Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Văn mẫu lớp 12
Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thanh Hóa Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ...
Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thanh Hóa Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được vào trường đại học ...
Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thanh Hóa
Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học.
Được vào trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng hết sức chính đáng của mỗi thanh niên, học sinh chúng ta, vì đó là môi trường học tập lí tưởng, nơi trang bị cho chúng ta những tri thức cơ bản, hiện đại để sau khi ra trường có khả năng thích ứng với các điều kiện công tác khác nhau. Không ai phủ nhận vai trò của trường đại học trong việc tạo dựng tương lai cho mỗi con người. Nhưng nếu cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai” thì lại không đúng. Sai lầm của câu nói chinh là đã tuyệt đối hóa việc học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. Ai không vào được dại học thì cuộc đời sẽ bỏ đi, tương lai sẽ mờ mịt.
Có đúng như vậy không? Hoàn toàn không phải. Học đại học là cần, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người. Thời đại ngày nay đã mở ra cho con người nhiều con đường học tập khác nhau, nhiều cách học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Đế lập thân, rất cần học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Để lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất và có tính chất quyết định hơn, như ý chí, nghị lực, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm… thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước đã có không ít người không qua trường đại học mà vẫn có phát minh sáng chế rất đáng ngợi ca. .Như vậy, “vào đại học” chỉ là một yếu tố, đúng hơn là một điều kiện để giúp con người lập thân. Không nên “thần thánh hóa" việc vào đại học như một “phép màu nhiệm” để có được tương lai. Học đại học mà không có các yếu tố khác trên đây thì cuộc đời chắc gì đã tốt đẹp? Thành ra, yếu tố quyết định nhất để tạo ra tương lai lại chính là con người chứ không phải trường đại học.
Câu nói trên đây, ngược lại, cho việc “vào đại học” là yếu tố quyết định, đã thể hiện một quan niệm học và lập thân theo kiểu cũ không phù hợp với thời đại ngày nay.
Suy nghĩ về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 2 của một nhà văn
Lại một mùa Tốt nghiệp, Đại học nữa lại đến. Năm ngoái, tôi cũng từng trải qua cảm giác này nhưng không căng thẳng như các em 98 đã chia sẻ vì với mình, đỗ Đại học tuy quan trọng thật đấy, nó quyết định tương lai của bạn, nghề nghiệp của bạn có thuận lợi hay không nhưng nó không phải là tất cả. Bản thân chúng ta chỉ có một nhưng con đường tương lai thì vô vàn chứ không phải duy nhất một cánh cổng Đại học. Hẳn là các em đã từng nghe câu: “Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công”. Đúng thế, quan trọng nhất là sức khỏe chúng ta, các em hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt, vì chỉ có vậy mới học tập tốt, làm việc tốt và có một cuộc sống tốt như các em hằng mong đợi.
Đa số những gì chúng ta học trên ghế nhà trường là những kiến thức hàn lâm, sách vở, có thứ có ích nhưng có thứ thì không áp dụng được vào thực tế nếu chúng ta không đi ra bên ngoài và trải nghiệm cuộc sống. Cuộc sống không có sách vở thì không thể được nhưng sách vở chỉ là những con chữ, con số vô nghĩa nếu chúng ta chỉ học mà không làm. Muốn thành công có nhiều cách hơn chúng ta tưởng. Vậy thế nào là thành công? Thành công không phải là cực kì giàu có, thành công không chỉ như vậy và cũng không nhất thiết phải như vậy. Thành công là khi chúng ta làm những thứ bằng sức lao động và trí óc của mình để đạt được mong muốn. Như vậy là thành công.
Tại sao lại đặt nặng tư tưởng vào một tấm bằng Đại học? Nó chỉ như một giấy chứng nhận về khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp để áp dụng trong tương lai. Các công ty có thể cần hoặc không cần một nhân viên có bằng Đại học, nhưng nó vẫn là một công cụ đắc lực của chúng ta. Không vì thế thì làm sao nhiều người phải kỳ công đi học như vậy được. Nhưng có những người không cần tấm bằng Đại học, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 hoặc thậm chí cấp 2, họ tin tưởng vào lý tưởng của mình và đi theo con đường riêng của họ. Họ lao đầu vào kinh doanh, thất bại liên tục nhưng không hề nản chí, có thể hàng chục năm sau họ mới có thể đạt thành công nhưng dù sao thì cuối cùng họ vẫn thành công.
Như Bill Gates – nhà sáng lập tập đoàn phần mềm máy tính lớn nhất thế giới Microsoft hay Mark Zerkebergge – nhà sáng lập mạng xã hội nổi tiếng Facebook, rồi Einstein – vị bác học vĩ đại nhất thế giới cũng từng bị đuổi ra khỏi trường Đại học. Điển hình, ở Việt Nam có ông Đoàn Nguyên Đức – chủ tịch công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng từng trượt Đại học. Ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công. “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.
