Chăm sóc sức khoẻ trâu bò trong mùa cày kéo
Cày kéo là công việc nặng nhọc tiêu hao rất nhiều năng lượng của trâu bò vì vậy phải có chế độ chăm sóc sức khỏe cho chúng hợp lý . Trong mùa cày kéo nặng phải chú ý tăng cường khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của gia súc đặc biệt là năng lượng. Có thể nêu một cách khái quát là luôn luôn chú ý ...
Cày kéo là công việc nặng nhọc tiêu hao rất nhiều năng lượng của trâu bò vì vậy phải có chế độ chăm sóc sức khỏe cho chúng hợp lý.
Trong mùa cày kéo nặng phải chú ý tăng cường khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của gia súc đặc biệt là năng lượng. Có thể nêu một cách khái quát là luôn luôn chú ý cung cấp cho trâu bò cày kéo một luợng thức ăn đầy đủ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho quá trình làm việc. Không nên làm việc quá tải và cho chúng uống nước đủ, nếu phải làm việc trong điều kiện nóng nực phải cho chúng nghỉ trong bóng mát khi cần thiết, để chúng không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Do ảnh hưởng của mùa vụ gieo trồng nên cường độ làm việc của trâu bò nặng nhẹ khác nhau, nặng nhất là thời kỳ làm đất. Tuỳ điều kiện thời tiết khí hậu, tập quán canh tác và cơ cấu mùa vụ, từng vùng khác nhau mà thời kỳ làm việc nặng có khác nhau chút ít nhưng căng thẳng nhất là thời kỳ làm đất xuân hè và đông xuân.
Sau khi thu hoạch vụ đông, trâu bò phải chuẩn bị đất cho vụ chiêm xuân, và sau khi thu hoạch chiêm xuân trâu bò phải chuẩn bị đất cho vụ hè thu, thời kỳ này thức ăn nhìn chung không dồi dào, trâu bò được ăn ít cỏ xanh, phải ăn thêm nhiều rơm khô, phải bổ sung thêm cho trâu bò các phụ phẩm từ cây vụ đông, hoặc xử lý rơm ủ với u-rê, cho ăn thêm củ quả và thức ăn tinh.
Chăm sóc
Quan trọng nhất là phải cung cấp đủ thức ăn ngon cho trâu bò trong thời kỳ làm việc để trâu bò có đủ nhu cầu dinh dưỡng, thậm chí khi trâu bò làm việc căng thẳng quá, mệt mỏi không muốn ăn phải nấu cháo cám cho chúng.
Trong thời gian làm việc trên đồng, một buổi làm 4 tiếng nên cho nghỉ giải lao giữa giờ 1 -2 lần mỗi lần 15-20 phút.
Chuồng trại phải sạch sẽ, mùa hè đủ thoáng mát, mùa đông che ấm tránh gió lùa gây cảm lạnh.
Mùa hè sau khi làm việc hạn chế chăn thả trên đồng không, nắng to, dễ gây cảm nắng, cho trâu bò nghỉ trưa trong bóng mát và cung cấp cỏ xanh tại chỗ, đồng thời cho trâu đầm tắm thỏa thích.
Mùa đông giá rét, để trâu bò khỏi đổ ngã, khi đì làm phủ bao tải lên thân trâu để giữ ấm, nhất là những ngày mưa phùn gió bấc.
Vệ sinh cơ thể
Tắm rửa thường xuyên, giữ cho cơ thể sạch sẽ là một trong những yêu cầu quan trọng của vệ sinh thú y, gây thoải mái trong cơ thể gia súc, hạn chế bệnh ký sinh trùng ngoài da, giữ cho lưu thông máu tốt và điều hoà thân nhiệt… Tuyến mồ hôi của trâu không phát triển vì vậy để điều hoà thân nhiệt trâu rất thích đầm tắm, cần đáp ứng nhu cầu này của trâu nhất là trong mùa hè nóng nực. Mùa nóng, trâu phải được tắm chải hàng ngày, những ngày nắng nóng cho trâu ngâm mình đằm tắm 1 -2 tiếng ở nơi nước sạch, mát thì càng tốt. Mùa lạnh thì hạn chế tắm nhưng khi trời ấm thì tranh thủ tắm nhanh cho trâu để giữ cho lông da sạch sẽ.
