Lỗ đen vũ trụ hình thành như thế nào? - Câu hỏi hay
Tôi nghe nói lỗ đen vũ trụ có thể hút tất cả mọi vật chất vào nó khi ở khoảng cách đủ gần. Vậy cho tôi hỏi lỗ đen vũ trụ hình thành như thế nào? (Mercury Mercury) Lỗ đen của vụ nổ Big bang có tồn tại không? ...
Tôi nghe nói lỗ đen vũ trụ có thể hút tất cả mọi vật chất vào nó khi ở khoảng cách đủ gần. Vậy cho tôi hỏi lỗ đen vũ trụ hình thành như thế nào? (Mercury Mercury)
Độc giả đặt câu hỏi tại đây
Bạn thân mến, hiện có nhiều phim tài liệu, sách khoa học giải thích về Hố đen chứa đựng nhiều thông tin khoa học đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm lẫn các giả thuyết chưa được kiểm chứng. Để trả lời đầy đủ có lẽ hơi dài nhưng có thể khái quát những nét căn bản về Hố đen.
Chúng ta đều biết Lực hấp dẫn là lực căn bản nhất trong Vũ trụ, chi phối mọi hoạt động và tiến hóa của Vũ trụ; không có Lực HD sẽ không có chuyện các Ngôi sao được hình thành, sẽ không có trên 170 tỉ Thiên hà, sẽ không có các Hành tinh và cả chúng ta.. và tất nhiên không có Hố đen.
Quá trinh hình thành Hố đen là từ một Ngôi sao. Ngôi sao được hình thành từ sự sụp đổ đám mây bụi, khí phân tử (chủ yếu là khí Hydrogen); bởi Lực HD hút nén thành 1 quả cầu đầy khí ,và vẫn tiếp tục nén ép khí Hydrogen chặt lại dẫn đến phá vỡ cấu trúc nguyên tử của nó, đạt đến ngưỡng phản ứng hạt nhân bùng phát. Trong suốt cuộc đời của Sao là 1 sự giằng co giữa Lực HD luôn luôn muốn nén, ép Sao vào tâm và năng lượng muốn thoát ra do phản ứng hạt nhân từ trong lõi, quá trình này nó tổng hợp sản sinh ra nhiều nguyên tố hóa học mà sau này sẽ là nguyên, vật liệu kiến tạo vũ trụ. Rồi cũng đến lúc Sao cạn kiệt nhiên liệu là Hydrogen, Helium..Sao sẽ phát nổ bắn năng lượng và vật chất vào vũ trụ. Phần lõi còn lại vẫn tiếp tục bị Lực HD nén chặt. Tùy theo khối lượng của Sao khi hình thành, phần lõi còn lại sẽ bị nén thành các loại: Sao lùn đỏ, Sao lùn trắng, Sao lùn nâu...thậm chí sau khi phát nổ nếu lõi còn lại chủ yếu là Carbon thì ta sẽ có viên kim cương khủng trôi giạt trong không gian với kích thước cỡ Mặt trăng chúng ta. Vì vậy không phải Sao nào cũng có thể tiến hóa thành Hố đen.
Với những Sao có khối lượng siêu lớn thì khi phát nổ người ta gọi là vụ nổ Siêu tân tinh, phần lõi còn lại do bị Lực HD cực mạnh vẫn hoạt động làm cho khối lượng vật chất còn lại sụp đổ trong chính nó và trở thành con "Quái vật vũ trụ", đó chính là Hố đen, một trường hấp dẫn cực kì mạnh, nó hút mọi vật thể vào nếu "cả gan" đến đủ gần, thậm chí ánh sáng cũng không thoát khỏi. Ngày nay cộng đồng khoa học tin rằng và đã kiểm chứng là tại tâm của mỗi Thiên hà đều là 1 Siêu Hố Đen, nó chi phối, điều khiển sự chuyển động của toàn bộ Thiên hà bao gồm các Sao trong nó, hàng ngày, hàng giờ nó vẫn tiếp tục "ăn ngấu nghiến" các hành tinh các ngôi sao đến đủ gần, càng "ăn" càng lớn. Và không chỉ vậy, lang thang trong Thiên hà còn rất nhiều Hố đen "mini"nhỏ hơn. Bằng Kính viễn vọng không gian đặc biệt như Hubble, Swift, New Horizon... Các nhà khoa học ghi hình được cảnh tượng các hành tinh, sao bị nuốt chửng bởi Hố đen.
