09/06/2018, 22:31

Bịt kín ấm đun nước, nước có sôi được không? - Câu hỏi hay

Khi đun nước, nếu tôi bịt hết các lỗ thoát hơi không cho không khí vào trong nồi hoặc ấm thì nước có sôi được không? Nếu sôi thì ở bao nhiêu độ? (Lê Loan) Phân biệt đá làm từ nước đun sôi và chưa đun sôi / Vì sao dây bạc trắng ...

Khi đun nước, nếu tôi bịt hết các lỗ thoát hơi không cho không khí vào trong nồi hoặc ấm thì nước có sôi được không? Nếu sôi thì ở bao nhiêu độ? (Lê Loan)

Độc giả đặt câu hỏi tại đây

có! sau khi bùm 1 cái bạn sẽ thấy nước sôi!!! - (H2O)

ko đc bạn à, sôi tức là nó phải chuyển từ lỏng sang khí => ở thể khí, mọi trường hợp đều phải thỏa mãn điều kiện: PV = nRT (bạn lên mạng tham khảo thêm về công thức này). Trong trường hợp của bạn: V = thể tích = không đổi = thể tích bình, T = nhiệt độ = càng tăng khi càng đun, R là một hằng số, n là số lượng phân tử khí = càng tăng khi lượng chất lỏng hóa hơi càng nhiều.
Từ tất cả những cái trên => khi càng đun thì P = áp suất càng tăng để cân bằng biểu thức,
DO ĐÓ nếu bình đun ko đủ bền thì sẽ ko chịu nổi áp lực và bị bị NỔ
CÒN nếu bình đun chịu đc mới áp lực thì trong môi trường đó, nhiệt độ và áp suất trong bình đun sẽ tăng mãi mãi
=> Nghĩ tới nồi áp suất có thể làm cho nước nóng trên 100 độ C hay là nổ nồi,... là do vậy đó bạn - (Chu Văn Mạnh)

Bạn làm đi. Đừng hỏi. Trên đây cũg ko có ai làm mà chỉ đoán vậy thôi - (lehienuni)

Vẫn sôi bình thường bạn ơi, nhưng càng đun áp suât sẽ càng tăng, nhiệt độ sôi sẽ cao hơn ở áp suất khí quyển, áp dụng vào để làm nồi áp suât đó bạn Lê Loan - (Chính Chuối)

Đương nhiên là được, và vẫn sôi ở 100 độ bình thường. Chỉ có khác lúc đun nước bình thường, bạn phải núp ở xa xa, chứ không cái ấm nó nổ ra vì áp suất lớn thì toi. :v - (Kawazaki Micherry)

Tôi đã làm ở lò hơi và thực tế quan sát: Lò công tác ở áp lực 12kg/cm2, nhiệt độ nước trong balong (nồi hơi) là khoảng 250-280oC. Khi khởi động lò, van cấp hơi chính chưa mở, áp lực tăng từ 1-> 10kg/cm2, nhiệt độ tăng từ 40oC đến khoảng 200oC. Quan sát qua kính quan sát mực nước thì nước trong lò KHÔNG SÔI!, Khi bắt đầu mở van chính xả hơi ra ngoài, lúc này nước bắt đầu sôi, nhiệt độ giảm nhanh và phải tăng giảm dầu đốt để duy trì áp suất công tác và cấp hơi cho turbine, đóng van xả khí ra ngoài. Như vậy giả thiết là lò hơi KHÔNG NỔ (trong nghiên cứu khoa học, ta có quyền đặt những giả thiết nhất định), đóng van chính xả hơi là một hệ kín, nước sẽ KHÔNG SÔI và nhiệt độ tăng tới ... vô cực! Nhưng hy vọng qua topic này, không ai phải "thành kính phân ưu" hay chia buồn nếu dại dột bịt kín hai van xả và van an toàn nồi áp suất để chứng minh thực tế cả! - (Phạm Ngọc Thành)

Bạn hỏi rất hay và làm cũng rất hay! Bạn đang chế tạo một trái bom hơi nước nhiệt độ cao, nó sẽ nổ bùmm...( như thể là nồi áp suất vậy) và hậu quả là các bác sỹ có thêm việc làm. - (hamhochoi)

cái này bạn hỏi minh thấy vừa kì cục nhưng cũng rất lý thú, thứ nhất bạn làm thế nào để có thể bịt kín một cách tuyệt đối không cho sự trao đổi không khí qua lai giữa bên và bên ngoài thiết bị bạn đang làm. Điều này đòi hỏi kỹ thuật của bạn là ko phải dễ. Thú hai là khả năng chịu lực của thiết bị của bạn tới đâu. Đó là hai vấn đề bạn cần quan tâm để chuẩn bị trước khi làm. KHi bạn cho nước vào mức chất lỏng bạn cho vào nồi là tới đâu, nếu nó con khoảng trống quá lớn, và bạn không hề hút không khí bên trong ra thì khi nhiệt độ tăng hôn hợp của bạn cũng sẽ tăng, áp suất tăng theo, tùy theo áp suất bên trong như thế nào mà nhiệt độ sôi sẽ là khác nhau. muốn biết điều đó trước khi đun bạn hãy cắm một cái đầu dọ nhiệt kế vào, hoặc bạn đo áp suất bên trong và tra bảng nhiệt độ hóa hơi của nước thì bạn sẽ có được cái mà bạn muốn. còn nếu bạn đổ chất lỏng vào đầy thiết bị , khi đun lên thì chất lỏng giản nở, ap suất tăng mạnh ,mà bạn biết trong tất cả mọi thứ nếu bạn nén chất lỏng thì hậu quả là nổ, - (phong)