Không có bằng Đại học, có thể họ rất khổ cực để thành công. Nhưng đó là lựa chọn của họ và họ yêu công việc của họ. Có thể kể đến những nông dân làm giàu từ sự cần cù và tinh thần ham học hỏi, có thể họ không có kiến thức hàn lâm nhưng kiến thức thực tế mà họ trải nghiệm còn quý giá gấp nhiều lần.
Tôi không tự tin là mình có thể làm được như họ – những người vĩ đại, thiên tài, xuất chúng, nhưng ngoài kia có biết bao thanh niên trẻ bước ra khỏi vòng tay bố mẹ, hùng hồn tuyên bố con sẽ không học Đại học, con sẽ kinh doanh, con sẽ tự thân vận động, khi con cần bố mẹ sẽ giúp nhưng con sẽ vẫn là người chịu trách nhiệm về cuộc đời mình… Những người như vậy, họ không cần học Đại học. Vâng, bạn có thể nói là không có kiến thức cơ bản thì làm sao làm được nghề? Có thể họ không có kiến thức nhưng kiến thức con người từ đâu ra? Vâng, chính là từ kinh nghiệm, từ những thất bại, vấp ngã của chính họ, họ đứng lên và trưởng thành hơn gấp nhiều lần. Với tôi, bạn không thể bắt tôi làm như họ được, tôi muốn học Đại học không chỉ vì công việc mà vì đó là sở thích ham học hỏi của tôi, tôi không muốn ra khỏi trường bây giờ, không phải tôi tự ti về bản thân mà tôi nghĩ tôi chưa sẵn sàng cho cuộc sống. Họ mạnh mẽ hơn tôi, vững vàng hơn tôi, và họ làm được. Còn tôi, đương nhiên tôi cũng sẽ làm được. Và tấm bằng Đại học của tôi không phải là vô ích khi tôi biết học hỏi từ mọi người xung quanh, biết ứng dụng những kiến thức vào thực tiễn, để sách vở không phải là vô ích.
Có những người chưa trưởng thành, chưa xác định mục tiêu sống của mình, họ cũng có thể bước vào trường Đại học và rồi thất vọng vì không yêu thích các môn học trong trường, thi lại trường khác cũng như thế. Và rồi cuối cùng, họ ra trường với một tấm bằng Đại học bậc trung, khó có khả năng xin được việc chứ đừng nói đến thành công. Nhưng tôi không nói họ sẽ không thành công. Xã hội sẽ tôi luyện họ, từ một sinh viên mới ra trường, họ lăn xả vào thương trường, hun đúc con người họ trở nên rắn rỏi hơn. Vài năm không xin được việc là chuyện bình thường, nhưng đừng nản chí. Những thất bại sẽ là bài học và ít ra cuối cùng họ cũng rút được kinh nghiệm và rồi đi đến thành công. Tôi nhắc lại, thành công không chỉ là giàu có, nhà cửa, xe hơi, vàng bạc mà là đạt được những gì mình muốn.
Các bạn hãy thử nghĩ xem, một trường có khoảng trên 50.000 hồ sơ thi mà chỉ tiêu của trường chỉ có 2000. Vậy phải chăng gần 50.000 thí sinh thất vọng? Tôi hiểu nhóm thực hiện muốn động viên các bạn thí sinh thi Đại học không đỗ. Tôi nghĩ rằng Đại học là cánh cửa vào đời và dẫn tới một sự nghiệp thành công cũng có phần đúng, nhưng không phải là tất cả. Không phải tất cả các sếp ở các doanh nghiệp đều học Đại học ngay từ đầu, không phải các trưởng nhóm đều có bằng Đại học… Hơn nữa, bây giờ điều kiện học tiếp lên bậc cao hơn cực kỳ mở. Nếu các bạn chưa đỗ Đại học, các bạn có thể chọn một bậc học thấp hơn, sau này có điều kiện sẽ đi học tiếp cũng không sao mà. Hoặc các bạn có thể chọn một nghề nào đó cũng được. Tôi có người anh chỉ học Trung cấp, bây giờ đã hoàn thành chương trình Đại học và là kỹ sư trưởng của một tập đoàn lớn, một người khác khởi đầu là học công nhân, bây giờ đã có bằng Tiến sĩ và là sếp đứng đầu của một cơ quan, một người thầy khác cũng từ Trung cấp mà bây giờ đã là Giáo sư đầu ngành.
Tấm bằng Đại học có thể là công cụ nhanh nhất đến với thành công nhưng chưa chắc với một tấm bằng đẹp như mơ bạn có thể xin vào được vị trí đẹp. Bạn đang phản đối tôi đấy ư? Tại sao ư? Vâng, có một số Công ty rất xem trọng bằng Đại học nhưng một số còn lại thì không, họ phỏng vấn tuyển nhân viên qua cách họ ứng xử và kiến thức xã hội, cách giao tiếp tốt chứ thậm chí không thèm nhìn vào tấm bằng Đại học của bạn. Vậy chắc bạn nghĩ tôi khuyên bạn đừng học Đại học nữa mà vào trường đời luôn phải không. Không phải. Ý tôi là học Đại học rất tốt nhưng ngoài học trên trường ra, bạn còn phải biết đi ra xã hội, năng nổ hoạt động, giao tiếp xã hội, học hỏi kinh nghiệm từ tiền bối hay bạn bè, sẽ có nhiều kiến thức nghề nghiệp mà chính những môn học sẽ không dạy bạn đâu mà chính là những con người ngoài kia đấy.
