24/05/2018, 10:31

Những nhân tố xấu dẫn tới bệnh cao huyết áp?

(Ảnh minh họa) 1. Ăn nhiều muối làm huyết quản co hẹp lại Muối là thực phẩm tất yếu của cuộc sống, nhưng nạp vào cơ thể quá nhiều muối thì lại rất hại. Muối ăn sau khi vào cơ thể phân hóa thành iốt natri, iốt natri thâm nhập vào thành huyết quản, khiến cho huyết quản bị co hẹp ...

(Ảnh minh họa)

1. Ăn nhiều muối làm huyết quản co hẹp lại

Muối là thực phẩm tất yếu của cuộc sống, nhưng nạp vào cơ thể quá nhiều muối thì lại rất hại. Muối ăn sau khi vào cơ thể phân hóa thành iốt natri, iốt natri thâm nhập vào thành huyết quản, khiến cho huyết quản bị co hẹp lại. Ăn quá nhiều muối thì huyết quản càng dễ bị co hẹp lại, làm tắc ghẽn sự lưu thông máu. Tim sẽ phải gia tăng áp lực, để có đủ lực dồn máu lưu thông trong huyết quản đến các cơ quan của cơ thể. Và thế là huyết áp tăng lên cao.

Đồng thời iốt natri có tác dụng tích nước trong cơ thể, gây nên hiện tượng phù nhũng. Huyết áp tăng kèm theo phù nhũng sẽ khiến huyết quản càng thêm căng thẳng, co hẹp, lượng máu lưu thông trong cơ thể lại càng phải tăng cao hơn. Đây là vòng tuần hoàn ác tính thúc đẩy huyết áp của cơ thể tăng lên dần dần.

Đó cũng là lý do vì sao mùa hè huyết áp chúng ta thường thấp hơn, bởi vì ra mồ hôi giúp bài tiết được một phần  lượng muối trong cơ thể, lượng iốt natri cũng theo đó bài thải ra ngoài huyết áp nhờ đó không tăng lên.

2. Dinh dưỡng mất cân bằng cũng khiến huyết áp tăng cao

Mất cân bằng dinh dưỡng bao gồm cả hai mặt. Quá thiếu dinh dưỡng và quá thừa dinh dưỡng.

Chúng ta cần chú ý: Nếu uống rượu quá liều, ăn đường và đồ ngọt vô độ thì lượng mỡ trong máu chắc chắn sẽ tăng cao. Chỉ một phần trong số đó được chuyển hóa thành năng lượng và đường glucô, còn phần thừa ra sẽ tích đọng thành mỡ dưới da, khiến cơ thể phát phì. Một phần khác tích đọng trong mạch máu, gây xơ cứng động mạch. Người thường xuyên ăn mỡ động vật thì lượng cholesterol trong máu cũng tăng lên, tạo thành chất có thể có khả năng thẩm thấu vào phía trước thành huyết quản, khiến huyết quản càng bị hẹp lại.

Người bị xuất huyết não thường phát hiện bệnh do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều mỡ và nhiều prôtêin hoặc nhiều muối. Thói quen ăn uống như vậy rất dễ dẫn đến xuất huyết não và nhũn não. Đường nhiều cũng có trường hợp do nạp quá ít thức ăn trong người khiến cho lượng mỡ và prôtêin trong người bị thiếu hụt, gây nên tràn máu não. Nhưng nói chung, trong đa số người bị bệnh tràn máu não đều là do quá thừa dinh dưỡng, đặc biệt là do ăn quá nhiều đường và muối.

3. Tác hại của sự thừa dinh dưỡng

Cơ thể ở trạng thái tốt nhất khi hoàn toàn tiêu hóa được chất dinh dưỡng thu nạp vào, phần dinh dưỡng quá thừa không thể tiêu hao hết được sẽ tích đọng trong cơ thể gây nên béo phì.

Béo phì sẽ làm tăng áp lực lên tim, bởi khi béo tim cần tăng huyết áp lên cao hơn bình thường để tạo ra áp suất cao truyền máu đến các cơ quan trong cơ thể. trường hợp béo phì do nạp quá nhiều prôtêin hay chất béo động vật, do ăn quá nhiều đồ ngọt và uống nhiều rượu gây nên thì lượng cholesterol và mỡ trung tính trong máu sẽ tăng lên, bám kết trong thành động mạch gây ra xơ cứng động mạch và huyết áp cũng theo đó tăng cao. Những người béo phì cũng dễ bị mỡ bám vào tim, ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tim.

4. Ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì

Cơ hội thưởng thức đồ ngọt trong cuộc sống của chúng ta quá nhiều, nhưng cần nhớ rằng, nếu thu nạp quá 50g đường vào người mỗi ngày thì sẽ khiến lượng mỡ trung tính trong máu tăng lên, gây thừa mỡ. Lượng mỡ thừa sẽ tích đọng dưới da làm ta thành người béo phì.

Một thìa đường nhỏ khoảng 5g, lượng đường trong những lọai bánh kẹo thường thấy như sau; một cái bánh kem nhỏ chứa 30g đường, bánh ga tô xốp không kem chứa 20g đường, một cốc kem chứa 10g đường, một bình nước ngọt chứa 13- 20g đường.

Cả các loại hoa quả ngọt cũng có đường, nên cần chú ý cả khi ăn hoa quả.

5. Luyện tập thể thao và huyết áp

Khi bước vào tuổi trung niên thì rất dễ sinh béo phì, huyết áp của người béo cao hơn của người bình thường và người gầy.

Người ít luyện tập mà lại hay ăn thì càng ăn nhiều càng béo phì, càng béo thì càng lười luyện tập. Vòng tuần hoàn ác tính ấy cứ quay đi quay lại, càng béo thì huyết áp lại càng tăng cao. Vì vậy, để phòng ngừa huyết áp thì nên xây dựng cho mình thói quen chăm chỉ tập luyện.

6. Cách tính thể trọng

Cân nặng vừa phải được tính căn cứ theo số đo chiều cao. Chúng tôi giới thiệu một cách tính đơn giản dễ làm:

Cân nặng vừa phải (kg) = Chiều cao (cm) - 105

Ví dụ như người cao 160cm thì cân nặng vừa phải khoảng 55 kg. Nếu cân nặng của bạn chưa vượt quá 10%, hoặc chưa ít hơn 10% so với chỉ số cân nặng vừa phải trên, thì bạn cũng chưa nên coi mình bị béo phì hoặc gầy. Tức là chỉ số trên dao động 10% lên trên hoặc xuống dưới.

Cách tính thể trọng này rất đơn giản, dễ thực hiện, bạn nên thử tính xem, nếu mình đã vượt qua giới hạn này gầy hay béo thì cần phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng.

7. Các em bé phát phì từ nhỏ sẽ dễ bị cao huyết áp

Các em bé mới vào độ tuổi học tiểu học hoặc trung học đã béo phì quá mức thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, thừa cholesterol sẽ rất cao. Những cô cậu béo phì này sẽ lớn lên thành những người lớn bệnh tật trong tương lai gần. Cần hướng dẫn các em ăn uống để thay đổi thực đơn ăn uống quá thừa dinh dưỡng, và đồng thời áp dụng liệu pháp rèn luyện thể thao. Có như vậy thì mới giúp cho các em phòng tránh bệnh tật ngay từ nhỏ.

8. Thuốc lá là kẻ thù của huyết áp

Mọi người đều biết hút thuốc là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi và cao huyết áp. Thuốc lá chứa nhiều nicôtin, chất này ảnh hưởng xấu đến tim và huyết quản, khiến cho thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, gây co thắt huyết quản và thúc đẩy tim hoạt động mạnh hơn. Như vậy sẽ khiến cho huyết áp tăng cao lên.

Có học giả đã tìm ra được rằng chỉ cần hút một hai điếu thuốc cũng khiến cho huyết áp tăng cao càng hút nhiều thuốc thì càng gây tổn hại cho huyết áp. Theo y học Mỹ thì trong số người tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim và xơ cứng động mạch vành, người hút thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều.

9. Cồn kích thích huyết áp tăng cao

Người thường xuyên uống rượu thì rất dễ bị tác động xấu của cồn lên cơ thể, hay bị xuất huyết não tắc mạch máu não. Lượng cồn trong rượu chuyển biến thành mỡ trung tính trong máu, tích tụ thành mỡ dưới da và bám kết vào thành động mạch, gây xơ cứng động mạch, dồn vào gan gây mỡ trong gan, dồn vào tim gây phù nề tim. Nếu uống quá nhiều rượu thì bất kể rượu nặng hay nhẹ, rượu trắng hay đỏ, đều sẽ bị hậu quả như trên.