Nước vẫn sẽ sôi. Lúc đầu ở nhiệt độ bình thường sau đó khi áp suất tăng cao thì nhiệt độ sôi sẽ tăng dần.
Cơ chế giống hệt nồi áp suất. Có điều với nồi áp suất, van thoát khí sẽ điều chỉnh áp suất ở mức tối đa cho phép nên nhiệt độ sôi của nước sẽ tăng rồi giữu nguyên. Còn nếu như không để hơi nước thoát ra ngoài thì về lý thuyết nhiệt độ sôi của nước sẽ cứ tăng tuy nhiên trong thực tế thì hoặc nồi áp suất sẽ vỡ trước hoặc nhiệt chuyền vào sẽ không đủ để vừa đun nóng nước vừa bù cho việc tỏa nhiệt ra ngoài dẫn đến cân bằng bền. - (blabla)

Nghe bạn nói mà nổi hết da gà, cho tiền tôi cũng không dám vào bếp của bạn !. - (MH)

Viện bỏng quốc gia xin hân hạnh tài trợ cuộc thử nghiệm của bạn!
chúc bạn thành cmn công! :v - (Sky Blue Phan)

Áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi cũng tăng cao. Do đó khi bạn dùng nồi áp suất đun thì nước vẫn sôi, tùy theo van điều áp mà có thể lên đến 110 độ hoặc hơn. Còn nếu bạn dùng ấm bình thường thì tùy theo cách bạn bịt các chỗ thoát hơi, nếu bịt không chặt nó sẽ bung ra và vẫn sôi ở 100 độ, nếu bịt kín tuyệt đối thì nồi sẽ bị nổ tung và nước lại vẫn cứ sôi ở 100 độ, còn bạn thì sẽ bị thiệt hại vì bài thực hành hài hước này. - (Tran Manh)

PV/T = hằng số. Bịt kín đun, áp suất tăng trong khi thể tích khong đổi thì nhiệt độ sôi nước giảm. Nồi áp suất có nguyên lý này - (Thong Trinhle)

Tui đoán ý bạn là 'Không cho không khí hoặc hơi nước thoát ra ngoài' chứ không phải "vào trong nồi". Nếu vậy thì tôi có thể trả lời như sau:
Nhiệt độ sôi của chất lỏng tỉ lệ với áp suất. Nếu giả sử bạn bịt đủ kín, tuyệt đối không có một chút khí hoặc hơi nào thoát ra thì áp suất trong bình đun sẽ cực kì lớn, lớn mãi... Nghĩa là nước cứ tăng nhiệt độ mãi mà không sôi được. Cho đến khi bình đun nổ tung ra, bạn vẫn không biết được nước của mình sôi ở bao nhiêu.
Còn nếu giả sử bạn bịt không chặt, thì tùy theo bao nhiêu không khí và hơi thoát ra ngoài mà bạn xác định nhiệt độ sôi. Nên câu trả lời trong trường hợp này là: Còn tùy. - (kynarina)

không sôi và sẽ nổ. - (trongnguyen)

nếu ko có tý không khí nào trong bình thì sẽ ko sôi và sẽ nổ, nếu có không khí trong bình thì sẽ sôi được, vì còn khoang hơi để nước bốc lên, nước nóng lên sẽ giãn nỡ đến một lúc nào đó nhiệt độ nước tăng lên áp suất trong ấm cũng tăng lên, tại 1 điểm nào đó sẽ đạt tới trạng thái sôi. - (nhietnang)

Nhớ bịt kính tất cả những chỗ có thể thoát hơi, nhớ bỏ thêm đinh, hoặc bi sắt. - (nguyen Phat)

bạn đun nóng khoảng 1h xong mở nắp ra nhìn vào đó bạn sẽ thấy một chiếc ôtô rất đẹp trên nóc có găn cái đèn nhấp nháy màu đỏ. hì hì - (hoàng anh)

Lúc Sống tôi cũng từng làm như vậy :(( - (Thầnchết)

Hồi còn sống tôi cũng đã thử cái này... - (vnp)

-Bạn không nên làm như vậy, khả năng phát nổ và bỏng là rất cao mà bạn cần nước trên 100 độ để làm gì chứ?
-Nhưng nếu cái ấm đủ "khỏe" thì nước có thể sôi trong đó với nhiệt độ rất cao đấy, tôi chưa mạo hiểm nên không rõ là bao nhiêu độ! - (Nguy hiểm!)

lần cuối cùng gặp anh ấy - (Ly Truong Cong)