Vậy bản chất Hố đen là gì? nó hoạt động ra sao? Nó có gì trong đó? hiện nay có nhiều giả thuyết về nó...nhưng nó lại không nằm trong câu hỏi của bạn, xin hẹn dịp khác. Cám ơn vì đã đọc hơi dài. - (Mỹ An)
Lỗ đen được hình thành khi một ngôi sao rất lớn chết đi (có nghĩa là hết năng lượng nhiệt hạch). Tất cả lượng vật chất của nó bị chính lõi của nó hút và nén chặt vào. Tạo thành một khối vật chất siêu nặng, có thể nặng gấp hàng tỉ lần mặt trời của chúng ta. Đến khi nó đủ nặng để trọng lực của nó có khả năng hút được cả ánh sáng thìkhi đó nó đã trở thành hố đen. Người ta chưa biết sau hố đen đó là cái gì. - (Vũ Phụng)
Lỗ đen vũ trụ còn gọi là hố đen được hình thành từ những tinh vân, các đám sao bị hút và nén chặt lại thành 1 vật chất nhỏ nhưng có khối lượng siêu lớn và đám sao đặc đó trở thành hố đen, hoặc một vụ nổ Sao có khối lượng lớn hơn từ gấp 3 lần mặt trời trở lên, khối lượng sao càng lớn thì hố đen càng lớn, khi ngôi sao đốt cháy hết H2 thì phản ứng nhiệt hạch không còn cung cấp đủ năng lượng cân bằng với trọng lực của chính nó và ngôi sáo đó bắt đầu suy sụp hấp dẫn và khi cạn năng lượng thì nó bắt đầu phình to và nổ Bùm phần lõi bị cô đặc và nén vật chất rất đậm đặc và trờ thành hố đen.
Hố đen lớn dần vì hút tất cả các vật chất khi đến gần nó và không có gì thoát ra được, các hố đen có thể hút lẫn nhau và sát nhập để trở thành một hố đen siêu lớn.
Khi quan sát hố đen chúng ta không nhìn thấy nó mà chỉ thấy nó qua các chuyển động vật chất xung quanh cùng chạy về 1 điểm.
MrKhoi - (VanKhoi Pham)
Lỗ là hố
Đen là xui
Nên còn gọi Lỗ đen là hố xui,vậy cũng ko biết :)) - (supper nhay)
Lỗ đen là khái niệm toán học, khi các nhà thiên văn giải các phương trình toán của thiên văn. Còn trên thực tế có tồn tại lỗ đen hay không thì chưa thể khẳng định. Một số dấu hiệu gián tiếp của sự tồn tại lỗ đen (phát xạ tia X,...) cũng chỉ là những suy luận chưa chắc chắn. - (Minh)
Lỗ đen hình thành khi bị cúp điện, khi đó cả thế giới đều ở trong bóng tối (vì lúc đó mình đủ gần để bị nó hút vào..kakaka - (Mr_Vui)
khi một ngôi sao có kích cỡ cực cực lớn chết đi... chúng cạn kiệt nguồn năng lượng để tiếp tục đốt cháy và tồn tại thì chúng sẽ nổ tung... sau khi nổ tung, các lớp vật chất bên ngoài bị bắn văn ra xa ( hình thành tinh vân hàng tinh ) .. còn các vật chất ở lõi trung tâm sẽ kết hợp dần với nhau... sau đó chúng co lại thành một vật chất có kĩnh thước khá nhỏ gọi là lỗ đen ... tuy có kích thước nhỏ như vậy nhưng khối lượng riêng của lỗ đen lại đặc biệt lớn......... chính vì thế nên lực hấp dẫn của nó cũng vô cùng khủng khiếp, đến ảnh sáng cũng ko thể thoát khỏi - (Andrew Võ)
Lỗ đen vũ trụ được hình thành từ các vụ nổ siêu sao - (super max)
