mà bạn thích. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng của bánh, giúp bánh ngon, thơm, dẻo thì bạn nên chọn những loại gạo chất lượng, có mùi thơm đặc trưng.
  • Hạt tiêu: Hạt tiêu dùng để ướp thịt lợn và cho vào nhân bánh để giúp bánh thơm hơn. Hạt tiêu bạn không cần chuẩn bị quá nhiều, chỉ cần khoảng 2 thìa cafe là đủ.
  • Muối: Muối sẽ dùng để ướp thịt, trộn chung với gạo và đỗ để gói bánh, giúp bánh khi luộc được đậm đà hơn. Bạn chuẩn bị cỡ 2 – 3 thìa cafe muối, tuỳ theo lượng gạo, đỗ và bánh bạn định làm.
  • Ngoài ra, để gói được những chiếc bánh chưng thì một nguyên liệu cũng không thể thiếu được, đó là lạt giang. Lạt để gói bánh bạn có thể mua loại đã chẻ/tước sẵn hoặc mua ống giang về chẻ.Thông thường, một chiếc bánh chưng sẽ cần tối thiểu 2 chiếc lạt. Do vậy, bạn cần cân đối số bánh định làm để chuẩn bị số lượng lạt cần thiết.

2. Cách gói bánh chưng xanh

Bước 1: Chuẩn bị

  • Lá dong: Lá dong rửa sạch cả hai mặt, tước sống lá và cắt bỏ cuống rồi để ráo nước. Cuống lá và sống lá khi cắt xong, bạn giữ lại để lót đáy nồi khi luộc chứ không nên bỏ đi.
  • Gạo nếp: Vo và đãi sạch sau đó đem ngâm ít nhất là từ 8 – 10 tiếng cho gạo mềm. Khi ngâm xong, vớt ra và để ráo nước.
  • Đỗ: Tương tự như gạo, bạn vo và đãi sạch vỏ đỗ cũng như các tạp chất. Sau khi đã làm sạch, cho đỗ vào nồi hấp chín.
  • Thịt lợn: Thịt lợn rửa sạch, thái to bản. Sau khi thái xong, ướp thịt với một chút muối + tiêu rồi để khoảng 1 tiếng cho ngấm.

Bước 2: Sơ chế

  • Lá dong: Lá dong sau khi cắt bỏ cuống và để cho ráo nước, bạn lấy một chiếc khăn sạch và lau khô cả hai mặt của lá.
  • Gạo: Trộn với một chút muối ăn rồi xóc đều cho gạo ngấm muối. Lưu ý bạn không nên cho quá nhiều muốn vì như vậy có thể bánh sẽ bị mặn.
  • Đỗ: Đỗ sau khi hấp chín bạn có thể để nguyên và trộn với một chút muối. Nếu cầu kỳ, bạn có thể đem giã nhuyễn đỗ với một chút muối rồi nắm lại thành các viên vừa đủ để cho vào bánh là được.

Bước 3: Cho nhân bánh

  • Đầu tiên, bạn lấy hai chiếc lá có kích cỡ lớn và úp mặt phải xuống. Lưu ý hai chiếc lá này phải có khoảng 3 cm mép chồng lên nhau.
  • Tiếp đến, đặt hai chiếc lá có kích cỡ nhỏ hơn lên trên hai chiếc lá đã xếp sẵn theo hình chữ thập. Chỉnh lại cho vuông vắn.
  • Cho miệng bát gạo vào giữa phần tâm lá. Tiếp đến, cho khoảng ¼ bát đỗ hoặc 1 nắm đỗ lên trên bề mặt gạo. Ấn nhẹ để dàn đều phần đỗ và gạo.
  • Cho tiếp 1 – 2 miếng thịt lợn đã chuẩn bị lên trên. Sau đó, bạn lại phủ tiếp một lớp đỗ rồi đến một lớp gạo với lượng đỗ và gạo tương đương với lớp ở dưới.
  • Dùng tay xoa nhẹ, điều chỉnh để đảm bảo gạo phủ hết phần đỗ, thịt, không có chỗ nào bị lòi ra.

Bước 4: Gói bánh

  • Dùng tay gập lần lượt phần lá bên phải rồi đền bên trái của hai chiếc lá hình chữ thập. Giữ chắc tay để đảm bảo phần nhân không bị xô. Tiếp đến, bạn cố định phần này bằng một chiếc lạt.
  • Tiếp tục gập phần lá nằm ở phía dưới. Bạn bóp chặt tay, ấn góc của phần lá sao kho tạo thành góc vuông khít với phần lá đã cố định trước đó. Điều chỉnh/gấp lại phần lá thừa cho vuông rồi ôm lại hai đầu. Dùng lạt cố định bánh.

Như vậy là bạn đã vừa gói xong một chiếc bánh chưng. Các chiếc bánh khác, bạn cũng sẽ thực hiện tương tự như các bước trên. Sau khi gói xong thì chỉ cần thực hiện công đoạn luộc bánh là bạn có thể có được món bánh chưng cực chuẩn rồi.

Với cách gói bánh chưng xanh vuông ngon lành này, bạn chẳng cần phải sử dụng tới các công cụ hỗ trợ như khuôn nẹp mà vẫn có thể tự tay tạo hình một chiếc bánh vuông vắn tươi xanh thật bắt mắt. Tết này, hãy học cách gói bánh chưng tại nhà vừa ăn ngon lại ý nghĩa như một món quà dành tặng ông bà người thân bạn bè. Chúc bạn thành công và đón một năm mới hạnh phúc may mắn!


Có thể bạn quan tâm
0