NẾU BỊT KÍN HẾT CÁC LỖ THÔNG HƠI... THÍ ĐÓ LÀ HÀNH ĐỘNG CUỐI CÙNG CỦA BẠN ĐÓ. - (trinhtuanpv)

Nếu bạn có thể bịt kín hết các lỗ, thì ấm nước của bạn sẽ tương tự như nồi áp suất. Nước vẫn sôi và nhiệt độ sôi sẽ thấp hơn 100 độ C - (Bruce)

Nước sôi được nha bạn. Khi bạn bịt kín hết các lỗ thông hơi thì khi đun nước áp suất trong ấm sẽ tăng lên.
Áp suất tăng thì nhiệt độ sôi của nước sẽ cao hơn 100 độ c. - (PhuCuongshop)

Ko có chênh lệch áp suất sao sôi đc - (Bách Hợp)

Nếu kín 1 cách tuyệt đối thì sẽ ko sôi, ko nóng nước, vì làm gì có sự trao đổi nhiệt ở đây. - (khanh)

bẩm cụ! con hỏi khí không phải nhưng cụ định chế tạo bom để làm gì đấy ạ - (qua nguyen)

Tự làm thí nghiệm: Cho nước vô chai thủy tinh nhớ là một nửa thui, sau đó nút thật chặt đem đun lên và quan sát thấy ngay. - (Minh thu)

- giả thiết thêm: nhiệt cung cấp là không đổi và bằng 100 độ C.
trường hợp 1: nếu bình đầy nước, không có khoảng khoảng trống thì nhiệt độ nhiệt độ tăng, áp suất nước sẽ tăng rất nhanh. trong trường hợp này chỉ xảy ra trong tường tai nạn động thôi.
trường hợp 2: bình còn khoảng trống, nhưng nước nhiều hơn khoảng trống thì nước sẽ hóa hơi, ( không cần nhiệt độ 100 độ C). ở 100 độ C, nước sôi và tiếp tục hóa hơi nhanh hơn. hơi nước càng nhiều thì áp suất hơi nước càng lớn. đến một lúc hơi sẽ ngưng tụ. nếu tiếp tục cung cấp nhiệt thì sẽ xảy ra cân bằng giữ hóa hơi và ngưng tụ.
trường hợp 3: nước ít khoảng trống rất nhiều: thì nước sẽ hóa hơi hết.
- giả thiết nhiệt cung cấp lớn hơn 100 độ, thì câu hỏi sẽ khó hơn rất nhiều nhưng kết quả thường gặp sẽ có một quả bom. trong tự nhiên, nếu sét đánh trúng cái cây. nhiệt độ của sét rất lớn ( 1000 độ C?) nước trong thân cây sẽ tăng nhiệt rất nhanh và gây nổ trước khi kịp hóa hơi. - (Ròm)

Trong nghiên cứu khoa học, người ta có thể đặt ra các giả thiết, cô lập các yếu tố không liên quan để làm sáng tổ mục tiêu nghiên cứu khoa học như coi điện trở dây dẫn bằng 0, nước sôi ở 100oC ở áp suất 1Atm... Vấn đề bạn nêu là nếu khối nước kín tuyệt đối và không bị nổ thì nước có sôi không? Câu trả lời là "KHÔNG" vì thể tích nước không tăng được do kín nên không hình thành các bọt hơi - khí là yếu tố gây ra sự sôi và nước luôn ở dạng lỏng chứ không chuyển thành thể khí được. Còn điều dĩ nhiên là áp suất càng cao thì nhiệt đội sôi càng cao và tạo áp suất cực mạnh có thể phá vỡ các kết cấu nồi hơi bằng thép dày vài cm! - (Anh Tuấn)

Ôi trời ơi, nước sôi ở rất nhiều nhiệt độ, nó phụ thuộc vào áp suất trên bề mặt nước. Bạn không nghe luộc trứng trên đỉnh núi thì trứng sống quanh năm. Làm thí nghiệm như sách giáo khoa đi. Kiến thức vật lý của các bạn xòang quá - (chảnh tieu thư)

Bịt kín nước vẫn sôi, bịt chặt lại sẽ nghe tiếng nổ rất to. - (Pham van Hoa)

được - (thinh)

Ban ngoc qua. Bịt kín lại nó trở thành quả bom trên bếp đó. Giống như nồi áp suất nhưng kém chất lượng hơn. - (Le Chinh)

Sôi và nổ tung - (Phụng)

Nhà bạn có nồi áp suất không? Dùng nó bạn đun nước , khoảng 15 phút, bạn mở nắp là ... bùm (nhớ đừng xả hơi trước khi mở nắp, sẽ thấy như quả bom) - (LH)

Đừng có dại dột mà làm vậy coi chừng nhập viện vì bỏng đấy vì nước sẽ sôi và áp suất sẽ tăng dẫn đến "bùm". - (minh minh)

Hãy thử đun bằng nồi áp suất , nhiệt độ sôi của nước vẫn 100 độ C - (Hoahoccoban)

