Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh như thế nào?
(Ảnh minh họa) Trong 5 năm sau khi mãn kinh, hiện tượng mất chất khoáng ở xương gia tăng rất nhanh: Trong 10 năm sau có 1/3 số phụ nữ bị chồng đốt sống rồi sau đó là gãy xương dài, chủ yếu là cổ xương đùi. Đây là hậu quả của sự phá hủy tế bào xương liên quan đến hai khía cạnh: - ...
(Ảnh minh họa)
Trong 5 năm sau khi mãn kinh, hiện tượng mất chất khoáng ở xương gia tăng rất nhanh: Trong 10 năm sau có 1/3 số phụ nữ bị chồng đốt sống rồi sau đó là gãy xương dài, chủ yếu là cổ xương đùi. Đây là hậu quả của sự phá hủy tế bào xương liên quan đến hai khía cạnh:
- Một phần là do mất tổ chức của cấu trúc bè xương.
- Mặt khác là do tình trạng giảm số lượng của khối lượng xương.
Dần dần, hiện tượng loãng xương được hình thành khi khối lượng xương vượt quá ngưỡng gãy xương. Hiện tượng loãng bè xương type 2 xuất hiện đương nhiên từ tuổi 60 đến 65 và dẫn đến sự chồng đốt sống dần dần. Ở cả hai phái nam và nữ, có hiện tượng mất đi rất sớm 1% khối lượng xương từ giữa 30-40 tuổi, sau đó gia tăng rất nhanh (2-3% mỗi năm) ở phụ nữ sau mãn kinh. Như thế, từ 20-80 tuổi, người phụ nữ sẽ mất đi khoảng 50% khối lượng xương.
Hiện tượng loãng xương vỏ (type 2) xuất hiện giữa tuổi 75 và 80 là điều kiện thuận lợi cho một tình trạng rất đáng sợ là gãy đầu trên xương đùi. Ở cả hai phái, hiện tượng mất xương ít, chỉ vào khoảng 0,3-0,5 mỗi năm, nhưng bị mất đến gấp đôi ở phụ nữ mãn kinh.
Hiện tượng loãng xương xảy ra ở phụ nữ theo tỷ lệ giới tính nữ - nam như sau: 6/1 ở tuổi 60, sau đó là 2/1 ở tuổi 80.
Những nguy cơ gãy xương xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh được đánh giá trên phụ nữ da trắng ở tuổi 50 là: 32% gãy đốt sống; 15% gãy cổ xương đùi. Chúng còn cao hơn so với nguy cơ ung thư vú hay ung thư nội mạc tử cung.