25/05/2017, 09:52

Bình luận về tinh thần dũng cảm – Văn mẫu lớp 12

Đánh giá bài viết Bình luận về tinh thần dũng cảm – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Bác Hồ đã dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đó là ba phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ chúng ta. Trong bài văn này, tôi chỉ bàn về ...

Đánh giá bài viết Bình luận về tinh thần dũng cảm – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Bác Hồ đã dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đó là ba phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ chúng ta. Trong bài văn này, tôi chỉ bàn về tinh thần dũng cảm, lòng dũng cảm. Vậy thế ...

Bình luận về tinh thần dũng cảm – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Bác Hồ đã dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đó là ba phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ chúng ta.

Trong bài văn này, tôi chỉ bàn về tinh thần dũng cảm, lòng dũng cảm.

Vậy thế nào là dũng cảm? – Trước hết phải hiểu thế nào là dũng? – Dũng là sức mạnh và tinh thần trên hẳn mức bình thường, tạo khả năng đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm nên những việc nên làm. Dũng thường đi đối với trí, để có trí dũng song toàn; cũng trường hợp hữu dũng vô mưu.

Dũng cảm nghĩa là có dũng khí dám đương đầu với chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm. Trong ngôn ngữ dân tộc ta có những từ ngữ gần nghĩa với dũng cảm là: dũng khí, dũng mãnh, quả cảm, dùng sĩ, dùng tướng… Đó là những từ cùng trường từ nghĩa..

Dũng cảm được thể hiện ở tinh thần và hành động. Không sợ khó, sợ khổ, sợ hi sinh, là tinh thần dũng cảm. Dám đối mặt với mọi thách thức, không lùi bước trước mọi khó khăn nguy hiểm là dũng cảm. cổ ngữ có câu ca ngợi những con người chân chính là: “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Dám nhìn thẳng vào sự thật, dám nói lên sự thật với động cơ tốt đẹp là dũng cảm. Dám xông vào nơi nguy hiểm, xông vào rừng tên biển giáo của quân giặc để chiến đấu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng… là hành động dũng cảm. Chiến đấu hi sinh đến giọt máu cuối cùng, bắn đến viên đạn cuối cùng là hành động dũng cảm.

Tình cảm yêu nước đã phát huy cao độ tinh thần dũng cảm của nhân dân ta tạo thành khí phách anh hùng, chủ nghĩa anh hùng. Tố Hữu đã có những vần thơ thật đẹp. thật hay ca ngợi truyền thống cao quý của dân tộc:

Dân ta gan dạ anh hùng

Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn

Các chiến sĩ Điện Biên trải qua 55 ngày đêm trong mưa bom bão đạn của giặc Pháp, đã “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, đã “lấy lưng chèn pháo”, đã “thân chôn làm giá súng, đầu bịt lỗ châu mai”, … đem máu xương và chí khí dũng cảm lập nên chiến công “chấn động địa cầu”. Bài ca Điện Biên là bài ca yêu nước, lòng dũng cảm, chí khí anh hùng của quân đội ta, nhân dân ta, của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Các trang sử vàng, các chiến công chói lọi của dân tộc ta từ xưa tới nay như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử… đều được làm nên bằng máu xương, băng truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm của bao thế hệ, của triệu triệu con người Việt.

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn biểu lộ một ý chí căm thù sôi sục lũ giặc Nguyên Mông, một tinh thần dũng cảm chiến đấu quvết xả thân trên chiến địa để bảo vệ sơn hà xã tắc. Hơn 700 năm đã trôi qua, tiếng hịch vẫn bừng bừng khí thế “Sát Thát"; “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chí căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng’’.

Bình Ngô đại cáo cùa Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca của dân tộc ta trong thế kỉ XV. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân Lam Sơn đã tạo nên khí phách anh hùng quyết thắng:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Đánh một trận, sạch không kình ngạc.

Đánh hai trận, tan tác chim muông

Văn thơ yêu nước và cách mạng nói nhiều đến lòng kiên trung, ý chí sắt đá, lòng dũng cảm của các nhà chí sĩ, chiến sĩ, quyết “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” (Phan Bội Châu). Họ hiên ngang trước xà lim, máy chém của quân thù. Trước mọi thứ thách nặng nề của chốn lao tù đế quôc, người chiến sĩ cách mạng vẫn bất khuất hiên ngang:

Kiên trì và nhẫn nại,

Không chịu lùi một phân,

Vật chất tuy đau khổ,

Không nao núng tinh thẩn.

Tinh thần dũng cảm, lòng dũng cảm không chỉ được thế hiện trong chiến đấu, trước thứ thách giữa cái sống và cái chết, giữa bại và thắng, giữa nhục và vinh, mà còn được biểu hiện trong sinh hoạt đời thường. Biết nhận ra thiếu sót, khuyết điểm, lỗi lầm của mình, đế sửa chữa, đế khắc phục tự vươn lên, hoàn thiện nhân cách của mình là dũng cảm.

Dũng cảm nhìn thấy điếm yếu của mình là một việc làm không đơn giản vì sợ mất uy tín trước đồng loại, vì mang tâm lí “dại gì tự vạch áo cho người xem lưng!" Trong học tập, ta thường bắt gặp cậu học trò này dấu dốt, cô nữ sinh kia dấu dốt, nhưng chỉ vì thiếu tinh thần dũng cảm mà không có tinh thần nỗ lực vươn lên.

Trái với tinh thần dũng cảm là gì? – là sợ sệt, là run rợ, khiếp sợ, khiếp đảm, là phách lạc hồn xiêu, là bạt vía kinh hồn… Trong xã hội,, những kẻ tham sống sợ chết là loại người hèn nhát, thường bị đối phương lợi dụng. Loại người ngày khi đứng trước mọi nguy hiểm chết chóc sẽ trở thành kẻ đầu hàng phản bội.

Rèn luyện tinh thần dũng cảm không hề đơn giản. Dân ta có câu: “Có gan đi lính, giỏi tinh đi buôn”, gan là gan góc dũng cảm. Phải xông pha, vật lộn với cuộc sống, có vào sinh ra tử chiến đấu, dám xả thân vì việc nghĩa, biết rèn luyện ý chí như tôi thép qua lửa đỏ, và phải trải qua nhiều thời gian năm tháng mới có thể hình thành phẩm chất đức tính cao quý đó.

Những tấm gương ngời sáng như Lê Văn Tám, Kim Đồng, Vừ A Dính, Phạm Ngọc Đa… là những thiếu niên anh hùng dũng cảm. Những người bắt cướp hoặc băng qua dòng nước lũ để cứu tài sản và tính mạng của nhân dân là những tấm gương dũng cảm, giàu đức hi sinh được ca ngợi.

Những tấm gương dũng cảm ấy mãi mãi sáng ngời trong cuộc đời và sử sách, để tuổi trẻ chúng ta noi gương học tập. Tinh thần dũng cảm khi được nâng cao sẽ trớ thành bản lĩnh, khí phách: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" như của các chiến sĩ cảm tử quân Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến (20-12-1946).

Bàn về tinh thần dũng cảm, ta ghi nhớ sâu sắc vào lòng, ta mãi mãi ngưỡng mộ những chiến sĩ yêu nước của dân tộc ta đã nêu cao khí tiết lẫm liệt trước mọi kẻ thù tàn bạo: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”.

Bình luận về tinh thần dũng cảm – Bài làm 2

Mỗi ai trong chúng ta đều có những ước mơ, lí tưởng sống khác nhau. Dù khác nhau nhưng chúng đều có những nét đẹp khó có từ nào có thể diễn tả nổi. Ước mơ, lí tưởng sống là đẹp như thế nhưng con đường đi đến ước mơ, thực hiện lí tưởng có dễ dàng không. Thật sự là không và hành trang đầu tiên để bắt tay vào thực hiện ước mơ chính là lòng dũng cảm.