Khi bịt kín hết các lỗ thoát thì nước sẽ vẫn sôi, nhiệt độ sôi tùy theo áp suất trong ấm, nếu áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi càng cao. - (Quang)

Tất nhiên là có thậm chí nhanh hơn.ví dụ nồi áp suất - (Bình Hồ Thanh)

Về lý thuyết, áp suất càng tăng thì nhiệt độ sôi càng tăng. Cái này còn phụ thuộc vào ấm nước đầy bao nhiêu phần trăm. Nước càng đầy thì sẽ càng tăng áp suất. Tuy nhiên có 1 điều tôi chắc chắn là ấm nước sẽ nổ, vì đã có trường hợp nổ nồi áp suất do không thể xả hơi nước đề làm giảm áp suất trong nồi. - (huyvu)

chi Le Loan nay chua duoc trai nghiem no? binh hoi roi.. - (HTN)

vẫn sôi bình thường ở 100 độ C bạn ạ, và câu hỏi của bạn cũng giống với ý tưởng tạo 1 quả bom áp suất, khuyến cáo chỉ nên thử nghiệm ở nơi đồng không mông quạnh và dùng ống nhòm quan sát từ xa nhé bạn ơi (^_^) - (Tú Nguyễn Anh)

Lúc đầu áp suất trong ấm còn thấp nên nước vẫn sôi đc và khi nước hóa hơi đồng thời áp suất trong ấm tăng cao nên nước không sôi đc em nghĩ là thế vì ở áp suất không khí bình thường là 1 Amotfe nhiệt độ sôi là 100oc khi áp suất giảm như trên miền núi cao nhiệt độ sô có khi chỉ là 70 đến 80oc. Vậy khi áp suất tăng thì nhiệt độ sôi cũng phải tăng nên, áp dụng thực tế là nồi áp suất nhanh nhừ vì áp suất cao dẫn đến nhiệt độ sôi cao. - (Pham HK)

Khi đun nước bạn làm như trên thì tôi e rằng, bạn sẽ không còn cơ hội để biết câu trả lời đâu.
Nếu bạn đung nước mà bịt hết các lỗ thoát hơi, lúc đó ấm nước sẽ trở thành 1 quả bom đấy, độ phá hủy của nó phụ thuộc vào thể tích ấm, nhiệt lượng cung cấp cho ấm.
Bạn nên tham khảo tài liệu về nguyên lý làm việc lò hơi. - (Nguyễn Thị Quang Huy)

Sôi chứ! vẫn ở nhiệt độ gần 100 độ như bình thường. Nhiệt độ sôi chỉ phụ thuộc vào áp suất thôi mà. - (Hòa)

bạn kiếm cái nhiệt kế rồi lấy tay bị trong khi đun, sau đó đo nhiệt độ là biết ngay mà - (Đạt 09)

Nuoc soi la o cai bep, chu dau pai bit lai ma no k soi, bep k nong thi am nuoc k soi - (Doi thuong)

nhiệt độ sôi của nước cũng chỉ là 100 deg. cho dù xôi đến khi cạn nước - (thái sơn)

Đến một điểm cức đỉnh ấm nước sẽ nổ tung , chơi gì dại thế . - (khoa)

Coi chừng bình nó nổ. - (Tuấn)

Dc bạn à, nhưng để một thời gian thì cái ấm nổ vì áp suất quá lớn, ấm bình thường ko dc thiết kế để chịu áp suất như nồi áp suất nên đừng làm v nhé hãy để tự nhiên - (Anh)

Thì nó sẽ nổ ra, vì áp suất tăng cao - (Tri)

Ấm hoặc nồi bịt hết lỗ thoát hơi = cái nồi áp suất.
Bạn đun nước bằng nồi áp suất thì nước có sôi được không? Và sôi ở bao nhiêu độ. - (Hung)

Không những sôi mà còn biến thành quả bom! Cái này có khác gì bác làm nồi áp suất đâu! Cho nên cái nồi áp suất nó mới có cái van an toàn là vậy! - (Cuongnm)

Sau khi bit xong ban hay chay that xa - (phuc phan)

được nhưng sẽ như bột quả bơm thu nhỏ bạn nhé. - (huynhhong_p)

Theo tôi thì đầu tiên nước phải sôi đã. Đầu tiên nó sẽ sôi ở hơn 100 độ 1 chút (vì lúc này áp suất đã cao hơn bên ngoài chút). Nước sôi rồi mới hóa hơi để tạo áp suất lớn hơn. Tiếp theo là áp suất liên tục tăng lên thì nhiệt độ sôi cũng liên tục tăng. Trong quá trình này nước vẫn sôi đều nếu nhiệt lượng được cung cấp đủ.
Giả sử bình của bạn không bao giờ nổ, giả sử lượng nước là vô tận, giả sử nguồn nhiệt là vô cùng thì chắc nước cũng sẽ sôi ở nhiệt độ hàng tỷ độ.
Tất nhiên là bạn đừng bao giờ lấy cái ấm nước mà đun sôi và bịt lại. - (Trần Văn Tèo)

Sẽ sôi được, nhưng với nhiệt độ lớn hơn 100 độ. - (Mr Lượng)

