Bitcoin là gì, giải thích khái niệm tiền mã hóa Bitcoin và cơ chế hoạt động
Bitcoin là gì, tìm hiểu cơ bản về tiền mã hóa Bitcoin và những khái niệm liên quan để giúp ta hình dung cơ chế hoạt động của đồng tiền số này. Đồng Bitcoin đã trở thành hiện tượng trong làng tài chính và công nghệ thế giới vì lần đầu tiên, một đồng tiền điện tử lại được nhiều nơi sử dụng đến vậy. ...
Bitcoin là gì, tìm hiểu cơ bản về tiền mã hóa Bitcoin và những khái niệm liên quan để giúp ta hình dung cơ chế hoạt động của đồng tiền số này. Đồng Bitcoin đã trở thành hiện tượng trong làng tài chính và công nghệ thế giới vì lần đầu tiên, một đồng tiền điện tử lại được nhiều nơi sử dụng đến vậy. Trước tiên, giainghia.com muốn nhắc bạn đừng gọi Bitcoin là đồng tiền ảo, vì đã ảo thì làm gì có thể chi tiêu trong đời sống. Hãy gọi Bitcoin là đồng tiền điện tử, hay nói đúng hơn là tiền mã hóa cryptocurrency.
Để phân biệt các khái niệm này, bạn tìm hiểu thêm các bài viêt Tiền ảo là gì, hay Tiền điện tử là gì và cả Cryptocurrency là gì nữa. Về bản chất, Bitcoin là đồng tiền số, được biểu thị bởi các ký tự mã hóa dạng nhị phân 0, 1. Điều chúng ta cần nắm rõ là ở cơ chế hoạt động để giúp Bitcoin không thể bị làm giả, hay có thể giao dịch an toàn trên môi trường Internet được. Cũng xin lưu ý, thuật ngữ Bitcoin viết hoa – BITCOIN được dùng khi nhắc tới như một giao thức, phần mề hoặc cộng đồng, còn Bitcoin viết thường khi nhắc tới như một đơn vị tiền tệ.
Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền mã hóa do Satoshi Nakamoto phát minh dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Về bản chất, đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin không có giá trị, cũng giống như USD và VND vậy. Chúng có giá trị vì chúng ta đồng ý trao đổi hàng hóa, dịch vụ để đổi lấy một lượng tiền lớn hơn dưới một cơ chế kiểm soát nào đó và chúng ta tin rằng người khác cũng sẽ làm như vậy.
Với VND và USD thì cơ chế đó được đảm bảo bởi chính phủ Việt Nam và Mỹ, cũng như niềm tin của người dân là có thể chuyển đổi từ tiền ra hàng hóa và ngược lại từ hàng hóa ra USD và VND. Bitcoin hoạt động khác hẳn với các loại tiền điển hình vì không có ngân hàng trung ương quản lý và hệ thống hoạt động dựa trên giao thức ngang hàng trên Internet, dựa trên sự đồng thuận chung của tất cả mọi người tham gia cộng đồng đó.
Số Bitcoin tối đa có thể khai thác được là 21 triệu Bitcoin dự kiến sẽ phát hành hết vào năm 2140. Mỗi Bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Blockchain – Chuỗi khối
Giao thức Bitcoin được tích hợp sẵn công nghệ Blockchain và bạn cần hiểu công nghệ này như thế nào. Blockchain – chuỗi khối là cuốn sổ cái ghi lại số dư của mỗi tài khoản và lịch sử tất cả tài khoản tham gia giao dịch trước đó. Như vậy, Blockchain sẽ cập nhật tất cả giao dịch mua bán trên hệ thống lưu trữ máy tính ngang hàng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Blockchain là gì.
Từ trước tới nay, mọi dữ liệu trên Internet đều có thể dễ dàng sao chép bằng chỉ vài thao tác nhấp chuột, mà giao dịch Bitcoin thì thực chất cũng chỉ là một khối thông tin mà thôi. Bình thường nếu muốn giao dịch trực tuyến thì bạn cần một bên trung gian thứ 3 uy tín như Paypal hay ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Visa.
Vì thế chúng ta sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi lượng Bitcoin của mỗi người và các giao dịch mua bán đồng Bitcoin. Cụ thể, Blockchain sử dụng một sổ cái, hay file kỹ thuật số, để theo dõi tất cả các giao dịch Bitcoin.
File này được phân tán trên toàn thế giới thông qua mạng máy tính chứ không phải ở một địa điểm máy chủ cụ thể nào, vừa lưu trữ dữ liệu và vừa thực hiện tính toán. Mỗi máy tính trong hệ thống đại diện cho một nút mạng Blockchain và có một bẩn sao của file sổ cái nói trên.