người đưa ra khái niệm lỗ đen giáo sư Stephan Hawking đã bất ngờ phản biện lại là lỗ đen ko hề có thật:( - (Nguyen Duc Thien)
Bạn có thể tìm xem seri phim Cosmos A Space Time Odyssey, phần 1, tập 4. Trong này có giải thích rõ về hố đen - (zergling_tbt)
Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, lỗ đen được hình thành khi một ngôi sao lớn cạn năng lượng và co lại, vật chất của ngôi sao bị nén chặt vào trong nhân. Mật độ của nhân ngôi sao lớn đến mức một thìa vật chất nặng đến hàng nghìn tỷ tấn do đó nó có sức hút rất lớn và hút tất cả các loại vật chất, khi hút vào vật chất được nén lại, các chất cón lại được giải phóng và kích thước của lõ đen lại lớn thêm lên và cứ như thế lỗ đen di chuyển trong vũ trụ và không ngừng tăng lê về kích thước.... ! - (thanhpcgl)
Lỗ đen vũ trụ là một dạng vật chất là một giả thuyết không thuyết phục vì sẽ đưa lý thuyết vật lý hiện thời đi vào ngõ cụt. Tôi không có ý bảo thủ rằng lý thuyết về vật lý mà con người biết hiện nay sẽ hoàn toàn đúng khi đặt trong một môi trường vật lý hay vũ trụ khác nhưng dù sao đó cũng là thành quả hàng ngàn năm và xét về cơ bản nó vẫn đúng về một khía cạnh nào đó. Giả thuyết về lỗ đen thuyết phục nhất đó là nó không phải là vật chất mà chỉ là hiện tượng vũ trụ. Ví dụ. xoáy nước cũng có thể hút mọi vật xung quanh nó nhưng ta không thể gọi nó là một vật chất mà chỉ có thể coi nó là hiện tượng. Môi trường lý tưởng nào đó đã tạo ra nó và khi môi trường không còn thuận lợi nữa thì nó cũng sẽ tự tan biến. Chính vì kiến thức hạn hẹp của con người cho nên thật là khó trả lời tác giả câu hỏi của bạn Mercury rằng hố đen hình thành như thế nào. Tất cả chỉ là giả thuyết không thể có câu trả lời xác đáng vì câu hỏi của bạn ngoài tầm của tất cả chúng ta giống như câu hỏi "tại sao ta tồn tại? ta tồn tại để làm gì?" cũng là một vấn đề nan giải. Tôi nghĩ khi nào các nhà khoa học trả lời được câu hỏi này thì sẽ có câu trả lời của bạn. - (NTB)
Lỗ đen là Thời không chuyền tống trận đó, ai đọc truyên Tiên hiệp đều biết mà. hii - (Sinco)
Là cái lỗ màu đen mà có sức hút ghê gớm đó bạn.
Nó được hình thành một cách tự nhiên - (Công Chức)
Hố đen được hình thành từ quá trình chết đi của một cấu trúc không gian hệ hành tinh với nhiệt độ hàng nghìn tỷ độ mật độ vật chất vô cùng lớn tạo lên lực hấp dẫn lớn phá vỡ toàn bộ cấu trúc vật chất rơi vào hố đen, đưa vật chất trở về trạng thái nguyên thủy chưa có cấu trúc không gian. Hố đen kết thúc một chu kỳ vận động của vật chất trong không gian để tiếp tục hình thành chu kỳ mới.
Sự tồn tại của hố đen liên quan tới vật chất tối, mà giới khoa học vật lý hiện đại chưa thể hiểu hết và giải thích được.
