25/05/2017, 09:51

Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Văn mẫu lớp 12

Đánh giá bài viết Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương Vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng, vô cùng thiết yếu đối với mọi người, đối với cộng đồng. Câu chuyện cổ “Ba ông thầy thuốc giỏi”, nhiều người đã biết: thầy Sạch ...

Đánh giá bài viết Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương Vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng, vô cùng thiết yếu đối với mọi người, đối với cộng đồng. Câu chuyện cổ “Ba ông thầy thuốc giỏi”, nhiều người đã biết: thầy Sạch sẽ được xếp thứ nhất, đứng trước hai ông thầy Điều độ và thầy Thể thao. Qua đó, ta càng hiểu rõ vấn đề ...

Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương

Vệ sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng, vô cùng thiết yếu đối với mọi người, đối với cộng đồng. Câu chuyện cổ “Ba ông thầy thuốc giỏi”, nhiều người đã biết: thầy Sạch sẽ được xếp thứ nhất, đứng trước hai ông thầy Điều độ và thầy Thể thao. Qua đó, ta càng hiểu rõ vấn đề vệ sinh quan trọng như thế nào?

Vậy, thế nào là vệ sinh – Vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Nói một cách khác, đó là lối sống, lối sinh họat rấl sạch sẽ và văn minh, không bẩn thiu, bừa bãi.

Có hai thứ vệ sinh: vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng. Vệ sinh cá nhân là cách sống sạch sẽ, văn.minh gắn liền với sinh họat hằng ngày của mỗi người như ăn, ngủ, tắm giặt, đại tiểu tiện, v.v… Đánh răng, rửa mặt, lắm rứa sao cho sạch sẽ, thơm tho là vệ sinh. Áo quần phải giặt, phơi sạch sẽ, khô ráo. Phải thường xuyên gội đầu. Giường, chiếu, chăn. màn phải sạch sẽ. Nhà cửa phải thoáng đãng, phải quét dọn thường xuyên. Nồi, niêu, mâm, bát, đũa, phải lau rửa sạch sẽ. Nơi tiểu tiện, đại tiện phải hết sức sạch sẽ.

Vệ sinh cá nhân thể hiện cách sống sạch sẽ, văn minh, khoa học… của mỗi người. Bán thỉu, hôi hám, đầu tóc, áo quần đầy chấy rận,… sao gọi là sống có vệ sinh?

Tục ngữ có câu: “Sạch nhà thì mát, sạch bát thì ngon” đã nêu lên bài học vệ sinh cho mỗi người.

Vệ sinh cá nhân chưa đủ mà còn phải biết giữ gìn vệ sinh công cộng. Trường học, bệnh viện, dường phố, nhà ga, bến xe, công viên,… là những nơi mà bất cứ ai cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ giữ gìn vệ sinh. Hiện tượng xả rác, vứt túi ni-lông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng không chi làm mất vệ sinh mà còn biểu hiện một nếp sống thiếu văn minh lịch sự.

Đến Văn miếu Quốc từ giám, quanh Hồ lầy, Hồ Gươm, vườn hoa… ta vẫn thấy nhiều rác, nhiều túi ni-lông, vứt ngốn ngang, la liệt, trôi lềnh bênh. Thật mất vệ sinh và mĩ quan công cộng.

Tại sao phải giữ gìn vệ sinh? Giữ gìn vệ sinh là để giữ gìn sức khoẻ, là đổ bảo vệ môi sinh, môi trường “xanh, sạch, đẹp”, để được sống văn minh, tiến bộ, khoa học. Đường phố chật chội, đầy bụi khói, tắc ùn xe cộ, cống rãnh đen ngòm, hôi thếi, tù đọng là hiện tượng đáng sợ khi ta nghĩ đến hai tiếng “vệ sinh”!

Xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hoá mới, con người mới, xây dựng nông thôn mới… không thể không quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Nhiều người còn cảnh báo về vệ sinh thực phẩm, v.v…

Mỗi khi dịch bệnh lây lan, nghĩ đến vệ sinh, đến bệnh viện, thuốc men,… ai cũng cảm thấy sợ, thấy rùng mình.

Tóm lại, muốn sống vui, sống khoẻ, sống văn minh chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh. Học sinh phải biết giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học sao cho thật sạch, thật đẹp.

Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Bài làm 2

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải biết giữ gìn vệ sinh.

Vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Sống sạch sẽ. khoa học và văn minh là cách sống vệ sinh.

Vệ sinh bao gồm: vệ sinh thân thể, ăn ở vệ sinh, ăn uống vệ sinh; vệ sinh trong sinh hoạt, vệ sinh trong lao động, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường. Đó là những điều mà ai cũng cần biết, cần thực hiện, cần giữ gìn khi nói tới vấn đề vệ sinh.

Rửa tay bàng xà phòng trước khi ăn uống. Đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Thường xuyện tắm rửa, gội đầu, giặt giũ áo quần sạch sẽ. Không ăn quá no, không nghiện ngập, không rượu chè bê tha. Biết ăn, ngủ, chơi bời, học hành, lao động có điều độ. Sống như thế là biết giữ gìn vệ sinh. Nhà ở, cơ quan, trường học, bệnh viện…. phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp. Chúng ta nên nhớ câu tục ngữ “nhà sạch thỉ mát, bát sạch thì ngon cơm”.

