25/05/2017, 09:52

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Văn mẫu lớp 11

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Theo thống kê của các chuyên ...

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Theo thống kê của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ...

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Theo thống kê của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn bởi những thiệt hại mà nó mang lại như: tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, để lại những vết thương lòng không thể nào nguôi cho những người còn sống, tạo nên sự đỗ vỡ trong gia đình.

Trong bản tin thời sự mỗi ngày đã dành riêng thời lượng phát sóng về bản tin an toàn giao thông để thông báo số vụ tai nạn, số người chết và bị thương trong ngày. Mỗi ngày ở nước ta ước tính có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông. Chúng ta làm một phép tính nhân, một năm có 365 ngày khi nhân lên với con số 30 sẽ là 11.000 người chết. Có thể nói đây là con số rất kinh khủng nhìn lại chúng ta không khỏi giất mình. 

Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống của biết bao người, để lại nỗi đau thương và những gánh nặng về kinh tế dai dẳng cho rất nhiều gia đình và xã hội. Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, hậu quả của nó có thể nói ghê ghớm hơn bất cứ tai họa nào, thậm chí ngay cả chiến tranh, thiên tai, hay dịch bệnh… cũng không “giết người” nhiều bằng tai nạn giao thông.

Đứng trước những thực trạng về tình hình giao thông hiện nay, để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông nhà nước đã ban hành Luật Giao thông và những nghị định về an toàn giao thông một cách khắt khe hơn, xử phạt nặng về kinh tế các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, nhà nước ta cũng xây dựng và cải tạo nhiều công trình giao thông, nhằm cải thiện các phương tiện giao thông trên nhiều trục đường quốc lộ, tỉnh lộ và nội thành…

Theo số liệu thống kê tai nạn giao thông trong một vài năm gần đây có giảm đi, nhưng không đáng kể. Nhưng thực tế những con số thống kê cũng không phải là kết quả chắc chắn. Bởi hàng giờ, hàng ngày vẫn có những vụ va chạm gây người chết, người bị thương hai bên thương lượng với nhau…Bản tin thời sự hàng ngày vẫn đăng những vụ tai nạn thảm khốc, thương tâm khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng lo sợ mỗi khi ra ngoài đường.

Vậy nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng là do đâu? Câu hỏi này là của tất cả mọi người, nó bắt nguồn đầu tiên là nhu cầu đi lại của chúng ta kéo theo sự gia tăng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều với tốc độ nhanh chóng.

Thứ hai là do dân số tăng, dẫn đến lượng người tham gia giao thông cũng tăng lên.

Nguyên nhân thứ ba là việc phát triển hạ tầng phục vụ giao thông đi lại dù được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu và nhịp sống của xã hội hiện đại, đường tuy mở rộng nhưng lượng người không giảm đi do vậy đường sá vẫn chật hẹp, lượng xe có trọng tải lớn lưu thông nhiều nên đường sá mau chóng xuống cấp, hư hỏng.

Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân quan trọng nhất là sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông. Sự thiếu hiểu biết về luật giao thông, thiếu văn hóa, thiếu ý thức, tính tình nóng nảy, thô lỗ… dễ trở thành “những hung thần trên đường phố”. Người đi đường dù cận thận đến mấy, nhưng khi gặp họ thì cũng khó tránh khỏi tử thần.
Tai nạn giao thông là nỗi kinh hoàng của gia đình và xã hội vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay? Để làm được điều này đòi hỏi mọi người phải cùng nhau chung tay góp sức xây dựng mới thành công được.

Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.

Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.

Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay.

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 2

Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…

Một mặt, đó là chất lượng đường sá kém và nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng. Mặt khác chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia giao thông dễ gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.

Hàng năm, nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đồng để nâng cấp các cơ sở giao thông, đường sá cầu cống phục vụ cho việc đi lại an toàn ở mọi nơi. Nhưng số tiền đó lại không được dùng hết, vậy thì nó rơi vào đâu? Phải chăng, số tiền đó đã rơi vào túi những kẻ rút lõi công trình, rút lõi vật tư để làm giàu cho mình. Đó là những kẻ vô lương tâm vì lợi ích bản thân mà quên đi sự an toàn chung cho xã hội.

Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, @, FX500 phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt. Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn, tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.

Một số các yếu tố sau đây có thể giải thích được tình trạng tai nạn giao thông ở mức cao cả ở trẻ em và trong toàn dân như: sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông; sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông; sự hiểu biết còn hạn chế về các hành vi lái xe an toàn; số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định; họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được; môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo giao thông và các khu vực an toàn cho người đi bộ; việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm sản xuất trong nước với chất lượng tốt; chấp hành luật lệ giao thông còn kém…

Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình đã bao giờ vi phạm lỗi giao thông không! Có bao giờ gây tai nạn giao thông không! Tất nhiên là có, không ai mà chưa bao giờ vi phạm lỗi giao thông dù đó chỉ là một lỗi nhỏ nhất, nhưng qua mỗi lần như vậy chúng ta phải biết nhìn nhận và rút kinh nghiệm để lần sau không tái phạm và mỗi học sinh chúng ta phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn. Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài làm 3

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế – xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?

Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những n tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn r không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không c do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ c' văng tục, gườm nhau… Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông kh đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ờ các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.

Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang đ tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì… 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,… và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.

Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhắm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức” mỗi khi tham gia giao thông.

Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường – đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.

Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải – trái, đúng – sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cán phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.

Từ khóa tìm kiếm

  • tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành đông để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Bài viết liên quan

0