Muốn thành công thì hãy khôn ngoan, không phải là thích gì làm nấy mà là trước khi hành động phải suy nghĩ cho kĩ. Trước khi nói với bố mẹ là mình sẽ không học Đại học, hãy xác định bạn sẽ làm gì, nghề gì, như thế nào, có kĩ năng, kiến thức cơ bản hay chưa thì mới ra quyết định nhé! Chính Bill Gates khi còn nhỏ là một cậu bé giỏi điện máy trong khi bố mẹ cho cậu vào học Harvard với hi vọng cậu trở thành bác sĩ, nhưng cuối cùng với khả năng máy móc và bộ óc thông minh, Bill Gates đã chẳng cần tấm bằng Đại học, cử nhân gì mà trở thành tỷ phú nổi tiếng thế giới. Đương nhiên, tôi không phải Bill Gates, bạn cũng vậy, tôi không phải thiên tài nhưng chúng ta đều có thể là thiên tài. Cánh cổng thành công không chỉ mở cửa cho những cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ mà còn rất rộng đường cho những người biết ước mơ và nghị lực. Bạn thành công là khi bạn có sở trường và niềm đam mê với nó.
Như vậy, nếu các bạn chưa thi đỗ Đại học thì cánh cửa cuộc đời đâu phải đã khép lại. Các bạn hãy tự tin, bằng nhiều con đường đi tới thành công nhé!
Bình luận về câu nói: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Dàn ý
I. MỞ BÀI :
– Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời.
– Xã hội trân trọng và tôn vinh những người học cao hiểu rộng, dành cho họ những chức danh đẹp đẽ, coi họ là hiền tài, là nguyên khí quốc gia.
– Trước ngưỡng cửa cuộc đời, xu hướng chung của thế hệ trẻ ngày nay là lựa chọn cho mình con đường vào Đại học. Nhiều người cho rằng : Chỉ có vào Đại học thì cuộc đời mới có tương lai.
– Tuy vậy, không phải ai cũng nhất thiết phải vào Đại học thì mới thành danh, thành tài, thành công trong sự nghiệp.
II. THÂN BÀI :
1. Tầm quan trọng của bậc Đại học :
– Khoảng 800 năm trước, ở Việt Nam đã có trường Đại học đầu tiên là Văn Miếu Quốc Tử Giám đặt tại kinh thành Thăng Long, là nơi đào tạo ra các bậc hiền tài nổi tiếng, có nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. (Dẫn chứng).
– Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc phát triển bậc Đại học. Mấy chục trường Đại học đã đào tạo, cung cấp hàng triệu kĩ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, giáo viên, các nhà khoa học, sĩ quan cao cấp… đóng góp đáng kể vào thắng lợi rực rỡ của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của trường Đại học lại càng quan trọng vì đó là nguồn cung cấp lực lượng cán bộ, chuyên gia nòng cốt trong các lĩnh vực.
2. Thế nào là cuộc sống có tương lai ?.
– Ai cũng muốn cuộc sống của mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Đó là có việc làm ổn định, phù hợp với sở thích và sở trường, có thu nhập cao, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo, cống hiến được nhiều cho xã hội; có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp riêng và chung.
– Đó là nền tảng để bản thân có thể phấn đấu trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà quản lí tài năng hoặc nhà khoa học nổi tiếng…
3. Ngoài bậc Đại học, mọi người vẫn có thể thực hiện ước mơ tạo dựng tương lai của bản thân bằng những con đường khác nhau.
– Nhu cầu của cuộc sống phát triển ngày càng cao, đòi hỏi xã hội phải có một đội ngũ lao động đông đảo, đa nghề, đa trình độ. (Dẫn chứng).
– Các nhóm làm việc gồm nhiều người với nhiều trình độ nhưng nếu hòa hợp, ăn ý sẽ bảo đảm chất lượng và hiệu quả cao trong công việc.
– Mỗi cá nhân có thể thực hiện ước mơ vào Đại học bằng nhiều con đường khác nhau (qua trung cấp, cao đẳng, lên Đại học), nếu hoàn cảnh không cho phép vào ngay Đại học chính quy.
– Không phải ai tốt nghiệp Đại học cũng có tương lai rực rỡ. Vấn đề tự học là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại trong sự nghiệp của mỗi người. Ngoài việc học ở trường, chúng ta còn phải không ngừng học hỏi trong cuộc sống, hay còn gọi là trường đời.
III. KẾT BÀI :
– Trong xã hội có rất nhiều nghề. Người xưa đã dạy : Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
– Mỗi người cần kiên trì tự học để nắm vững chuyên môn ngành nghề của mình. Nếu có quyết tâm và nghị lực vươn lên thì nhất định tương lai của bản thân sẽ tươi sáng và cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc.