Bệnh huyết áp cao đang có xu hướng "trẻ hóa"?
(Ảnh minh họa) 1. 7-10% người dưới 30 tuổi có triệu chứng cao huyết áp Số người trẻ tuổi mắc bệnh huyết áp cao đang ngày một nhiều lên, làm tuổi thọ con người giảm đi. Trong một công trình nghiên cứu với những người dưới 30 tuổi thuộc đủ mọi ngành nghề cho thấy số người trẻ ...
(Ảnh minh họa)
1. 7-10% người dưới 30 tuổi có triệu chứng cao huyết áp
Số người trẻ tuổi mắc bệnh huyết áp cao đang ngày một nhiều lên, làm tuổi thọ con người giảm đi. Trong một công trình nghiên cứu với những người dưới 30 tuổi thuộc đủ mọi ngành nghề cho thấy số người trẻ bị huyết áp cao ngày càng tăng (chiếm 7-10%) trong đó phân nửa là do tinh thần căng thẳng và áp lực cuộc sống gây ra.
Chứng huyết áp cao ở người trẻ thường nằm trong độ tuổi từ 20 đến 30. Lẽ ra, mạch máu của họ đàn hồi tốt, huyết áp cũng rất ổn định. Nhưng qua điều tra cho thấy, 7-10% số này huyết áp ở trạng thái khác thường. Đây quả là điều đáng lo ngại.
2. Thay đổi môi trường làm việc cũng làm huyết áp tăng cao
Có một thanh niên khỏe mạnh được chuyển tới thành phố làm việc. Một năm sau, trong một cuộc kiểm tra sức khỏe, thật bất ngờ, anh phát hiện ra mình có hiện tượng huyết áp cao. Mới 26 tuổi, mà huyết áp anh ta ở mức 170 -195mmHg, quá cao rồi.
Trước kia, nhịp sống và công tác ở nơi cũ tương đối chậm, sau khi được điều lên thành phố cuộc sống và công tác đều rất bận rộn. Tinh thần do vậy luôn căng thẳng, chịu mọi áp lực và thế là huyết áp tăng cao lên.
Tuy được chữa trị bằng nhiều cách, nhưng huyết áp anh ta vẫn không giảm được. Mãi 5 năm sau, được điều trở lại làm việc ở nơi cũ, thì chẳng bao lâu sau, huyết áp của anh ta lại trở lại bình thường, sức khỏe cũng tốt lên. Quả thật lạ lùng.
3. Huyết áp của học sinh sinh viên cũng bắt đầu thay đổi
Theo kết quả điều tra, trước mỗi kỳ thi, khoảng 15% số học sinh sinh viên huyết áp hơi cao lên nhưng sau khi thi cử xong, chỉ còn 95 trong số trên huyết áp hơi cao.
Điều này cho thấy, phải có tới 6-7%, số sinh viên trước khi thi phải thức đêm học bài, do đó căng thẳng và mệt mỏi mà sinh ra huyết áp cao.
4. Tinh thần căng thẳng và áp lực công việc là nguyên nhân lớn nhất gây ra huyết áp cao.
Khuynh hướng huyết áp cao tăng lên ở người trẻ tuổi thường ở thành phố lớn hơn nông thôn. Nguyên nhân chính là do nhịp sống ở thành phố quá căng thẳng, gây áp lực lớn cho mọi người.
Xã hội hiện đại ngày nay thay đổi rất nhiều, ngày càng phức tạp. Đặc biệt là thanh niên, trước những thay đổi đó, tâm lý và tinh thần luôn căng thẳng. Trong cuộc sống căng thẳng và đầy áp lực mà trạng thái tinh thần lại luôn lo lắng như vậy, rõ ràng ảnh hưởng xấu tới huyết áp.
Đương nhiên sự căng thẳng và áp lực này tác động tới mọi tầng lớp. Nhưng những người trẻ tuổi, vì thiếu kinh nghiệm cuộc sống nên dễ bị căng thẳng hay hưng phấn, do đó áp lực càng nặng nề hơn. Mặt khác, thanh niên luôn muốn trở thành lớp người mới giàu có nên buộc phải xông lên phía trước. Vấn đề chính ở đó.
Ngoài ra, rất nhiều thanh niên ỷ lại vào sức trẻ mà không chú ý đến sức khỏe. Họ hút thuốc, uống rượu bia và cà phê vô độ, thức đêm chơi bài... cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao.
5. Hội chứng huyết áp cao ở những thành phố chỉ là tạm thời
Những người trẻ sống ở thành phố dễ mắc "Hội chứng huyết áp kiểu thành phố" mang tính tinh thần. Do vậy chỉ cần loại trừ nguyên nhân tinh thần. Do vậy chỉ cần loại trừ nguyên nhân tinh thần, huyết áp sẽ tự hạ xuống, loại huyết áp cao này chỉ mang tính tạm thời.
Nếu sớm lọai trừ những căng thẳng tinh thần và áp lực thì sẽ không xảy ra vấn đề gì. Nhưng nếu coi nó là loại bệnh tạm thời mà không chú ý giữ gìn sức khỏe thì bệnh có thể xấu đi, gây nguy hiểm.
Người trẻ bị bệnh huyết áp cao rất ít, nếu có thì phần lớn là do di truyền. Nhưng bị bệnh di truyền cũng không nên lo lắng nhiều, chỉ cần có thói quen ăn uống tốt là có thể tránh gây ra hiện tượng huyết áp cao.
6. Sau mỗi lần huyết áp tăng cao
Người ta tiến hành điều tra đối với những người tinh thần dễ bị căng thẳng và chịu áp lực trong 10 năm liền. Họ thấy rằng: những người đó huyết áp thường xuyên tăng cao tạm thời, và 10 năm sau thì phần lớn trong số họ đều trở thành người bị huyết áp cao nguyên phát.
Sự căng thẳng tinh thần gây ra hiện tượng cao huyết áp tạm thời. Thông thường, sau khi nguyên nhân gây ra căng thẳng biến mất hiện tượng huyết áp cao cũng mất theo. Trong xã hội cạnh tranh một số người rất bình thản đối đầu với thách thức nhưng đa số đều có tâm trạng căng thẳng. Khi căng thẳng, huyết áp của họ sẽ tăng lên, khi hết căng thẳng, huyết áp sẽ xuống. Hiện tượng này nếu cứ lặp lại nhiều lần sẽ thành bệnh cao huyết áp mang tính kế tiếp liên tục.