Vật chất tối là gì? Tại sao hạt photon lại sinh ra từ bóng đèn điện (vật chất không tự nhiên sinh ra và mất đi. vậy hạt photon sinh ra từ đâu? - (Tran Xuan Xanh)
Lỗ đen hình thành khi một ngôi sao có khối lượng gấp rất nhiều lần khối lượng mặt trời của chúng ta đốt cháy hết năng lượng của nó, do lực hấp dẫn rất lớn nên chúng hút tất cả những thứ xung quanh vào lõi của nó tạo nên lỗ đen . Lực hấp dẫn lớn đến nổi ngay cả Photon ánh sáng khi bị hút vào cũng không thể thoát ra khỏi sức hút của lỗ đen. Lỗ đen được phát hiện ra khi những ngôi sao bị nó hút và xé tạo nên những vệt bụi nóng khổng lồ và phát ra bức xạ tia X . Chính sự phát hiện tia X và hình ảnh nó nuốt các ngôi sao khác tạo nên những vệt sáng nên người ta có thể phát hiện ra lỗ đen. - (Cuong Trinh)
lo den la 1 tieu hanh tinh lon do cac ban a`
no co luc hut vo cung lon
no co the hut dc anh sang
1 cm3 dat tren do co trong luong lon hon ca trai dat
va ko ai den do va tro ve dc nen moi nguoi moi noi no hut cca thoi gian - (daohoang682000)
Cái này con trai 4 tuổi của tôi cũng biết. Bạn chịu khó google nhé! - (akak)
Để hỏi người khác xem sao đã nhé - (Hiếu Gold)
ban nên tìm cuốn sách lược sử thời gian mà đọc, bạn sẽ hiểu hết, - (vũ công)
Bắc thang lên hỏi ông trời...còn khoa học về vũ trụ chỉ là suy đoán thôi - (vkh)
Tui nghi hawking noi co ly . - (tathienphuc)
Hố đen là một lỗ jun xoáy lag khoảng không gian ngắn nhất để ta đi tới một nơi nào đó cách xa nơi bạn đang tồn tại,lõ cái lỗ mà chúng ta có thể vượt qua thời gian - (hieubv3)
Giống như mình khuấy mạnh một thùng nc thôi mà. - (trần kiên)
Lỗ đen hoặc hố đen là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.[1][2] Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.[3][4] Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong tiên đoán tại chân trời sự kiện lỗ đen có phát ra bức xạ giống như vật đen có nhiệt độ nhất định phát ra bức xạ nhiệt. Nhiệt độ này tỉ lệ nghịch với khối lượng của lỗ đen, khiến cho rất khó quan sát được bức xạ này đối với các lỗ đen có khối lượng sao hay trung bình.
Trong thế kỷ 18, John Michell và Pierre-Simon Laplace từng xét đến vật thể có trường hấp dẫn mạnh mô tả bởi cơ học cổ điển khiến cho ánh sáng không thể thoát ra. Lý thuyết hiện đại đầu tiên về đặc điểm của lỗ đen nêu bởi Karl Schwarzschild năm 1916 khi ông tìm ra nghiệm chính xác đầu tiên cho phương trình trường Einstein,[5] mặc dù ý nghĩa vật lý và cách giải thích về vùng không thời gian mà không thứ gì có thể thoát được do David Finkelstein nêu ra đầu tiên vào năm 1958.[6] Trong một thời gian dài, các nhà vật lý coi nghiệm Schwarzschild là miêu tả toán học thuần túy. Cho đến thập niên 1960, những nghiên cứu lý thuyết mới chỉ ra rằng lỗ đen hình thành theo những tiên đoán chặt chẽ của thuyết tương đối tổng quát. Khi các nhà thiên văn phát hiện ra các sao neutron, pulsar và Cygnus X-1 - một lỗ đen trong hệ sao đôi, thì những tiên đoán về quá trình suy sụp hấp dẫn trở thành hiện thực, và khái niệm lỗ đen cùng với các thiên thể đặc chuyển thành lý thuyết miêu tả những thực thể đặc biệt này trong vũ trụ.
Theo lý thuyết, lỗ đen khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, chúng tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên theo thời gian. Cùng với quá trình hòa trộn và sáp nhập hai hay nhiều lỗ đen mà tồn tại những lỗ đen khổng lồ với khối lượng từ vài triệu cho đến hàng chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Các dự án khảo sát cho thấy đa phần tại trung tâm thiên hà lớn đều tồn tại ít nhất một lỗ đen khổng lồ.
