25/05/2017, 09:51

Suy nghĩ về câu nói: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Văn mẫu lớp 12

Đánh giá bài viết Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, ...

Đánh giá bài viết Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng ...

Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Ai cũng có mồm để ăn nói, có tai để nghe. Nói như thế nào, nghe như thế nào, là cả một nghệ thuật sống trong giao tiếp hằng ngày, trong ứng xử giữa người với người trong cộng đồng.

Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông (346-264 trước Công nguyèn) với một người bẻm mép là một lời khuyên sâu sắc để chúng ta ghi lòng và suy nghĩ: “Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”.

Câu nói trên đây của Dê-nông hướng tới kẻ bẻm mép. Kẻ bẻm mép còn gọi là kẻ trém mép, những kẻ nói hay mà ít làm, không chịu làm. Hai chữ “chúng ta” trong câu nói của Dê-nông như một lời tâm sự, một điều chiêm nghiệm nên không làm mất lòng đối với người đang đối thoại, dù đó là kẻ bẻm mép. Dê- nông đã từ một hiện thực cụ thể hiển nhiên là “chúng ta có hai tai và một mồm” đế rút ra một bài học, một chân lí, một lời khuyên giản dị mà sâu sắc: Ai cũng nên nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

Tại sao trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn và nói ít hơn? Kẻ bẻm mép thường ăn nói ba hoa, khoe mẽ; nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Ăn nói khoe khoang là bản tính của kẻ bẻm mép. Lúc giao tiếp, lúc đối thoại với bất cứ ai, kẻ bẻm mép bao giờ cũng vậy, ăn nói huyên thuyên, hết đưa xa cái lí lẽ này, lời bình phẩm nọ, tung ra mọi tin tức thông báo, rồi nhận xét, đánh giá. Anh ta cũng có hai tai đấy, nhưng không biết lắng nghe mà chỉ huyên thuyên khoe biết, khoe tài, khoe giỏi. Anh ta có biết đâu, nhưng người đang nghe anh ta nói khó chịu và coi thường anh ta.

Trong giao tiếp cần nghe nhiều hơn, nói ít hơn. Nói là để biểu đạt tình cảm, tư tưởng, nhận thức, sự hiểu biết của mình. Phải biết làm chủ bản thân mình nên phải nói ít. Biết mười nói một, làm nhiều nói ít là người khôn. Tục ngữ có câu:

– Người khôn nói ít làm nhiều,

Không như người dại lắm điều rởm tai.

– Khôn ngoan chẳng lọ nói nhiều,

Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.

Nói ít nghe nhiều lúc giao tiếp là thể hiện sự khiêm nhường, lịch sự, đức tính chín chắn. Ngay cả lúc tranh luận, bàn cãi bất cứ về chuyện gì, ta cũng phải làm chủ thái độ, làm chủ ngôn ngữ, đừng cướp lời, đừng đỏ mặt tía tai, đừng vừa nói, vừa vung tay! Nói ít nghe nhiều thì mới học được điều hay, điều tốt đẹp. Ông bà, cha mẹ thường dạy bảo con cháu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Học ăn. nói. gói, mở., để ứng xứ, để giao tiếp, để tu dưỡng nhân cách, đạo đức, trình độ học vấn của mỗi người. Trong, giao tiếp, bất cứ ai cũng vậy, nên nói ít nghe nhiều, phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Nghe nhiều, nói ít mới đúng là người có nhân cách văn hóa.

Đó đây trong nhà trường, ở đường phố, trên báo chí; .. ta thường bắt gặp những kẻ đa sự, nói nhiều. Có kẻ nói nhiều đã trở thành bệnh lí, có tật. Kẻ bẻm mép có biết đâu bị thiên hạ cười chê. Nói dài, nói dai, nói dại: Đất xấu trồng cây khấng khiu / Những người thô tục nói điều phàm phu – những lời châm biếm ấy của dân gian hình như những kẻ bẻm mép chưa bao giờ được nghe, chưa hao giờ được nghĩ tới.

Trong xã hội mới, trong nền kinh tế tri thức, bài học nghe nhiều, nói ít vẫn rất thiết thực và bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng ta. Học cho rộng, suy cho kĩ, nghĩ cho sâu mới là con người mới. Nói và làm phải đi đôi với nhau, cổ nhân đã từng lưu ý: “Ngôn quá kì hành, bất khả trọng dụng”, nghĩa là nói nhiều hơn làm. không dùng việc lớn được. Ngày nay, việc lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không thể dùng được những kẻ bẻm mép nói nhiều hơn làm.

Sau hơn hai nghìn năm, câu nói trên đây của nhà triết học Hi Lạp Dê-nông vẫn còn nguyên giá trị. Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm. Nhắc lại câu nói của Dê-nông, làm theo câu nói của Dê-nông là để sống đẹp.

Suy nghĩ về câu nói khi nhà triết học Hi Lạp Dê-nông nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Bài làm 2

1. Mở bài

– Nghe nhiều hơn và nói ít hơn là một lời khuyên đẹp, một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Nói ít, nghe nhiều, làm giỏi là thước đo giá trị và nhân phẩm.

– Câu nói của nhà triết học Hi Lạp Đê-nông với một người bẻm mép “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn” là một lời khuyên sâu sắc về nghệ thuật ứng xử giữa người với người trong cuộc sống.

2. Thân bài

a) Giải thích

–  Giải thích từ ngữ:

+ Tai: Cơ quan thính giác có chức năng thu  nhận âm thanh, tiếng động nên trở thành biểu tượng cho khả năng và nhiệm vụ tiếp nhận thông tin

+ Miệng: cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải ý nghĩ, cảm xúc thành lời nói nên trở thành biểu tượng cho nhu cầu biểu hiện, bộc lộ con người cá nhân của người nói

+ Hai tai và một miệng: là cấu trúc diện mạo tự nhiên của con người song khi gắn với ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh lại thể hiện một tương quan giữa nghe và nói

– Khái quát ý nghĩa của ý kiến: lời khuyên con người cần biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn

b) Bàn luận vấn đề

– Vai trò và mức độ cần thiết của việc nghe:

+ Tiếp nhận những thông tin, kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết. Nhận biết thái độ, cách đánh giá của người khác để tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân.  Hiểu rõ sự đa dạng phức tạp của cuộc sống để có cách ứng phó, xử lí đích đáng

+ Cần biết lắng nghe trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, tình huống khác nhau. Cần kết hợp với khả năng phân tích, chọn lọc để việc lắng nghe  thực sự có ích và ý nghĩa

–  Vai trò và mức độ cần thiết của việc nói

+ Hành vi thể hiện nhu cầu của bản thân. Bày tỏ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, quan điểm, cách nghĩ của cá nhân để người khác hiểu về mình và tạo mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa mình và người khác. Hành động có ý nghĩa tác động làm thay đổi nhận thức, quan niệm, tư tưởng của người khác.

+ Trong trường hợp có thể chắc chắn về tác dụng của việc nói hoặc có trách nhiệm bộc lộ ý kiến, quan điểm cá nhân thì việc nói là rất cần thiết. Khi mục đích của việc nói chưa thật rõ ràng, chính đáng, nội dung cần nói chưa được cân nhắc, chọn lọc sao có hiệu quả thì tốt nhất là nên cẩn trọng. Cần căn cứ vào hoàn cảnh, đối tượng, tính chất của quan hệ để xác định nội dung, cách thức và mức độ cần thiết của việc nói

– Tác hại của việc nói nhiều, nghe ít:

+ Khi nói quá nhiều ta sẽ không còn cơ hội để lắng nghe, hậu quả là tự mình thu hẹp khả năng tiếp nhận thông tin và hạn chế sự giao lưu đa chiều, sẽ dẫn đến lời nói thiếu chọn lọc, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng của lời nói, sẽ làm cho người nghe mệt mỏi, chán ngán và căng thẳng đầu óc, có hại cho các mối quan hệ của chính mình

+ Giảm cơ hội và khả năng tiếp nhận thông tin. Hạn chế tầm hiểu biết về con người và cuộc sống  xung quanh mình. Không tận dụng  được một kênh giao lưu tình cảm, tạo ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nói là cần thiết song nếu nói mà không làm sẽ gây mất niềm tin của người khác và tự hạ thấp giá trị  bản thân mình. Chỉ nói mà không biết lắng nghe sẽ tự cô lập mình và khiến bản thân mình nghèo đi cả về nhận thức, tình cảm và các cơ hội để tạo lập, củng cố những mối quan hệ giữa con người và cuộc sống.

3. Kết bài

– Cổ nhân đã từng lưu ý: “Ngôn quá kì hành, bất khả trọng dụng” (nói nhiều hơn làm, không dùng việc lớn được). Câu nói một lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong lời khuyên của Đê-nông. Dù ở thời nào, nói ít, nghe nhiều, làm giỏi vẫn là thước đo giá trị và nhân phẩm con người.

Từ khóa tìm kiếm

  • khi nhà triết học Hi Lạp Dê- nông nói với

Bài viết liên quan

0