Vệ sinh cá nhân chưa đủ mà còn phải biết giữ gìn vệ sinh chung như góp phần gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp. Không xả rác lung tung. Không khạc nhổ, phóng uế bừa bãi. Không làm ô nhiễm bầu khí quyển, làm ô nhiễm sông hồ, nguồn nước. Phải biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng như trường học, bệnh viện, phố xá. công viên, các di tích lịch sử, văn hóa…

Học hành cũng phải biết giữ gìn vệ sinh, từ cách đọc sách, học bài đến cách ngồi, cách viết. Tại sao có nhiều học sinh bị cận thị? Tại sao có nhiều học sinh hay ốm vặt, hav uể oải, chóng mặt? Tại sao có nhiều thanh thiếu niên thân thể bẩn thỉu, tóc tai bù xù, áo quần luộm thuộm?…

Có người phàn nàn văn hóa công cộng của dân ta còn thấp kém. Họ chê một số người không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, hay khạc nhổ, xả rác bừa bãi.

Giữ gìn vệ sinh chung để được sống khỏe, sống đẹp, sống có văn hóa. Giữ gìn vệ sinh là vấn đề thiết thực đối với mọi người. Học sinh phải biết thực hiện lời Bác Hồ đã dạy “Giữ gìn vệ sinh thật tốt".

Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Bài làm 3

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ.

Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,…để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng – xanh – sạch – đẹp.

Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Dàn ý

1. Mở bài:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Để xây dựng một lối sống lành mạnh, một môi trường sống sạch sẽ, văn minh mỗi cá nhân phải phải có ý thức giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh.

2. Thân bài:

* Giải thích: Ý thức giữ gìn vệ sinh là gì? Giữ gìn vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ của bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Giữ gìn vệ sinh bao gồm hệ thống các hoạt động diễn ra liên tục và xuyên suốt cuộc đời con người.

 * Tại sao sống phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ?

Đối với bản thân học sinh:

– Việc giữ gìn vệ sinh thân thể tốt giúp học sinh giảm bệnh tật, tăng cường sức khỏe, tạo nên niềm vui tích cực trong học tập và trong đời sống.

– Người biết giữ gìn vệ sinh thân thể tốt sẽ tạo nên nếp sống lành mạnh, được tôn trọng, yêu thương và tin tưởng, dễ thành công trong cuộc sống.

– Biết giữ gìn vệ sinh thân thể giúp học sinh phát triển nhân cách tốt đẹp, hoàn thiện bản thân, hướng đến chân thiện mỹ, rời xa cái xấu, cái ác.

– Người biết giữ gìn vệ sinh thân thể sẽ trở thành tấm gương tốt cho người khác noi theo.

– Một thân thể chỉ khỏe mạnh chỉ khi được chăm sóc và giữ gìn sạch sẽ. Lối sống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ thể hiện con người văn minh trong một xã hội tiến bộ.

Đối với môi trường xung quanh:

– Việc giữ gìn vệ sinh trường lớp sẽ khiến cho quang cảnh sạch đẹp, tiêu trừ mầm bệnh, không mùi hôi thúi, tạo không gian trong sạch, lành mạnh góp phần bảo vệ sức khỏe học sinh và tăng cường hiệu quả, chất lượng học tập.

– Nếu môi trường sống được làm vệ sinh sạch sẽ, không còn rác thải, chất bẩn, chất độc hại sẽ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn, sức khỏe con người được bảo vệ. Có ý thức giữ gìn môi trường sống sạch sẽ sẽ tạo nên lối ứng xử tích cực, văn hóa lành mạnh, xã hội văn minh, tiến bộ.

– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ là góp phần xây dựng quê hương đất nước.

* Học sinh cần phải giữ gìn vệ sinh như thế nào?

Đối với bản thân học sinh:

– Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, chân tay; tuân thủ nghiêm khắc các quy định vệ sinh chân, tay, miệng của y khoa.

– Giữ gìn áo quần sạch đẹp, không bôi bản hoặc làm lấm bẩn quần áo. Thay quần áo thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Ăn mặc phải gọn gàng, sạch đẹp, không nên cầu kì, kiểu cách.

– Không nên để tóc quá dài, thường xuyên cắt móng tay, móng chân và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, khi đi ngủ hoặc sau khi đi vệ sinh bằng các loại nước diệt khuẩn. Hói quen này phải được duy trì thường xuyên.

– Các dụng cụ học tập phải được chùi rửa, sử dụng và bảo quản cẩn thận để tránh bị nhiễm khuẩn.

– Không nên ăn các thức ăn không có nguồn gốc hoặc không đảm bảo vệ sinh được bày bán trên đường phố. Hãy tập thói quen ăn uống lành mạnh.

Đối với môi trường xung quanh:

– Luôn có ý thức bảo vệ môi trường lớp học, trường học, nhà ở và môi trường xung quanh.

– Không nên xả rác bừa bãi, bôi bẩn bàn ghế hay vứt những phế phẩm hôi thối hay đọc hại ra môi trường.

– Mỗi học sinh có trách nhiệm nhắc nhở hoặc khiển trách những hành vi xâm hại đến môi trường sống của cộng đồng.

– Tuyên truyền, cổ động về ý thức giữ gìn vệ sinh trong trường học và địa bàn nơi sinh sống, tạo nên nếp sống sạch sẽ, văn minh và tiến bộ.

3. Kết bài:

Giữ gìn vệ sinh là trách nhiệm của mọi người để giữ gìn và xây dựng môi trường sống tốt đẹp. Hãy cùng nhau góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng cuộc sống an toàn chung của cả cộng đồng.

Bài viết liên quan

0