Xin bạn chớ "chơi dại", tùy theo bạn bịt như thế nào thì chổ bịt "yếu nhất" sẽ bị bung bắn ra, nguy hiểm, chẳng có ích gì. Nước sôi vẫn ở nhiệt độ sôi bình thường là 100 độ C, - (XuyếnVươngTùngLương)

Bình thường, khi bạn đun nước không đậy nắp, nước sẽ sôi 100 độ C. Khi bạn bịt kín toàn bộ lại, trong quá trình đun, áp suất trong nồi sẽ tăng cao (Lớn hơn áp suất không khí. Khi đó, nước sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn. (Lớn hơn 100 độ C). Tuy nhiên, việc làm này của bạn là rất nguy hiểm. Khi áp suất tăng, nguy cơ gây nổ nồi đun là rất lớn. Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn áp lực quy định, khi áp lực trong nồi lớn hơn 0.6 KG/ CM2 thì đã phải kiểm định an toàn mới được phép hoạt đông. Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn không nên thực hành ý tưởng này trong thực tế. - (Chu Sĩ Dương)

Gửi bạn
Nếu bạn bịt hết các lỗ thông hơi của ấm nước sôi, khi đun nước vẫn sôi nhưng do nước sôi sẽ sinh hơi nước, đến một lúc áp suất trong nồi quá lớn, các lỗ thông hơi bạn đã bịt lại sẽ bị xì hơi ra do chênh lệch áp suất. Nếu bạn bịt quá chắc sẽ có hiện tượng áp suất nén đạt đỉnh sẽ làm bung nồi nước, có thể gây nguy hiểm đến người đứng gần. Khuyến cáo bạn không nên thử. Về nhiệt độ sôi thì tùy vào lượng nước bạn cho vào nồi - (thuc tran)

Nước sẽ không chịu sôi nữa mà chuyển sang nổ đó bạn, cẩn thận kẻo toi, ha,ha,ha... - (phạm việt tân)

Sao bạn ko thử và tự trả lời câu hỏi của chính mình ? quá khó để thử sao ? nếu nước ko soi được thì người ta chế ra nồi áp suất để làm gì ? - (Hong Phi Phan)

Bạn không thể bịt kín hoàn toàn ấm nước được đâu. Có một cách là bạn lấy một lon đồ hộp (rất kín) rồi đun thử xem nó có "sôi" hay không, nhưng cẩn thận nhé, đưa ra ngoài bãi trống mà thử nhớ đứng cách xa nhé, coi chừng ..bùum - (TT)

Không bịt nổi đâu. Nếu muốn làm như vậy hãy gọi 115 trước đã nhé Lê lon - (Trịnh Tân)

Có thể sẽ bị nổ và nguy hiểm như bom . Bạn hãy cảnh giác . - (vuvantinh)

Uhm. Nếu bạn bịt kín được hết thì hậu quả tất yếu là cơ thể bạn sẽ bị bỏng nặng nếu bạn ở gần. - (Nguyễn Minh Kiên)

Làm thử đi bạn. Bạn sẽ thấy điều kì diệu xảy ra !!! - (Lâm)

Bạn dùng nồi áp suất ninh thịt, xương bao giờ chưa?Đó là câu trả lời! - (kimhoanggiang)

Bà này muốn thử bom đây mà. - (Thanh Giang)

vẫn sôi . khi nước sôi sinh ra hơi nước tạo thành áp suất thì tùy thuộc vào bình đun nước đó có trống bao nhiêu m3 không khí , nếu quá mức nó sẽ phát nổ . Nồi áp suất là một ví dụ. Nhiệt độ đun sôi bình thường là 100 độ C. Nếu bịt kín lại thì sẽ cao hơn. Như nồi áp suất thì là khoảng 110 độ C.Ứng dụng để làm nhừ nhanh nguyên liệu. Còn vì sao nó vẫn sôi thì do nhiệt năng sinh ra làm dao dộng các nguyên tử phân tử hay các hạt nhỏ hơn chuyển từ vùng nóng sang vùng lạnh hơn lân cận => nước sôi - (meovongnguyet)

se chang bao gio soi du nhiet do cao hon 100 do c (neu ban bit kin hoang toan), nhung khi soi duoc thi thanh kinh phan uu cung ban vi ban da vua kich no mot qua bom - (ke so vu khi)

Nó sôi chứ, khi bạn đã đến bệnh viện - (Hải)

Nếu bạn đổ đầy nước, không có tí không khí nào trong ấm, nút thật chặt và đặt lên bếp đun thì nước vẫn sôi. Nhiệt độ sôi của nước lúc đó sẽ cao hơn nhiệt độ 100C trong điều kiện thường và càng đun thì lại càng tăng. Nhiệt độ cao nhất mà bạn có thể có được tùy vào độ dày của vỏ ấm nhà bạn. - (Minh Hoàng)