Khi uống rượu thì huyết quản sẽ bị giãn nở tức thời, huyết áp xuống thấp tạm thời. Nếu uống quá lượng rượu cơ thể chịu đựng sẽ khiến huyết quản bị tê liệt, sắc mặt và da trở lên trắng bệch, huyết áp duy trì ở mức độ rất thấp và rất dễ đột tử. Hoặc cũng có nhiều trường hợp lượng mỡ trong máu đột ngột tăng cao, gây ra xuất huyết và nhồi máu cơ tim, thường gây tử vong.

10. Cao huyết áp thứ phát

Trong số những người mắc bệnh cao huyết áp có khoảng 5 -10% là do các nguyên nhân khác gây nên chứ không phải do nguyên nhân bẩm sinh. Để chữa cho họ, cần trị dứt các bệnh gây huyết áp cao thì mới khiến cho huyết áp hạ xuống. Nếu không tìm được nguyên nhân nội tại chính gây bệnh cao huyết áp sẽ không ngừng tăng cao. Vì vậy, khi biết mình có bệnh cao huyết áp thì bạn nên nhanh chóng đi làm xét nghiệm toàn bộ để biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

11. Cao huyết áp thể thận

Bệnh  thận và bệnh cao huyết áp có quan hệ chặt chẽ, tạo thành vòng tuần hoàn ác tính. Khi công nặng thận bất thường thì thận lập tức sẽ tiết ra các hóocmôn kích thích huyết áp tăng lên. Ngược lại, bệnh cao huyết áp cũng có thể gây nên bệnh thận.

Bệnh thận cấp tính nếu được chữa trị kịp thời thì huyết áp cũng hạ xuống, nhưng nếu không được chữa trị đúng sẽ chuyển thành bệnh mãn tính, do đó huyết áp cũng sẽ bị duy trì ở mức cao đây là bệnh cao huyết áp thể thận.

Trong các bệnh, bệnh cao huyết áp thể thận thì đáng sợ nhất là cao huyết áp thể thận ác tính. Người mắc bệnh này thường bị bất thường ở huyết quản của một quản thận, khiến cho công năng thận bị tổn thuơng, lập tức gây ảnh hưởng tới não.

Triệu chứng thấy rất đau đầu, đôi khi bị co giật, đầu vú căng nhức, khóe mắt ra máu, thị lực giảm sút, huyết áp khá cao, khoảng từ 120 mmHg. Bệnh này điều trị rất khó không có hiệu quả rõ rệt. Tuy không phổ biến lắm, nhưng người trẻ tuổi mắc bệnh này nhiều hơn người lớn, vì thế các bạn trẻ và trung niên cần chú ý.

12. Bệnh Cushing

Bệnh Cushing là do mọc u ở thận khiến cho hoócmôn thận bị rối loạn, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Triệu chứng bệnh là huyết áp tăng cao, đường trong máu tăng lên, mặt phì ra bất thường, cơ thể béo lên, lông trên người rậm khác thường.

13. Bệnh cao huyết áp, tiểu đường và thống phong

 Ba loại bệnh này có chung một triệu chứng là béo phì. Thông thường, bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường hay đi với nhau, bệnh cao huyết áp và bệnh thống phong cũng hay đi cùng nhau. Nghiên cứu cho thấy, đa số người cao huyết áp đều bị bệnh tiểu đường ở các mức độ khác nhau.

14. Tuyến giáp trạng và sự bất thường hoócmôn nữ

Rối loạn các hoócmôn trong cơ thể rất dễ gây nên cao huyết áp, ở đây chúng tôi xin dẫn ra những trường hợp điền hình nhất.

Người mắc bệnh công năng tuyến giáp trạng hưng phấn quá độ thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoócmôn hơn bình thường, khiến cho thần kinh giao cảm bị kích thích, mạch đập nhanh hơn, huyết áp sẽ bị tăng lên theo. Ngược lại, người bị tổn thương công năng tuyến giáp trạng thì hoócmôn tiết ra ít hơn hẳn, huyết áp bị tụt xuống nên sẽ bị bệnh huyết áp thấp.

Phụ nữ đến khoảng hơn 40 tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, rất nhiều người thường có cảm giác bất an trong tâm lý và phải chịu những thay đổi mạnh trong sinh lý, rõ nhất là tắc kinh. Khoảng thời gian này, hoócmôn trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu giảm hẳn, đau đầu, cứng vai, hoa mày chóng mặt, huyết áp cũng sẽ tăng lên. Các chứng bệnh tiền mãn kinh nếu điều trị bằng liệu pháp hoócmôn thì sẽ giảm được nhiều tác hại, đồng thời cũng có tác dụng hạ huyết áp phần nào.

0