03/06/2018, 00:27

Bổ sung kẽm loại nào tốt ?

Kẽm là một trong những chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, vì vậy việc bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào, hay cách bổ sung kẽm cho trẻ như ...

Kẽm là một trong những chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, vì vậy việc bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào, hay cách bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là đúng cách,… Để giải đáp các thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của trẻ, các mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé.

Vai trò của kẽm

Kẽm được biết đến là một loại khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể, nó tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên các enzym thúc đẩy việc tổng hợp protein hiệu quả hơn. Việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đầy đủ sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định cho bé.
Các mẹ thường chỉ nghe đến việc thiếu canxi sẽ làm cho xương của trẻ bị ảnh hưởng, nhưng việc thiếu kẽm cũng mang lại hậu quả tương tự. Nếu không đủ kẽm, trẻ sẽ trở nên biếng ăn do rối loạn vị giác; các tế bào miễn dịch làm việc kém hiệu quả dẫn đến nguy cơ bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp,… bởi vậy mà trẻ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sức khỏe kém, không năng động và chậm phát triển cho cả những giai đoạn về sau.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Nhu cầu kẽm được tăng theo tỉ lệ thuận với độ tuổi, tức là bé càng nhiều tháng thì càng cần nhiều kẽm hơn so với ban đầu. Theo các chuyên gia lượng kẽm thích hợp cho trẻ sẽ được tính như sau:

– Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
– Trẻ từ 7 – 11 tháng: 3 mg/ngày
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
– Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
– Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày

Sau độ tuổi này lượng kẽm được bổ sung như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, sức khỏe,…. Một điều rất quan trọng chúng ta cần nắm được, bé chỉ có thể hấp thu khoảng 30% hàm lượng kẽm được bổ sung trong điều kiện tốt nhất, phần còn lại sẽ được đẩy ra ngoài, nên nếu không chú ý bé sẽ rất dễ thiếu kẽm đấy nhé.

Có thể bổ sung kẽm bằng các loại thuốc có bán tại nhiều hiệu thuốc tây. Tuy nhiên, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm hằng ngày thì sẽ có kết quả tốt hơn so với dùng thuốc. Sau đây là các loại thực phẩm nhiều chất kẽm mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho bé:

1 Hải sản ( Hàu đã nấu chín) 78.6 ( hàm lượng mg kẽm/100g thực phẩm)
2 Thịt bò và thịt cừu ( Thịt nạc đã nấu chín) 12.3
3 Mầm lúa mì 16.7
4 Hạt bí ngô và hạt bí 10.3
5 Ca cao và sô cô la (Bột ca cao)
6 Các loại hạt (Hạt điều) 5.6
7 Thịt lợn và thịt gà (Thịt lợn nạc vai đã nấu chín) 5.0
8 Nấm (Nấm trắng đã nấu chín) 0.9
9 Rau bi-na 0.8
10 Đậu 0.5

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để có thể bổ sung thêm lượng kẽm cần thiết. Vì so với sữa công thức và sữa tươi, lượng kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thu kẽm, mẹ cũng nên bổ sung vitamin C thêm cho bé.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm

  • Ở nước ta, hiện nay có khoảng 30-40% trẻ em và hầu hết phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đều thiếu kẽm, nguyên nhân thiếu kẽm là do:
  • Chế độ ăn uống có nhiều chất bột ít chất đạm.
  • Việc chế biến không đúng cách làm mất kẽm: như trong thực vật kẽm nằm ở phấn hoa nhụy lá mầm của hạt, xay xát nhiều làm mất kẽm.
  • Di truyền: như bệnh acrodematis, cơ thể không hấp thu được kẽm, da bị nám xung quanh khuỷu tay, đầu gối, mặt, mông.
  • Bệnh tật: đặc biệt là bệnh đường ruột làm cho kẽm khó hấp thu.
  • Dùng thuốc: việc dùng sắt lâu dài sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.

Nguy cơ khi thiếu kẽm

Tham gia vào quá trình hình thành các loại enzym và tổng hợp protein của cơ thể, kẽm có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể cân nặng và chiều cao của mình.

Nhờ có kẽm, hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể cũng được đẩy mạnh hơn, giúp các vết thương mau lành hơn. Theo đó, thiếu kẽm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các tế bào miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp… Ngoài ra, thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào vị giác, có thể dẫn đến biếng ăn do rối loại vị giác.

Để khắc phục thiếu kẽm, các mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú (và tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Lời khuyên là nên bổ sung các thuốc có chứa kẽm (như gluconat kẽm hay sulfat kẽm), với những lưu ý khi bổ sung kẽm như sau:

  • Uống sau ăn 30 phút.
  • Thời gian bổ sung là 2 – 3 tháng.
  • Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung như bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
  • Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6,C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm.
  • Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
  • Không được dùng mỗi ngày quá 150mg. Tránh bổ sung kẽm quá liều vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Trên đây là một số thực phẩm rất giàu kẽm cũng như là cách Bạn có thể lần lượt thay thế trong các bữa ăn hàng ngày cho bé để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, giúp bé phát triển toàn diện về cả tinh thần, tư duy lẫn thể chất. Cuối cùng, bạn phải cân đối được giữa việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh với các nhóm dưỡng chất khác để không quá dư thừa chất này mà lại quá thiếu chất khác.

0