24/05/2018, 10:31

Các nguyên nhân khác của bệnh cao huyết áp?

(Ảnh minh họa) 1. Có thể nguồn gốc từ tinh thần và thần kinh Nếu phải chịu những kích thích mạch của ngoại cảnh trong một thời gian dài, thì rất dễ bị cao huyếp áp. Khi tinh thần căng thẳng, tình cảm bị kích động, đau buồn quá mức...cùng với các nhân tố xấu khác mà không được kịp ...

(Ảnh minh họa)

1. Có thể nguồn gốc từ tinh thần và thần kinh

Nếu phải chịu những kích thích mạch của ngoại cảnh trong một thời gian dài, thì rất dễ bị cao huyếp áp. Khi tinh thần căng thẳng, tình cảm bị kích động, đau buồn quá mức...cùng với các nhân tố xấu khác mà không được kịp thời giải tỏa, kéo dài thì rất dễ dẫn đến sự ức chế và hưng phấn của vỏ não bị rối loạn, chức năng của vỏ não bị mất cân bằng. Từ đó làm mất đi chức năng điều tiết của các mạch máu dưới não tại trung khu thần kinh, dẫn tới các động mạch nhỏ trong toàn bộ cơ thể bị co giật mạnh và các trở ngại có ở mạch máu xung quanh tăng lên, dẫn đến bệnh cao huyếp áp.

2. Nguồn gốc từ tuyến nội tiết

Nếu có những vấn đề về điều tiết chức năng của các cơ quan trong cơ thể sẽ làm cho chất tiết ra từ tuyến thượng thận và giáp trạng tăng. Hai chất này sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể bị co lại, đầu các mạch máu bị thu hẹp, máu lưu thông gặp nhiều trở ngại, từ đó làm cho huyếp áp tăng cao.

3. Có nguồn gốc từ tuyến thận

Đây còn được gọi là thuyết Anđêhít, chất do tuyến thận tiết ra có tác dụng làm căng mạch máu. Khi các mạch máu trong thận hoặc thận có sự thay đổi, chất Anđêhit do thận tiết ra sẽ tăng. Chất này sẽ theo máu đi vào hệ thống tuần hoàn, qua sự tác động của các chất trong gan và phổi, mà gây co mạch máu, đó chính là nguyên nhân của hiện tượng cao huyếp áp.

Người già bị cao huyếp áp nhưng lại có nồng độ chất Anđêhít thấp cũng khá nhiều, có thể đó là một phản ứng sinh lý khi huyếp áp tăng cao. Động mạch thận bị xơ cứng cũng làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết natri của thận, dẫn đến hiện tượng natri bị ứ đọng cùng với dung lượng máu tăng cao.

4. Có nguồn gốc di truyền

Cao huyếp áp và di truyền cũng có những quan hệ nhất định. Theo thống kê, nếu một người trong hai người bố hoặc mẹ bị cao huyếp áp thì có đến 28% con của họ cũng bị bệnh này. Nếu cả hai bố mẹ cùng bị cao huyếp áp, thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyếp áp nguyên phát của con họ sẽ lên tới 40 -50%.

5. Giải thuyết ăn mặn

Hiện nay, người ta vẫn cho rằng lượng muối ăn vào hàng ngày nếu quá nhiều thì sẽ dễ bị cao huyếp áp. Nguyên nhân là các phân tử natri trong muối sẽ thâm nhập vào các động mạch này co lại, lượng máu lưu thông gặp trở ngại, tạo nên co giật ở các mạch máu, làm huyếp áp tăng cao. Thí dụ, những khu vực mà người dân ăn mặn nhiều (như Nhật Bản) tỷ lệ người mắc bệnh này tương đối cao. Ngược lại, ở những khu vực người dân ít ăn mặn thì tỷ lệ mắc bệnh này lại rất thấp (như người Eskimô).

6. Theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền lại có lý luận riêng về cơ chế phát sinh bệnh cao huyếp áp. Họ cho rằng, bệnh này phát sinh là bởi âm dương không điều hòa, mà chủ yếu là do âm hư, dương cường. Bệnh có nguyên nhân từ gan, cũng có thể là do chức năng của hệ thần kinh thực vật mất cân bằng. Nguyên nhân khác là do hệ thống nội tiết mất sự điều hòa về chức năng, giống với lý luận của Y học hiện đại.

 

0