Theo tôi thì nước vẫn sôi được. Ví dụ như nồi áp suất vậy, nước sôi tạo ra áp suất hơi nước. Khi Áp suất cao hơn trọng lượng của van hãm thì hơi nước sẽ thoát ra ngoài, còn nếu van hỏng có thể gây nổ (trường hợp này gặp rồi). Nhiệt độ chắc khoảng từ 120 đến 130 độ C thôi - (Lưu Đức Hà)

Nước vẫn sẽ sôi ở nhiệt độ 100 độ c, nếu bạn bịt hết các lỗ thông hơi thì rất nguy hiểm vì đến một nhiệt độ nào đó chiếc ấm sẽ nổ. - (huynhsb)

Nước sôi bình thường. Áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi càng giảm. Nguyên lý này áp dụng cho nồi áp suất nhằm tiết kiệm nhiệt năng. - (Tran Xuan Tung)

noi ap xuat? - (nguyen kim dinh)

con tuy vao bit kin ntn nua! neu bit kin ap suat se tang len, nhiet do soi cung tang len theo vd o 2 amt nhiet do soi xap xi 121 do C,con o 10atm thi la 181 do!nhung dung co thu coi chung bong vi binh nuoc se no vi ap suat cao day! - (khang bùi)

Về nguyên tắc, khi chị đun nước, nước trong ấm sẽ sôi, bởi vì nước nhận nhiệt từ nguồn nhiệt (lửa), qua thành ấm, truyền đến nước, nước nóng lên đến 1 mức độ (100 độ) sẽ bay hơi, do đó, việc chị bịt các lỗ thoát của ấm ko liên quan đến việc sôi của nước, nước vẫn sôi bình thường, dấu hiệu nhận biết thường là 1 âm thanh do hơi nước thoát ra ngoài hoặc tiếng động nhỏ do hơi nước thoát ra tác động lên nắp ấm nghẹ cách cách...Về vấn đề thứ 2, nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? Khi chị bịt kín các lỗ thoát, điều đó có nghĩa hơi nước sôi lên không thoát ra ngoài được, nó tồn tại ở trong ấm, và lượng nước có trong ấm tiếp tục bốc hơi hòa với lượng hơi đang có, tạo nên áp suất, áp suất này cao bao nhiêu thì nhiệt độ sẽ tăng lên bấy nhiêu. Chị muốn biết chính xác thì phải dùng 1 thiết bị đo. Do ấm bị bịt kín các lỗ nên nó được xem như 1 thiết bị chịu áp lực (tức là có áp suất), về nguyên lý, nó có thể gây nổ khi lượng hơi ở trong cao đến 1 mức nào đó mà ấm không chịu được nữa. Thân. - (Mark)

khi đó tăng áp suất sẽ sôi nhanh hơn. - (hello)

con tuy thuoc bit ntn nua. bit kin ap suat cang tang thi nhiet do soi cua nuoc cung tang theo, vd o ap suat 2atm nhiet do soi cua nuoc la 121 do C con o 10atm la 181 do. nhung dung co choi dai, coi chung bong vi binh nuoc se no vi ap suat! - (khang bùi)

Vẫn sôi, nhưng sẽ BOOM. - (dai_phuc86)

Nước vẫn sôi nhưng ở nhiệt độ cao hơn bình thường. Tuy nhiên để nước sôi thời gian lâu thì áp suất trong ấm hoặc nồi tăng dần đến một lúc sẽ làm vỡ ấm hoặc đẩy bung nắp tạo ra tiếng nổ và tung té nước xung quanh gây nguy hiểm. chớ dại làm việc này. - (Thái)

Nếu trong ấm vẫn còn khoảng trống thì vẫn xôi, con nếu không còn thì nhiệt độ càng tăng, áp suất tăng, đến một mức nào đó thì phát nổ. - (Nguyen Duong)

Không sôi được! Cho đến khi ... bùm! - (Thanh Nguyen)

Nó sẽ không sôi, áp xuất tăng càng ngày càng cao cho đến khi nổ bình. - (mvsanyor)

Áp suât tăng thi nhiêt độ tăng .ở mưc nươc biển đô sôi cua nuơc la.100 độ.ở trong ấm bịt kín nuớc vẫn sôi nhưng ko bit bao nhiêu độ vi chua đo. - (ccương)

Nếu bạn đảm bảo mình sẽ bịt kín tốt nhất . Bạn sẽ nhìn thấy hiện tượng gì tiếp theo, thông qua 1 thí nghiệm nho nhỏ. Lấy 1 quả trứng gà bỏ lên bếp lửa hoặc cho vào đống than. Kết quả sẽ nổ cái tạch ..... Thú vị hơn nữa là bạn lấy 1 hộp cá hộp , bỏ lên bếp và chờ đợi kết quả ( nhớ che chắn các phía lại để ko phải ăn chổi chà vì cá bắn tung tóe - (Nguyen Hoang)

Nếu bạn muốn thử thì bạn hãy mua bảo hiểm y tế và tai nạn trước,sau đó gọi 115 tới.Nhưng theo nguyên lí thì nước sôi ở nhiệt độ 100 độ.nếu bịt kín hoàn toàn thì nó không sôi nhưng khoảng 15 phút sau nó sẽ nổ vì áp suất quá cao - (GIÁO SƯ KIÊN)