Lấy ví dụ, nếu Hà Vi muốn chuyển cho Minh Huy 5 BTC thì tài khoản của Hà Vi sẽ phát một tin nhắn tới mạng nói rằng số Bitcoin trong tài khoản của cô ấy sẽ giảm xuống 5BTC, còn số tiền trong tài khoản Sandra sẽ tăng lên 5BTC. Mỗi nút (máy tính) trong mạng Bitcoin sẽ nhận được thông báo này và áp dụng giao dịch yêu cầu và bản sao file sổ cái, do đó cập nhật luôn số dư tài khoản.
Mỗi nút trong blockchain giữ một bản sao của sổ cái. Hệ thống Blockchain không theo dõi số dư tài khoản mà chỉ ghi lại từng giao dịch được yêu cầu. Sổ cái trên thực tế không theo dõi số dư mà chỉ theo dõi mọi giao dịch được phát đi trong mạng Bitcoin. Về công nghệ, các giao dịch được xác minh bởi thuật toán chữ ký số và được xác nhận bởi các quá trình xử lý lần lượt các hàm băm bởi các thợ đào Bitcoin.
Đào Bitcoin là gì?
Đào Bitcoin hay còn gọi là Cày Bitcoin, Khai thác Bitcoin (Bitcoin Mining) là thuật ngữ để diễn tả quá trình xử lý các thuật toán phức tạp mà hệ thống Bitcoin đưa ra. Việc đào Bitcoin được thực hiện bởi một ứng dụng cài đặt trên mấy tính nên ai cũng có thể tham gia khai thác. Quá trình giải thuật toán này là để giúp chúng ta xác nhận giao dịch từ A sang B, hoặc ngăn A thực hiện hành vi gian lận kiểu giao dịch cùng lúc với B và một người C khác.
Thợ mỏ đào Bitcoin sẽ được thưởng một lượng Bitcoin tương ứng so với công sức bỏ ra để xử lý thuật toán hệ thống đưa ra, đồng thời nhận thêm phần thưởng bổ sung cho mỗi khối Bitcoin khai thác, hiện tại vào khoảng 12,5 BTC/khối.
Cứ mỗi 2016 khối Bitcoin mới được tạo ra (mất khoảng 14 ngày) thì độ khó của thuật toán lại được mạng Bitcoin tự động tinh chỉnh, mục đích là giữ khoảng cách thời gian các khối mới đuọc tạo ra là 10 phút. Tất cả lượng Bitcoin đều được tạo ra nhờ quá trình đào Bitcoin ở trên. Cũng không thể gian lận trong việc đào Bitcoin vì thuật toán của nó quá khủng để có thể khoan thủng.
Tài khoản Bitcoin là gì?
Mỗi tài khoản Bitcoin được biểu diễn dưới dạng 1 ví Bitcoin gồm địa chỉ Bitcoin công khai (Public Key) và khóa riêng tư (Private Key). Trong đó, địa chỉ Bitcoin có 160 bit dữ liệu nên có thể tạo ra tổng cộng 2 mũ 160 địa chỉ Bitcoin, ngoài ra địa chỉ còn gồm 4 byte checksum nên xác suất gõ sai địa chỉ cực kỳ thấp.
Bất kỳ ai cũng có thể gửi Bitcoin đến một chiếc ví Bitcoin bằng địa chỉ công khai, còn Khóa riêng tư (Private Key) thì chỉ chủ nhân của ví đó mới có. Nếu một ví Bitcoin mất Khóa riêng tư thì địa chỉ Bitcoin đó vĩnh viễn biến mất. Các ví Bitcoin được quản lý trên các công cụ do một bên nào đó xây dựng lên để cộng đồng cùng sử dụng, có thể nền tảng website hoặc phần mềm di động, hoặc Ví phần cứng, thậm chí bạn có thể tự in ví giấy để cất vào tủ (Tức in Public Key và Private Key lên giấy).
Hy vọng qua bài viết này của Giainghia.com mọi người đã hiểu phần nào khái niệm Bitcoin là gì. Ở Việt Nam nhiều bạn hay nói là đồng tiền ảo Bitcoin vì chữ tiền ảo ngắn gọn, nhưng chưa đúng bản chất vì Bitcoin giờ có thể thanh toán ngoài đời thực nên không ảo chút nào. Bitcoin phải nói là tiền mã hóa, một tập con của tiền điện tử. Cơ chế bảo mật thông tin tuyệt vời, đặc biệt dựa trên công nghệ cuốn sổ cái Blockchain nên Bitcoin gần như không thể bị làm giả, mà chỉ có thể tạo mới đồng tiền bằng cách “đào Bitcoin” với việc dùng máy tính để giải thuật toán mà hệ thống đưa ra.