Những hiểu biết sai lầm về bệnh cao huyết áp?
(Ảnh minh họa) 1. Huyết áp tăng cao cùng với tuổi tác là hiện tượng bình thường Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt là vào giai đoạn lão hóa, huyếp áp tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên đây cũng không phải là một hiện tượng bình thường, mà rất có hại cho sức khỏe. ...
(Ảnh minh họa)
1. Huyết áp tăng cao cùng với tuổi tác là hiện tượng bình thường
Huyết áp sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt là vào giai đoạn lão hóa, huyếp áp tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên đây cũng không phải là một hiện tượng bình thường, mà rất có hại cho sức khỏe.
Người có huyết áp tối đa cao có nguy cơ gặp phải các tai biến nguy hiểm cao hơn từ 3-6 lần so với người có huyết áp tối đa bình thường. Uớc tính cứ 5 người thì lại có 1 người có huyết áp tối đa cao.
Có biện pháp điều trị với những bệnh nhân đó sẽ phòng ngừa được các bệnh về tim và mạch máu não đối với họ.
2. Căng thẳng cao độ sẽ dẫn đến cao huyết áp
Có một số người già cho rằng thuật ngữ y học "Cao huyết áp" dùng để chỉ những người bị kích thích về tinh thần và bị căng thẳng về thần kinh. Dựa trên quan điểm sai lầm đó mà một số người mắc bệnh cao huyết áp chỉ uống thuốc khi bản thân họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng về thần kinh, kiểu thuốc này chẳng khác gì chúng ta vài viên ampixilin khi cảm thấy nhức đầu.
Nhưng cao huyết áp không chỉ đơn giản là sự căng thẳng về tinh thần, có rất nhiều người sống trong điều kiện thoải mái, nhẹ nhàng mà vẫn bị cao huyết áp. "Cao" ở đây có ý là quá mức, "áp" chỉ áp lực của dòng máu lưu thông lên trên thành mạch. Đối với áp lực máu lưu thông như vậy, nếu không giảm bớt sẽ làm giảm tuổi thọ của con người.
3. Đánh giá bệnh "nặng- nhẹ" bằng cảm giác của mình
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp và tình trạng bệnh tật đôi khi không giống nhau. Triệu chứng rất rõ ràng nhưng đôi khi huyết áp lại không cao. Ngược lại, những người huyết áp rất cao nhưng lại không có triệu chứng gì. Do không nhận biết được các triệu chứng của bệnh, nên họ sẽ không uống thuốc, dần dẫn tới các chứng bệnh khác cũng phát sinh như: tim phì đại, nhồi máu cơ tim.
Người bệnh có cần điều trị giảm huyết áp không? Điều này phụ thuộc vào tuổi tác, chỉ số huyết áp, tình trạng bị tổn thương của các phủ tạng như tim, não, thận và các nhân tố gây nguy hiểm khác. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, dù cho bệnh nhân cao huyết áp không có triệu chứng nào, cũng cần phải tiến hành điều trị giảm huyết áp một cách tích cực.
4. Tự chọn lấy biện pháp điều trị giảm huyết áp cho bản thân
Khi bác sỹ khuyên người bệnh, đồng thời với việc uống thuốc hạ huyết áp hàng ngày, họ cần chú ý đến việc giảm béo, tăng cường luyện tập và bớt ăn những đồ ăn có nhiều muối thì rất nhiều người lại hiểu nhầm họ không cần uống thuốc mà chỉ cần chọn lấy một trong những cách như trên để thay thế cho phương pháp điều trị mà bác sĩ đã chỉ dẫn.
Trên thực tế, tuyệt đại bộ phận những phương pháp ngoài uống thuốc vừa nêu trên chỉ là phương pháp bổ trợ, chứ không thể thay thế được việc điều trị bằng thuốc, cách làm như trên hoàn toàn sai lầm. Đến hiện nay vẫn chưa có căn cứ nào chứng minh được rằng, các phương pháp bổ trợ dùng điều trị cao huyết áp có tác dụng làm giảm tỷ lệ hoặc phòng tránh được các bệnh về tim mạch do cao huyết áp gây nên. Các phương pháp bổ trợ chỉ tạo nên hiệu quả giảm huyết áp nhất định, do vậy chỉ có thể sử dụng nó như một biện pháp bổ trợ trong điều trị mà thôi.
5. Bệnh sẽ điều trị khỏi được hoàn toàn
Rất nhiều người bị bệnh cao huyết áp, sau khi nhờ uống thuốc đã làm cho huyết áp trở lại mức mà theo bác sĩ là bình thường, họ đã tự ý cho phép mình ngừng uống thuốc. Họ cho rằng mình đã khỏe mạnh trở lại, không cần đến thuốc nữa.