Mấy bác giải thích linh tinh quá! "Nếu tăng nhiệt độ, áp suất hơi nước (có được do bay hơi) trên bề mặt nước sẽ tăng, khi lớn hơn áp suất bên trên thì nước sẽ hóa khí, đó là sự sôi. Do đó áp suất bên trên thấp thì nhiệt độ sôi của nước thấp, và ngược lại". Vậy bạn tự suy tiếp câu tả lời cho mình đi. :) - (nghĩa lương)

Ko chỉ nước, nhiệt độ hóa lỏng và hóa hơi (sôi) của mọi thứ đều phụ thuộc vào áp suất. Trong đk thường áp suất 1At thì n độ sôi của nước là 100, khi áp suất tăng thì n độ này cũng tăng theo, và mức tăng thì là vô cực, tùy theo áp suất tăng đc đến đâu. Cũng bởi thế nên có những vùng áp suất khí quyển thấp, nước sôi khi mới đạt 90-95 độ là điều vẫn hay xảy ra. - (Raul)

Nước sôi bình thường, bạn muốn xem thì hãy vô nơi sản xuất chế biến thực phẩm, họ nấu trong lò chân không có kính nhìn xuyên qua biết ngay! - (Nam)

Quá trình đẳng tích - (Long)

Bùm!!! nước văng tung toé và bốc hơi ngay lập tức :)) - (Chơi ngu)

nhiệt đọ sẽ đạt dưới 100 độ C, vì lý do khi bạn đun nước, hơi nước BẮT ĐẦU THOÁT RA từ nhiệt độ thấp 60 trở lên, khi bạn bịt các lỗ sẽ tạo ra độ nén của hơi nước, cái phích sẽ nổ trước khi đạt đc nhiệt độ 100 :) - (Lê Nguyên)

Ôi !!! Kiến thức này có từ hồi học phổ thông các bạn ơi ! Bạn hoàn toàn có thể bịt kín ấm đun nước rồi đun bình thường với điều kiện bạn phải chú ý ngắt nguồn nhiệt trước khi ấm nổ "bùm"..... Điều kiện thứ nhất là bạn rất khó bịt kín ấm nên nhiệt vẫn tỏa ra môi trường xung quanh, điều thứ hai là nhiệt bạn cung cấp cho ấm không phải ở điều kiện hoàn hảo tức vẫn tản nhiệt ra môi trường xung quanh thế nên hai điều này sẽ làm cho cơ hội nổ ấm của bạn sẽ lâu hơn bạn nghĩ.... Khi nước trong điều kiên áp suất khí quyển 1 bar thì nhiệt độ sôi là 100 độ C, nhưng khi áp suất lên cao do nước biến thành thể khí ở trong ấm thì nhiệt độ sôi cũng lên theo. Theo phương trình trạng thái khí lý tưởng thì bạn sẽ thấy khi ấm đun của bạn có thể tích không đổi và giả sử phần thể tích khí trong ấm là không đổi...mặc dù nước biến sang thể khí là liên tục tăng....bạn sẽ thấy tương quan khi nhiệt độ tăng thì áp suất cũng tăng theo.....và nhiệt độ của khí trong ấm sẽ không còn ở 100 độ C như bạn nghĩ nữa mà nó tăng thepo áp suất.....Tương quan tăng thực tế thế nào thì chỉ có các thí nghiệm mới cho biết chính xác và bạn nên làm một thí nghiệm nho nhỏ với các thiết bị đo thât chuẩn để có thể thu nạp thêm kiến thức thực tế cho bản thân.. - (danh bọm nham)

Trời ah, mình nghĩ bạn nay chắc chưa vào bếp bao giờ, một câu hỏi mà dễ thấy kết quả nhất. - (Minh Nguyen)

Khong the soi dk, va o nhiet do 0°C vi cau nay da dk hoi trong chuong trinh duong len dinh olimpia vao cuoc thi nam - (nhan tam)

Bạn nên xem thêm nguyên lý của các loại nhà máy nhiệt điện tua bin hơi, Tôi nghỉ ban nên suy nghỉ sự nguy hiểm của việc bạn sẽ thực hiện - (Phan Tât Hien)