Chải cho trâu bò là việc làm thường xuyên hàng ngày kể cả mùa nóng cũng như mùa lạnh để giữ lông da sạch sẽ, mịn màng, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường trao đổi chất, kết hợp diệt chấy rận, ve mòng.
Vệ sinh chuồng trại
Vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trâu bò, hàng ngày dọn phân, rửa nền, thay độn chuồng nếu có trong mùa đông. Phải thu gọn về nơi cố định, ủ cùng chất độn chuồng một thời gian trước khi sử dụng bón cho . Nước tiểu, nước rửa chuồng phải có chỗ chứa hoặc dùng tưới cho cây, tránh để chuồng lầy lội đầy phân, nước thải. Phương án tốt nhất hiện nay là đưa phân và nước thải vào bể chứa sản xuất biogas trước khi sừ dụng làm phân bón cho cây trồng. Định kỳ phun thuốc diệt ruồi muỗi xung quanh chuồng trại.
Vệ sinh ăn uống
Vệ sinh thức ăn ảnh hường trực tiếp tới sức khỏe gia súc. Hàng ngày phải cọ rửa máng ăn, máng uống và thay nước uống. Phài giữ thức ăn, nước uống sạch sẽ, không dùng thức ăn bẩn, thiu thối, mốc.
Tiêm phòng rác bệnh truyền nhiễm
Hàng năm tiêm phòng vác xin định kỳ một số bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trâu là bệnh dịch tả, bệnh , bệnh nhiệt thán, bệnh lở mồm long móng. Khi có dịch phải có biện pháp chống dịch theo chỉ đạo cùa cán bộ thú y.
Định kỳ kiểm tra và tẩy ký sinh trùng
Đối với ký sinh trùng ngoài da, ký sinh trùng đường máu, thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời.
Đối với ký sinh trùng đường ruột, tẩy giun cho bê nghé vào 3 tuần tuổi, 6 tháng tuổi ở năm đầu tiên theo quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bê nghé, đối với các loại trâu bò định kỳ tẩy giun sán mỗi năm 1-2 lần.
Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe trâu bò trong mùa cày kéo
Cung cấp thức ăn đầy đủ cả số lượng và chất lượng trong thời kỳ làm việc.
Chuồng trại có đủ diện tích và không nên nhốt quá nhiều gia súc với nhiều loại tuổi và trạng thái sinh lý khác nhau trong một chuồng.
Tránh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc tránh gió quá to.
Luôn luôn cung cấp nước uống đầy đủ và thường xuyên, đối với trâu thì tốt nhất là cho chúng đầm tắm.
Không để trâu bò làm việc quá lâu, làm việc quá nặng hoặc kéo quá tải so với sức khoẻ và trạng thái sinh lý của chúng.
Trong ngày làm việc giữ giờ iàm việc hợp lý và điều độ, có giải lao hay nghỉ hợp lý. Trong cả giai đoạn làm việc, có kế hoạch hợp lý tạo điều kiện cho gia súc có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi kịp phục hồi sức khỏe tốt nhất.
Bất kỳ sự thay đổi nào vể điều kiện làm việc, loại hình công việc, phải thay đổi từ từ để trâu bò thích nghi dần, tránh gây sốc cho chúng.
Đảm bảo phải kiểm soát được động vật ký sinh để giảm stress ở mức tối thiểu.
Nếu trâu bò bị bệnh hay tổn thương phải cho gia súc nghỉ ngơi đến khi hồi phục. Đàm bảo điều trị các vết thương, bệnh ngoài da một cách nhanh chóng và chú ý tránh ruồi muỗi.
Xây dựng chuồng trại đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh thật tốt, thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông
Trâu bò cày kéo phải được tiêm phòng vaccin các bệnh truyền nhiễm đầy đủ và tẩy giun sán đều dặn theo định kỳ.