Vậy lòng dũng cảm là gì và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy? Lòng dũng cảm là dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và rất gian nan, là không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua bao sóng gió của cuộc sống. Đất nước Việt Nam có bao tấm gương về lòng dũng cảm nhưng lòng dũng cảm chúng ta đang và sẽ đề cập đến là lòng dũng cảm trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Cuộc sống vốn có những khó khăn, thử thách cả thất vọng, nỗi buồn. Vậy nên trong chúng ta rất cần có lòng dũng cảm để vượt qua, để luôn là chính mình và để không có bất cứ điều gì có thể che khuất ước mơ, lí tưởng, hoài bão của chúng ta. Người ta thường nói hạnh phúc là thực hiện được những ước mơ, mong muốn, khát vọng. Vậy hạnh phúc chỉ đến với những người có lòng dũng cảm. Dũng cảm làm theo tiếng gọi thực hiện ước mơ của trái tim, dũng cảm nhìn nhận những lỗi lầm để rút kinh nghiệm và còn phải dũng cảm để tiếp bước trên con đường đi đến ước mơ, hoài bão. Nói như vậy thì cuộc sống hạnh phúc mới phức tạp, gian nan và nhiều chông gai làm sao. Tôi cũng đã có lần nghĩ như vậy nhưng lại tự hỏi mình có thật sự mong muốn có một cuộc sống bình yên, không bao giờ gặp chông gai, sóng gió trong cuộc sống. Và cuối cùng câu trả lời của tôi lại là không, thật lạ kì làm sao! Vì tôi biết nếu cuộc sống của tôi là một con đường dài, luôn được trải đầy hoa hồng thì cuộc sống sẽ nhạt nhẽo và tôi có thể trở thành một người ngu dốt nhất thế giới. Lí do là vì tôi chẳng bao giờ bị va chạm để lớn khôn. Tôi không bao giờ cho rằng mình đã ở trên đỉnh của sự thành công, tôi luôn muốn tiếp tục dũng cảm tiếp bước mỗi ngày để có thể thực hiện hết ước mơ này đến hoài bão kia. Dù ít hay nhiều, chắc chắn là ai cũng vấp ngã. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta là những con người dũng cảm nhưng chúng ta chưa nhận thấy. Ví dụ như khi bé, chúng ta tập đi những bước đầu tiên và thường ngã lên ngã xuống, khi ngã rồi thì chúng ta đã không ngồi luôn một chỗ mà lại dũng cảm đứng lên đi tiếp. Vậy chúng ta mới có thể đi được. Vậy lòng dũng cảm đã được ông trời ban sẵn trong lòng tất cả chúng ta. Tại sao chúng ta không làm nó bùng cháy dậy, làm cho ngọn lửa của lòng dũng cảm luôn cháy trong mỗi trái tim chúng ta để không có thử thách, chông gai nào có thể làm chúng ta gục ngã. Con đường đi đến ước mơ của mọi người không bao giờ giống nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là không con đường nào bằng phẳng cả. Chính lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta dám đối mặt với những thăng trầm trên con đường theo đuổi ước mơ, chính lòng dũng cảm cho ta biết những sai phạm của chính bản thân, chính lòng dũng cảm giúp ta vươn lên, khẳng định mình,… Lòng dũng cảm rất cần trong mỗi con người. Tự đáy lòng mỗi người đều tồn tại một khát vọng. Trên đường thực hiện khát vọng ai ai cũng gặp chông gai và những người không có lòng dũng cảm sẽ không thể thực hiện được khát vọng tự đáy lòng mình, hoài bão bị chôn vùi vì trước những khó khăn ấy, họ đã chọn một quyết định sai. Đó là không dũng cảm vượt lên, phó thác cho số phận, trốn tránh khó khăn, tự than thân trách phận để rồi gục ngã trong cơn giông tố của cuộc đời. Tóm lại, chúng ta phải dám nghĩ dám làm, không để ước mơ, khát vọng, hoài bão bị chôn vùi. Dũng cảm vượt lên bao chông gai để ước mơ trở thành hiện thực.

Nếu chưa biết mục đích và ước mơ thì dũng cảm, mạnh dạng vẽ ra con đường đi đến ước mơ. Nếu đã có mục đích, ước mơ thì dũng cảm thực hiện và dũng cảm đứng dậy, không sợ thất bại trên con đường mà mình đã chọn..