- Trước tiên ta thống nhất là bằng cách nào đó có thể chế một cái "nồi kín hoàn toàn", chứa khoảng 1/2 nước. Nồi này "không bao giờ nổ nổi" (Độ Dày lớp võ là rất lớn- giả thuyết 1 met chẳng hạn).
- Vậy "điều gì sẽ xảy ra" khi ta cứ "đun mãi" với nhiệt độ rất lớn ? ta cùng phân tích thử nhé !
+ Hiện tượng đun ấm nước bình thường-áp suất trên bề mặt nước trong ấm nước là áp suất khí quyển : nước nhận được nhiệt nóng dần lên, cáp phân tử nước chuyển động nhanh dần. Khi đạt nhiệt độ 100 độ C, các phân tử nước tại bề mặt nhanh và đủ sức thoát ra khỏi khối nước và phân tử nước trở thành thể khí, và nhiệt độ của nước cũng mất đi theo phân tử nước. Nếu ta tiếp tục đun nước - cung cấp nhiệt nữa thì nhiệt độ nước không tăng lên cao hơn 100 độ C được, mà toàn bộ năng lượng cung cấp sẽ chỉ làm cho phân tử nước hóa thể khí. nhiệt độ mà tại đó chất lỏng nước chỉ hóa thể khí và không tăng lên được gội là nhiệt độ sôi. Khi áp suất lên mặt nước trong ấm, vì lý do nào đó, tăng lên thì các phân tử nước cần nhiệt độ cao hơn để chuyển động nhanh mới đủ lực thoát khỏi khối nước thành thể khí, điều này là hiển nhiên. Từ đó mới lý giải cho thấy khi áp suất mặt chất lỏng nước tăng lên thì nhiệt độ sôi cũng sẽ tăng lên.
+ Bây giờ trở lại trường hợp đun cái "siêu âm- không nổ" của ta, ở nhiệt độ bình thường lúc ta bịt kín ấm, thì lúc này áp suất ở bề mặt nước cũng chính là bằng với áp suất khí quyển. nhiệt độ nước trong ấm tăng lên đến 100 độ, nước chuyển thành thể khí tại bề mặt-áp suất lên mặt nước cũng tăng lên, đun tiếp thì nước cứ thế tăng nhiệt độ lên mãi, và áp suất cũng tăng lên mãi. nước có thể sẽ chuyển hoàn toàn thành thể khí và khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ quá cao - thì "siêu nồi cũng vẫn không nổ mà là nóng chảy- đến nhiệt độ nóng chảy của nồi. lúc này tùy theo áp suất trong nồi mà có thể có một "vụ nổ" của "siêu nồi - không nổ" nó nóng chảy mềm đi. - (Nghia Huynh Van)

Các bạn chém ghê thật, mặc cả mấy lớp áo giáp vẫn thấy đau 8-} Lôi cả mấy công thức áp dụng cho chất khí để giải thích 8-}
Một cách trực tiếp, câu trả lời là: Nếu không giới hạn nhiệt độ, thì nước có sôi hay không phụ thuộc vào tỉ lệ thể tích nước/thể tích bình. Nếu trong bình còn không khí thì nước sẽ sôi (sôi ở nhiệt độ nào thì tùy thuộc vào cái tỉ lệ mình nói ở trên đó, ví dụ nếu đun nước cất mà trong bình chỉ có 1 tẹo nước, bình rất lớn, thì nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ 1 tẹo, còn nếu nhiều nước, ít không khí, thì nó sôi ở nhiệt độ cao), còn nếu trong bình chỉ có nước thì sẽ không sôi. - (sbn)

bit kin soi binh thuong - (Trieu Hai)

ban lam thu biet lien ah - (wtrjp;)

chuyển từ lỏng sang khí gọi là bốc hơi nghe tommy pham. bịt kín hơi nước vẫn sôi được nha bạn, nhưng áp suất sẽ tăng và nhiệt độ cũng cao hơn sôi bình thường - (thanh)

Ban bit that kin, van lua that to . Ghe tai vao nghe ban se thay nuoc khong he soi . Chuc ban thanh cong - (kevinle)

k thể sôi đc. lien quan đến áp suất thì phải. mà đường lên đỉnh Olympia cũng có câu này, và đáp án là k thể. - (Phong)

thử đi pít ngay àh - (thu thuy ngo)

Sôi được hay không còn phụ thuộc bạn có đổ đầy nước không.  - (Mayfaxcu)

chạy..... - (Minh Tuyến)

Không đâu nó không sôi, nước sôi phụ thuộc vào áp suất, ví dụ trên núi nước sôi dưới 100 độ ấy
Áp suất càng tăng thì nhiệt độ sôi càng tăng, bịt kín lại thì cái ấm thành cái nồi áp suất, càng đun thì áp suất càng tăng, nước càng nóng lên đến lúc nồi ko chịu nổi thì nổ (hoặc van xả sẽ xì ra) và khi đó sẽ sôi...
Như vậy mình mới dùng nồi áp suất để ninh cho nhừ cả xương ống ra ấy - (Phạm Hoàng Thi)

SGK Vật lý lớp 8: Sôi là hiện tượng hóa hơi xảy ra ngay trong lòng chất lỏng. - (Minh Hiếu)

 No chi nong den nhiet do nhat dinh lam ap suat lon hon moi truong la ta thay bom. - (anhkhongdeptrai)

nước sẽ không sôi cho tới khi khí thoát ra được khỏi nồi - (dat le)

Sự sôi là do phần Oxi trong nước , khi bị đốt nóng , nó nở ra , liên kết lẫn nhau , tạo thành các khối khí lớn , các khối nổi lên , tạo nên sự sôi . Sự sôi , bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ 75 o C .
Cho dù bạn bịt kín thì sự sôi vẫn cứ tiếp diễn , cho đến khi cái bình bị khô và cháy đỏ ( Trường hợp cái bình không thể bung nổ )  - (Trần Viết Tất Đạt)

0