Mặc dù theo định nghĩa nó là vật thể đen hoàn toàn hay vô hình, sự tồn tại của lỗ đen có thể suy đoán thông qua tương tác của nó với môi trường vật chất xung quanh và bức xạ như ánh sáng. Vật chất rơi vào lỗ đen hình thành lên vùng bồi tụ,[7] ở đây vật chất va chạm và ma sát với nhau, trở thành trạng thái plasma phát ra bức xạ cường độ lớn; khiến môi trường bao quanh lỗ đen trở thành một trong những vật thể sáng nhất trong vũ trụ. Nếu có một ngôi sao quay quanh lỗ đen, hình dáng và chu kỳ quỹ đạo của nó cho phép các nhà thiên văn tính ra được khối lượng của lỗ đen và khoảng cách đến nó. Những dữ liệu này giúp họ phân biệt được thiên thể đặc là lỗ đen hay sao neutron... Theo cách này, nhiều lỗ đen được phát hiện ra nằm trong hệ sao đôi, và tại trung tâm Ngân Hà có một lỗ đen khổng lồ với khối lượng xấp xỉ 4,3 triệu lần khối lượng Mặt Trời.[8]
Lý thuyết về lỗ đen, nơi có trường hấp dẫn mạnh tập trung trong vùng không thời gian nhỏ, là một trong số những lý thuyết cần sự tổng hợp của thuyết tương đối tổng quát miêu tả lực hấp dẫn với Mô hình chuẩn của cơ học lượng tử. Và hiện nay, các nhà lý thuyết vẫn đang trên con đường xây dựng thuyết hấp dẫn lượng tử để có thể miêu tả vùng kì dị tại trung tâm lỗ đen.[9] - (ngo ngoc cuong)
theo mình ngĩ đã có ai xác định cái vật hút đó là lỗ đen đâu, cái đó chỉ là giả thuyết đặt ra thôi, nhỡ đâu nó là một không gian dịch chuyển khác thì sao, các vật đi qua nó sẽ bị chuển qua chỗ khác - (do xuan liem)
có thể sau hố đen vũ trụ là một chiều không gian khác vói không gian chung ta sống. - (Minh Nguyễn Ngọc)
Lỗ đen được hình thành sau khi một ngôi sao lớn chết và khi mà ngôi sao chết đi thì ngôi sao đó sau một thời gian sẽ nổ và rồi hình thành ra lỗ đen - (sieutromkaitokid1412)
tôi không biết lỗ đen hình thành ntn. Nhưng tôi biết tại sao người ta gọi nó là lỗ đen, là tại vì bên trong nó tối thui không nhìn thấy gì nên người ta gọi nó là lỗ đen - (Vu)
Hiện nay khái niệm hố đen có tồn tại hay ko dg được xem xét lại. - (student)
lo den la mot truyen tong tran de di toi mot tinh ha khac ban ah - (phi thang teo)
Hố đen ( black hole) là cổng sang vũ trụ song song . t chắc chắn điều đó vì tôi đã bị hút vào 3 lần :)) - (Hoc Truong)
Tất cả là giả thiết... - (Đức)
có vụ nổ big bang thi se co lô đen vu tru goi la big meeting thui. Nhung ty ty nam nua moi xay ra. Va cư như vay ty ty nam nua lai co vu no bigbang. Đo goi la vong luan hoi. Ma tam cua vong luân hoi là kim cương? Yes or no? Nghiên cứu đi. Bai toán này moi cac nha khoa hoc hay chứng minh hộ cái! He he - (hoangtoan.hoang hoang)
Ban mỹ anh nói khá chi tiết, mình bổ sung thêm là để có một vụ nổ siêu tân tinh thì sao đó phải lớn hơn măt trời ít nhất 30 lần và vụ nổ chỉ xảy ra khi ngôi sao đó đạt được mức là tổng hợp được ntố sắt, chứ mấy sao cỡ mt chi tổng hợp được tới cacbon thôi a - (học hỏi)