Bình luận về tinh thần dũng cảm – Bài làm 3

Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trở thành con bướm bíêt bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày để thành cây cứng cáp. Những thử thách đã làm nên giá trị của sự thành công và ta sẽ không thể vượt qua được những thử thách ấy để thành công nếu không có  lòng dũng cảm.

Dũng cảm là dám đương đầu với mọi khó khăn, gian lao vất vả, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì công l‎‎í, không sợ hãi, hèn yếu mà bỏ cuộc;dám vượt qua mọi thử thách, thậm chí là giới hạn của chính mình, chiến thắng bản thân để hoàn thành mục đích đề ra.

Dũng cảm là một đức tính cao đẹp, vô cùng cần thiết, luôn được đề cao từ xưa đến nay. Thế nên mới nói, dũng cảm ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi còn người. Lòng dũng cảm giúp  ta chấp nhận hậu quả sau mỗi quyết định, dám đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, đương đầu với những nỗi khổ đau và quan trọng hơn hết là tạo cho ta sức mạnh để chiến thắng chính mình, vượt qua số phận mà đến với thành công. Không chỉ vậy, lòng dũng cảm còn là động lực giúp ta đứng lên bảo vệ công lí, động cơ nâng cao tình thần tương thân tương ái giữ người với người và cuối cùng nâng cao hơn là tình yêu Tổ quốc. Ta có thể thấy dù trong thời kì nào đi chăng nữa thì luôn có sự hiện diện của lòng dũng cảm. Thời xưa thì có Trần Bình Trọng thà “ làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”, thời chống Pháp, chống Mỹ thì có anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng để đoàn quân tiến về phía trước hay các cô gái Ngã ba Đồng Lộc không ngại hiểm nguy phá đá mở đường cho đoàn xe tiến tới.Và trong cuộc sống hiện nay của thời kì đổi mới, lại cũng có không ít những tấm gương về lòng dũng cảm vô cùng đáng khâm phục như các bác xe ôm Võ Việt Cường ở chợ Tân Định tay không bắt cướp, cậu học trò Phạm Văn Phong cứu sống cả ba  người bị chết đuối trong lúc đang đi bắt ốc trên ghe ,… Bởi vậy nếu nói rằng  lòng dũng cảm quả thực trở thành phẩm chất tạo nên những bậc anh hùng thì quả thực không sai.

Lòng dũng cảm cần thiết là vậy nhưng đáng buồn thay khi cũng vẫn còn đó những con người hèn nhát nhu nhược. Họ mới gặp chút khó khắn đã sớm chán nản,thoái lui rồi càn dấn sâu vào con đường sai trai hay tự kết liễu đời mình như những trường hợp tự tử vì thi rớt đại học hay thất tình mà ta vẫn thường nghe thấy trên báo đài.Bên cạnh đó, ta cũng cần phân biệt lòng dũng cảm thực sự với sự bồng bột liều lĩnh nhất thời hùa theo những điều sai trái, bất chấp lời khuyên răng của mọi người để rồi không chỉ hại người mà còn hại đến mình.

Vậy làm sao để rèn luyện được lòng dũng cảm?Thế nên học sinh chúng ta cần phải có đủ bản lĩnh, không sợ hãi khi đối đầu với khó khăn mà và cố gắng học tập thật tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chúng ta cần rèn luyện lòng dũng hằng ngày, từ những việc nhỏ nhất.

Người có lòng dũng cảm, dám hy sinh lợi ích cá nhân của mình đấu tranh vì lợi ích chung của cộng  đồng xã hội sẽ được mọi người kính trọng mến phục. Do đó, ngày nay thì tuổi trẻ chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện cho mình lòng dũng cảm, cùng với các đức tính khác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày càng hoàn thiện bản thân,sớm trở thành một người thành công,công dân tốt phục vụ cho xã hội, cho đất nước.

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn ý thức trách nhiệm và dũng cảm nhận lỗi

Bài viết liên quan

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0